Categories
Dạy con Nuôi dạy con

8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc

Dưới đây là một số cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc hơn. Cha mẹ đừng bỏ lỡ nhé! 

1. Bảng cửu chương là gì?

Bảng cửu chương (Multiplication Tables) là bảng ghi lại các phép tính nhân từ 1 đến 9 của một số cụ thể. Đây là dụng cụ thường được sử dụng trong giáo dục cơ bản để giúp học sinh học nhớ các phép nhân cơ bản

Bảng cửu chương thường có 10 hàng và 10 cột. Đây là một bản ghi nội dung Phép nhân của các số từ 1 đến n, với n thường là 9 hoặc 10. Bảng cửu chương giúp học sinh nhanh chóng tìm ra kết quả của các phép nhân và phát triển kỹ năng tính toán cơ bản.

Lớp mấy học bảng cửu chương? Ở tại Việt Nam thì các em tiểu học lớp 2 sẽ bắt đầu được cho học bảng cửu chương trong sách giáo khoa. Các em sẽ được tiếp cận với bảng cửu chương 9 số để phục vụ cho việc làm các bài toán cơ bản dành cho học sinh tiểu học.

hình ảnh bảng cửu chương từ 2 đến 9
Hình ảnh bảng cửu chương từ 2 đến 9

2. Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc

Dưới đây là những chia sẻ về cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. 

2.1 Liên hệ giữa phép nhân và phép cộng

Thực chất phép cộng và phép nhân có liên kết chặt chẽ với nhau. Một số nếu nhân với một số n nào đó thì chính là cộng với chính nó n lần. Việc dạy sự liên hệ giữa phép nhân và phép cộng sẽ hạn chế tình trạng bé chỉ nhồi nhét học thuộc phép nhân nhưng không hiểu lý do vì sao bé phải học. Đây còn là cách dạy bé học bảng cửu chương thuộc vô cùng nhanh chóng. 

Nếu trẻ có bất chợt quên bảng cửu chương trẻ vẫn có thể áp dụng sự liên kết của phép cộng để tính ra kết quả đúng.

2.2 Nhớ nhanh bảng cửu chương qua bài hát

Hiện nay trên các nền tảng xã hội có khá nhiều bài hát, đồng dao, vè, video có kèm nhạc dạy bảng cửu chương cho bé. Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc chính là một mẹo giúp bé học bảng cửu chương khá nhanh vì âm nhạc sẽ dễ lặp lại trong đầu, giúp bé vui vẻ, hào hứng học hơn. 

Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc
Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc 

2.3 Sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ

Có nhiều cách để sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ nhằm dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. Mẹ có thể tham khảo thử 2 cách dưới đây:

  • Vẽ hình ảnh liên quan đến bảng cửu chương: Một mẹo thú vị để giúp trẻ học thuộc các kết quả trong bảng cửu chương là vẽ hình ảnh tương ứng. Ví dụ, mẹ có thể vẽ một cái nhà với 9 cửa, mỗi cửa có một số từ 1 đến 9. Hình ảnh này giúp trẻ liên kết số với vị trí cửa và nhớ kết quả tương ứng. Khi trẻ nhìn vào hình ảnh sẽ nhớ được kết quả nhân một cách trực quan và thú vị.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như miếng gạch màu: Hãy yêu cầu trẻ xếp các miếng gạch theo thứ tự của bảng cửu chương. Mỗi miếng gạch có một số từ 1 đến 9. Khi trẻ xếp các miếng gạch theo đúng thứ tự, trẻ sẽ ghi nhớ kết quả của từng phép nhân và thấy được sự tương đồng giữa các phép tính.

Việc sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ giúp trẻ kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc và sự tương tác để học bảng cửu chương một cách trực quan và thú vị. Điều này tạo ra môi trường học tập đa diện và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

2.4 Áp dụng việc tính nhân vào thực tế

Trong đời sống hàng ngày có nhiều dịp phải sử dụng đến phép tính nhân như tính tiền mua trái cây, tính số lượng bánh kẹo,… Những lúc này mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tự thực hiện các phép tính này. Việc học đi đôi với hành chính là một cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc vô cùng hiệu quả.

