Kỹ năng sống tiểu học bao gồm những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa như trẻ 5-12 tuổi. Con phải tự chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, phản ứng với sự việc trong cuộc sống.
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết cho môi trường mới
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân trẻ có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Trong độ tuổi 6 – 12 tuổi, trẻ tiểu học phải học cách thích ứng cộng đồng mới. Tính cách và hành vi của trẻ không còn đi liền với nhau như khi ở độ tuổi mầm non nữa. Trẻ không thể thích thì đánh bạn, hoặc tè dầm, mà phải có cách ứng xử, kỹ năng phù hợp với xã hội, biết tuân theo các chuẩn mực, tôn ti trật tự.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học luôn cần thiết. Bố mẹ chính là người có tác động trực tiếp nhất đến trẻ, hình thành nhân cách con người khi trẻ trưởng thành.
10 kỹ năng sống tiểu học cần dạy cho trẻ
Kỹ năng sống tiểu học không phải là việc gì sâu xa. Nói nôm na, kỹ năng này giúp trẻ tự ý thức việc mình làm, và làm thế nào cho đúng.
Tự giặt quần áo
Quần áo trẻ kích thước nhỏ nhắn vừa tay. Bạn nên dạy con từng bước xả nước – ngâm xà phòng – chà nhẹ – vắt khô – phơi. Con phải biết chăm sóc bản thân mình bằng việc giặt giũ. Nếu dùng máy giặt, bạn nên dạy con cách ấn nút giặt cơ bản và phơi quần áo.
Dạy con cách xác định hướng
Kỹ năng tiểu học cần dạy sớm, giúp con đề phòng trường hợp bé bị lạc đường. Bé cần phải biết cách xác định hướng về nhà, cách đọc bản đồ.
Tự điều trị vết thương nhỏ
Tập cho con cách tự chăm sóc vết trầy xước, vết cắt nhỏ, bình tĩnh khi thấy máu. Bạn nên tổ chức tủ thuốc gia đình, đặt vừa tầm tay con và dạy con cách cầm máu, cách dán băng cá nhân.
[remove_img id=235]
Học cách trồng cây
Học cách trồng cây từ hạt mang lại cho con trẻ hiểu biết tự nhiên về thế giới. Đồng thời, trẻ được học về sự nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm. Điều cha mẹ cần làm là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho con: Hạt giống, đất trồng, dụng cụ trồng cây, cách chăm sóc…
Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản
Từ 6 tuổi, trẻ đã có thể vào bếp giúp mẹ làm những việc lặt vặt như rửa rau, trộn xà lách. Trẻ 7 – 8 tuổi có thể đo lượng nước và bắt nồi cơm điện. Trẻ 10 tuổi có thể tập cầm dao cắt gọt và chuẩn bị bữa ăn.
Kỹ năng làm việc nhà
Dạy con làm việc nhà, với các kỹ năng cách may vá cơ bản để “giải cứu” tình trạng áo quần rách, đứt nút rất quan trọng. Trẻ không chỉ học kỹ năng may vá mà còn biết cách chuẩn bị trang phục chỉn chu, ăn mặc lịch sự.
Với trẻ 11 – 12 tuổi, những kỹ năng đóng đinh, thay cầu chì điện trong nhà giúp con thêm chủ động trong cuộc sống.
Dọn vệ sinh phòng tắm/ phòng ngủ
Việc này có thể dạy cho con ngay khi con 7 – 8 tuổi. Cho con đeo găng tay, dùng nước rửa và bàn chải cọ rửa sàn nhà tắm, lau các dụng cụ nhà tắm…
Với phòng ngủ riêng, trẻ cần biết cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong và dọn giường sau khi thức dậy.
Viết và gửi thư
Tập cho con viết và gửi thư tay cho ông bà, cha mẹ, bạn bè. Khi viết thư tay, có những quy tắc về ghi địa chỉ, cách hành văn, cách bày tỏ cảm xúc… Kỹ năng viết thư giúp trẻ nâng cao khả năng viết lách và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Khi nhận được thư, bạn đừng quên dạy con viết thư hồi đáp sao cho lịch sự, nhã nhặn.
Dạy con cách thoát thân khi gặp đám cháy
Đây là kỹ năng sinh tồn mà trẻ nên biết, vì việc cháy nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu. Có được những kỹ năng thoát hiểm này, con sẽ chủ động bảo vệ sức khoẻ và sinh mệnh mình.
Dạy con cách chi tiêu tiền
Dạy cho con hiểu về tiền bạc, về cách tiêu tiền có thể bắt đầu khi con vào lớp 1. Bạn nên dạy con tiết kiệm bằng heo đất, dành dụm tài khoản riêng cho mình. Trẻ sẽ tự chi trả một số món đồ chơi, những khoá học của riêng mình. Dạy con chi tiêu tiền giúp con chủ động hơn trong cuộc sống.
Kỹ năng sống tiểu học rất quan trọng với trẻ 6-12 tuổi, do đó ba mẹ nên tìm hiểu kỹ để hướng dẫn con. Với 10 kỹ năng trên, bạn có thể yên tâm rằng con có thể tự chủ cuộc sống của mình, tự chăm lo cho bản thân.
Gia Nguyên