Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý của trẻ: Sự phát triển nhân cách, tình cảm giai đoạn tiểu học

Đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ tiểu học tuy đơn giản nhưng rất phong phú, đa dạng với các mối quan hệ, sự quan tâm cơ bản là mang tính tích cực.

Lứa tuổi trẻ tiểu học là giai đoạn con ngây thơ, trong sáng nhất, trước khi trải nghiệm đủ sắc thái của cuộc sống. Bởi vậy, người ta hay bảo “Trẻ em như búp trên cành.  Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”. Trong giai đoạn này, tâm lý của trẻ phong phú và mở rộng dần các mối quan hệ xã hội.

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học

Đời sống tình cảm của trẻ tiểu học tuy đơn giản nhưng rất phong phú, đa dạng với các mối quan hệ, sự quan tâm cơ bản là mang tính tích cực.

Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ xã hội, phát triển nhận thức, tư duy và chuyển từ giai đoạn từ quan sát trực quan sang tích góp kinh nghiệm. Giáo dục tình cảm cho các em ở lứa tuổi này đóng một vai trò hết sức quan trọng, tảng cho những tình cảm của các em sau này.

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng. Trẻ tiểu học có khả năng kiềm chế cảm xúc còn non nớt. Con trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, trẻ dễ khóc và cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư… Tình cảm dễ thay đổi và chưa bền vững.

Trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học tình cảm chưa bền vững, trẻ dễ cười dễ khóc thất thường

Giáo dục nhận thức tình cảm cho trẻ tiểu học cần sự tế nhị và khéo léo.  Muốn dạy trẻ về lòng tốt, sự hiếu thảo, biết giữ lời hứa…, bạn không thể chỉ tỉ tê bằng lời nói như kiểu “mưa dầm thấm đất”. Thay vào đó, nên dẫn dắt trẻ từ hình ảnh trực quan sinh động, lồng ghép với bài học về nhân cách, tình cảm, đạo đức…

Tốt nhất, nên cho trẻ xem những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích hình ảnh nhiều màu sắc, dạy  về điều tốt. Các trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể giúp con và bạn bè đồng lứa hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài học.

Quá trình nhận thức, phát triển tình cảm, nhân cách gắn liền phát triển năng khiếu. Trẻ tiểu học thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua các tác phẩm tranh vẽ, nặn tượng, cắt giấy…

Bên cạnh chuyện học, cha mẹ nên duy trì cho trẻ đeo đuổi các lớp vẽ, nhạc, kỹ thuật… , giúp con vừa phát triển năng khiếu vừa củng cố tình cảm tích cực.

Tâm lý của trẻ
Vẽ tranh, làm thơ, làm văn vừa giúp trẻ phát triển năng khiếu, vừa là cơ sở xây dựng tình cảm, hình thành nhân cách cho trẻ

Sự phát triển nhân cách của trẻ tiểu học

Khi mới bước vào môi trường học tập cấp tiểu học, trẻ nhút nhát, rụt rè, hoặc có em rất mạnh dạn, chủ động. Nhưng sau vài năm, nét tính cách riêng của trẻ dần hình thành ổn định và phát triển thành nhân cách.

Quá trình phát triển nhân cách
Quá trình phát triển nhân cách sẽ hoàn thiện cùng quá trình nhận thức trưởng thành.

Sự hình thành nhân cách của trẻ tiểu học mang đặc điểm:

  • Hồn nhiên và chính thể: Trẻ bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng
  • Tính tiềm ẩn: nhân cách của trẻ tiểu học lúc này chưa được bộc lộ rõ rệt, cần có tác động để bộc lộ và phát triển
  • Tính cách đang hình thành: Quá trình này đòi hỏi khoảng thời gian lâu dài, phát triển cùng sự phát triển về thể chất và nhận thức…

Trẻ tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành. Nếu hiểu được tâm lý của trẻ, chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốt đẹp, trở thành người con ngoan trò giỏi.