2.5 Học bảng cửu chương qua bảng tính của nhà toán học Pythagoras

Có một cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc đó chính là dựa vào bảng tính Pythagoras. Trong Bảng tính Pythagoras, các con số nằm trên hàng ngang và hàng dọc đối xứng qua chúng đều giống nhau. Nhìn vào đó, bộ não của trẻ được điều chỉnh để phát hiện sự đối xứng, từ đó hiểu được bản chất của phép nhân là như thế nào. Khi hiểu bản chất của sự việc, trẻ sẽ nhớ lâu và dễ dàng hơn.

Để biết kết quả phép nhân chỉ cần gióng số ở hàng ngang và hàng dọc với nhau. Kết quả chính là điểm giao nhau của hai đường gióng. Ví dụ, khi gióng số 3 ở hàng ngang với số 5 ở hàng dọc. Ta thấy điểm giao nhau giữa hai đường là số 15. Như vậy, kết quả của phép nhân 3 x 5 = 15.

cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc
Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng bảng tính Pythagoras

 

2.6 Học qua các phép hoán đổi

Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng phép tính hoán đổi phù hợp với các phép nhân với số nhỏ như 2, 3, 4, 5 vì các phép tính số nhỏ bé dễ nhớ hơn. Mẹo học bảng cửu chương nhanh thuộc này như sau: Đối với các phép nhân số lớn với số nhỏ, ví dụ như 8 x 2, 6 x 3, 7 x 4,… cha mẹ hãy dạy bé đảo ngược phép tính lại thành 2 x 8, 3 x 6, 4 x 7 để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn. Bé sẽ hiểu rằng kết quả của phép nhân không thay đổi dù thứ tự của các số được hoán đổi. Trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong việc áp dụng kiến thức toán học.  

[recommendation title=”Xem thêm:”]

9 các loại hình trí thông minh là gì? Trẻ đang sở hữu loại trí tuệ nào?

[/recommendation]

2.7 Đọc ngược bảng cửu chương

Thay vì đọc bảng cửu chương theo thứ tự từ trên xuống, trẻ có thể thử đọc ngược từ dưới lên. Ví dụ, thay vì đọc từ phép tính 2 x 1, 2 x 2, 2 x 3,… trẻ có thể đọc ngược từ phép tính 2 x 9, 2 x 8, 2 x 7,… Cách dạy này đòi hỏi trẻ phải tư duy ngược lại và nhìn thấy sự tương quan giữa các phép nhân, từ đó bé có thể học thuộc bảng cửu chương nhanh. 

Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng cách đọc ngược bảng cửu chương
Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng cách đọc ngược bảng cửu chương 

2.8 Học bằng cách đếm “nhảy cóc”

Cách đếm “nhảy cóc” hay đếm bỏ qua đơn vị cũng là một cách dạy học bổ trợ giúp bé học thuộc bảng cửu chương nhanh nhờ hiểu rõ bản chất của chúng. 

Ví dụ: Bắt đầu với bảng cửu chương 4. Mẹ hãy cho bé đếm từ 4, sau đó đếm đến 8, 12, 16… Mỗi lần đếm như vậy, con có thể hình dung được từng phép nhân lần lượt là: 4 x 1 = 4, 4 x 2 = 8, 4 x 3 = 12,…

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng bé vãn lười học bảng cửu chương thì mẹ có thử tham khảo 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung.

[key-takeaways title=”8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc”]

  1. Liên hệ giữa phép nhân và phép cộng
  2. Nhớ nhanh bảng cửu chương qua bài hát
  3. Sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ
  4. Áp dụng việc tính nhân vào thực tế
  5. Học bảng cửu chương qua bảng tính Pythagoras
  6. Học qua các phép hoán đổi
  7. Đọc ngược bảng cửu chương
  8. Học bằng cách đếm “nhảy cóc”

[/key-takeaways]

3. Tầm quan trọng của bảng cửu chương

Bảng cửu chương có tầm quan trọng lớn trong quá trình học và phát triển của một học sinh. Việc học bảng cửu chương có thể giúp ích cho trẻ trong nhiều việc như:

  • Xây dựng nền tảng tính toán cơ bản: Bảng cửu chương giúp học sinh hiểu và nhớ các phép nhân cơ bản từ 1 đến 9. Đây là những phép tính quan trọng trong các bài toán học và trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tăng cường tốc độ tính toán: Bằng cách nắm vững bảng cửu chương, học sinh có thể tính toán nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này giúp trẻ tiết kiệm thời gian trong quá trình giải các bài tập toán học và cải thiện kỹ năng tính toán của mình.
  • Phát triển kỹ năng logic: Học sinh khi học bảng cửu chương phải tìm hiểu mô hình quy tắc nhân, từ đó phát triển kỹ năng logic và tư duy toán học. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến việc giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.
  • Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày: Bảng cửu chương không chỉ hữu ích trong việc giải toán, mà còn có ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi tính tiền, chia sẻ số lượng vật phẩm, tính diện tích, thực hiện công việc tự nhiên, và nhiều hơn nữa.

[inline_article id=328347]

Trên đây là 8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. Việc bé học một kiến thức mới nào đấy cần nhiều thời gian và sự hướng dẫn tận tình của cha mẹ. Vì vậy, hãy đồng hành cùng con một cách kiên nhẫn, và luôn quan tâm con cha mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm

Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng cho trẻ học tiếng Anh từ quá sớm, lúc trẻ chưa sẵn sàng sẽ không giúp trẻ học nhanh mà còn để lại nhiều vấn đề về khả năng giao tiếp của bé sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhìn thấy tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm để có câu trả lời cho câu hỏi nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi.   

1. Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm

[key-takeaways title=”Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm?”]

Cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích như phát triển khả năng ngôn ngữ (nghe nói đọc viết tiếng Anh) nhanh hơn, tăng cường khả năng tư duy, mở rộng cơ hội học tập và làm việc cả trong nước và ngoài nước. Việc cho trẻ học tiếng Anh sớm có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn một số tác hại nếu không được thực hiện đúng cách hoặc cho trẻ học lúc trẻ chưa thực sự sẵn sàng. 

[/key-takeaways]

Dưới đây là một số tác hại của việc cho trẻ đi học tiếng anh quá sớm:

1.1 Gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ

Trẻ chưa hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mẹ đẻ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt và tiếp thu hai ngôn ngữ cùng lúc. Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là khiến trẻ pha trộn ngôn ngữ, nói tiếng Việt và tiếng Anh lẫn lộn. Trẻ học tiếng Anh quá sớm cũng dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng hoặc phát âm không chính xác. 

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng
Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng 

1.2 Gây áp lực cho trẻ

Một tác hại khác của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là khiến trẻ sợ học. Việc học bất kỳ ngoại ngữ nào đó quá sớm có thể tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ mất đi hứng thú với việc học tập. Trẻ có thể cảm thấy thất vọng và thua kém bạn bè khi không thể theo kịp chương trình học hoặc đạt được kết quả như mong muốn.

>> Xem thêm: 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn

1.3 Gây rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là gì? Rối loạn ngôn ngữ (Language disorder) là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ bao gồm nói thứ tự từ không đúng trong câu, không nhớ từ vựng, “cái ghế” mà nói thành “ghế cái”,…

Do ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh không giống tiếng Việt và đôi khi là đảo ngược nhau, trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt hai ngôn ngữ dẫn đến tình trạng gặp vấn đề về phát âm, ngữ pháp hoặc khả năng giao tiếp.

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh quá sớm là gây rối loạn ngôn ngữ
Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh quá sớm là gây rối loạn ngôn ngữ

1.4 Gây lãng phí thời gian và tiền bạc

Việc cho trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc nếu không hiệu quả. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho trẻ học tiếng Anh để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với khả năng của trẻ.

2. Nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi?

Không có độ tuổi chính xác nào để cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh. Để hạn chế tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm, thời gian bắt đầu cho trẻ học tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, khả năng tiếp thu, cách giảng dạy có phù hợp không,… Dưới đây là một số gợi ý cách cho bé bắt đầu làm quen với tiếng Anh theo từng độ tuổi:

  • Từ 0-3 tuổi: Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất tốt và có thể bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh thông qua các hoạt động chơi, hát, xem phim hoạt hình và nghe nhạc tiếng Anh. Một môi trường ngôn ngữ phong phú và tích cực sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh, từ vựng và ngữ pháp cơ bản.
  • Từ 4-6 tuổi: Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các khóa học tiếng Anh dành cho trẻ em hoặc tham gia các hoạt động tiếng Anh trong trường học. Các hoạt động như học qua trò chơi, câu chuyện bằng tiếng Anh có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và vui vẻ.
  • Từ 7 tuổi trở lên: Trẻ từ 7 tuổi đã có khả năng học về ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh một cách thành thục hơn. Lúc này, trẻ cũng có thể sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp cơ bản.
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp thu của trẻ, cách giảng dạy của cha mẹ, thầy cô
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp thu của trẻ, cách giảng dạy của cha mẹ, thầy cô

3. Lưu ý giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả và an toàn hơn

Bên cạnh chọn thời điểm bắt đầu học tiếng Anh phù hợp, để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả và an toàn hơn, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Xây dựng môi trường học tích cực: Tạo ra một môi trường học tiếng Anh tích cực, sử dụng các hoạt động chơi, câu chuyện, bài hát và phim hoạt hình để làm cho quá trình học vui vẻ và thú vị.
  • Sử dụng tài liệu phù hợp: Chọn tài liệu phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ. Sách, bài hát, video và ứng dụng dành cho trẻ em có thể giúp trẻ phát triển từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh.
  • Thiết lập thời gian học hợp lý: Thiết lập một lịch trình học tiếng Anh phù hợp với sự tập trung, khả năng và sức khỏe của trẻ. Vài buổi học ngắn mỗi tuần có thể hiệu quả hơn là một buổi học dài một tuần.
  • Tạo môi trường sử dụng tiếng Anh cho bé: Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày. Đặt các bảng từ vựng tiếng Anh, dùng tiếng Anh trong các hoạt động gia đình và tham gia vào các cộng đồng tiếng Anh để trẻ có cơ hội áp dụng những gì họ đã học.
  • Hỗ trợ và động viên: Luôn hỗ trợ và động viên trẻ em trong quá trình học tiếng Anh. Tạo ra một môi trường không đánh giá và khuyến khích trẻ thử và mắc sai lầm. Động viên trẻ thông qua việc khen ngợi và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.

>> Xem thêm: Con lười học thì phải làm sao? 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung

[inline_article id=74108]

Hy vọng khi biết tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là gì, cha mẹ sẽ không quá đặt nặng việc cho bé học tiếng Anh sớm nữa cũng như không cố “nhồi nhét” tiếng Anh thật nhiều cho bé khi còn quá nhỏ. Hãy thiết lập kế hoạch học tiếng Anh phù hợp với độ tuổi và năng lực của bé.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bật mí 5 cách dạy tiếng anh cho trẻ lớp 1 tại nhà của giáo viên bản xứ

Vậy, làm thế nào để dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà một cách hiệu quả? Hãy để MarryBaby chia sẻ cho cha mẹ một số tip dưới đây nhé!

1. Trẻ cần chuẩn bị những gì để học tiếng Anh tại nhà?

Trước khi áp dụng các cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà, trẻ cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tâm lý sẵn sàng: Trẻ cần có hứng thú và mong muốn học tiếng Anh. Nếu trẻ không có hứng thú, việc học sẽ trở nên khó khăn và không hiệu quả.
  • Kiến thức nền tảng: Trẻ cần có một số kiến thức nền tảng về tiếng Anh, chẳng hạn như cách phát âm, nhận biết chữ cái, v.v. Nếu trẻ chưa có kiến thức nền tảng, phụ huynh cần giúp trẻ trang bị trước khi bắt đầu học.
  • Môi trường học tập thuận lợi: Môi trường học tập thuận lợi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp thu kiến thức. Phụ huynh cần tạo cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, thoải mái, có đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chuẩn bị những điều sau để giúp trẻ học tiếng Anh tại nhà hiệu quả:

  • Lập kế hoạch học tập: Cha mẹ nên lập kế hoạch học tập cụ thể cho trẻ, bao gồm thời gian học, nội dung học, phương pháp học, v.v. Kế hoạch học tập sẽ giúp trẻ học tập có hệ thống và hiệu quả hơn.
  • Chuẩn bị tài liệu học tập: Phụ huynh nên chuẩn bị tài liệu học tập phù hợp với trình độ của trẻ. Tài liệu học tập cần đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết: Trong bốn kỹ năng, kỹ năng nghe và nói là hai kỹ năng quan trọng nhất trong giao tiếp tiếng Anh. Cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ nghe và nói tiếng Anh thường xuyên.
  • Khuyến khích và động viên trẻ: Trẻ cần được khuyến khích và động viên học tiếng Anh. Khi trẻ đạt được thành tích, cha mẹ nên khen ngợi và thưởng cho trẻ để trẻ có động lực tiếp tục học tập.

>> Xem thêm: 11 cách dạy con của người Mỹ giúp trẻ độc lập, tự chủ

2. Cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà

Dưới đây là một số cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà:

2.1 Tạo môi trường tiếng Anh xung quanh trẻ

 Một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà là cha mẹ cần tạo môi trường tiếng Anh
 Một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà là cha mẹ cần tạo môi trường tiếng Anh

Trẻ em thường học hỏi qua các giác quan của mình. Vì vậy, một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà là cha mẹ cần tạo môi trường tiếng Anh xung quanh trẻ để trẻ có thể tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên. Cách thực hiện: 

  • Treo tranh ảnh, thẻ từ, flashcard tiếng Anh xung quanh nhà.
  • Nghe nhạc, xem phim, đọc sách tiếng Anh cùng trẻ.
  • Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày với trẻ.

2.2 Dạy tiếng Anh thông qua trò chơi

Trẻ em thường thích học qua các trò chơi. Phụ huynh có thể sử dụng các trò chơi để giúp trẻ học tiếng Anh một cách thú vị và hiệu quả. Một số trò chơi tiếng Anh cho trẻ lớp 1 mà phụ huynh có thể tham khảo bao gồm:

  • Trò chơi thẻ từ: Phụ huynh có thể cho trẻ chơi trò chơi thẻ từ bằng cách lật thẻ và hỏi trẻ tên của đồ vật, động vật, màu sắc, v.v.
  • Trò chơi đoán ý: Cha mẹ mô tả một đồ vật hoặc hành động bằng tiếng Anh và yêu cầu trẻ đoán.
  • Trò chơi xếp hình: Bé dán các hình ảnh lên các chữ tương ứng hoặc xếp các chữ cái tiếng Anh lên các miếng ghép.

2.3 Dạy tiếng Anh qua bài hát và video

Trẻ em thường dễ nhớ các bài hát và video. Cha mẹ có thể áp dụng cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà bằng các bài hát và video tiếng Anh để giúp trẻ học từ vựng, phát âm, ngữ pháp, v.v. Một số bài hát và video tiếng Anh cho trẻ lớp 1 cha mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Bài hát “The Alphabet Song”: Bài hát này giúp trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh.
  • Bài hát “Twinkle, Twinkle, Little Star”: Bài hát này giúp trẻ học các từ vựng về thiên nhiên.
  • Video hoạt hình “Peppa Pig”: Video này giúp trẻ học tiếng Anh qua các câu chuyện về cuộc sống của một chú lợn con.
Cho trẻ nghe nhạc tiếng Anh cũng là một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà hiệu quả
Cho trẻ nghe nhạc tiếng Anh cũng là một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà hiệu quả

2.4 Dạy tiếng Anh qua các hoạt động thực tế

Phụ huynh có thể tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động thực tế bằng tiếng Anh, chẳng hạn như:

  • Đọc sách, truyện tiếng Anh: Cha mẹ có thể tham khảo TOP 100+ truyện tiếng Anh cho bé dễ đọc, dễ hiểu và ý nghĩa nhất để đọc truyện cùng bé.
  • Trò chuyện với người bản xứ: Hãy tạo cơ hội để trẻ trò chuyện với người bản xứ, từ đó trẻ có cơ hội thực hành tiếng Anh.
  • Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh: Tại các câu lạc bô tiếng Anh, các thành viên sẽ được tạo nhiều cơ hội để nghe và nói chuyện bằng tiếng Anh cũng như trao đổi về cách học tiếng Anh hiệu quả. Đối với cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 này, cha mẹ có thể không cần phải tự dạy tại nhà mà để bé tự học với bạn bè mới.

Khi học tiếng Anh với người bản xứ hoặc trong câu lạc bộ trẻ có thể dễ nhút nhát, tự ti nếu con chưa dạn dĩ nói chuyện. Mẹ hãy bỏ túi 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn.

2.5 Khuyến khích và động viên trẻ

Một cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà là cha mẹ cần luôn khuyến khích và động viên trẻ học tiếng Anh. Khi trẻ đạt được thành tích, phụ huynh nên khen ngợi và thưởng cho trẻ để con có động lực tiếp tục học tập.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả, trẻ sẽ có thể học tiếng Anh tại nhà một cách hiệu quả và thành công.

Nếu đã áp dụng những cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà nhưng trẻ lại lười học thì cha mẹ đừng lo. Hãy áp dụng 7 phương pháp dạy trẻ lì lợm vô cùng hiệu quả.

Khuyến khích và động viên trẻ khi trẻ học tốt tiếng Anh

3. Một số từ vựng tiếng Anh theo chủ đề cho trẻ lớp 1 học tại nhà

Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh thông dụng cha mẹ có thể dạy cho trẻ lớp 1 tại nhà.

3.1 Từ vựng tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà chủ đề gia đình

Từ vựng Cách phát âm Nghĩa
father /ˈfɑːðə/ Cha
mother /ˈmʌðə/ Mẹ
brother /ˈbrʌðə/ Anh trai
sister /ˈsɪstər/ Chị gái
son /sʌn/ Con trai
daughter /ˈdɑːtə/ Con gái
grandmother /ˈɡrænˈmʌðə/ Bà nội, bà ngoại
grandfather /ˈɡrænˈfɑːðə/ Ông nội, bà ngoại
cousin /ˈkʌzn/ Anh/chị/em họ
aunt /ɑːnt/
uncle /ˈʌŋkəl/ Chú

3.2 Cách dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà chủ đề động vật

Từ vựng Cách phát âm Nghĩa
cat /kæt/ Mèo
dog /dɒɡ/ Chó
horse /hɔːs/ Ngựa
cow /kaʊ/
pig /pɪɡ/ Lợn
sheep /ʃiːp/ Cừu
chicken /ˈtʃɪkɪn/
duck /dʌk/ Vịt
fish /fɪʃ/
bird /bɜːd/ Chim
monkey /ˈmʌŋki/ Khỉ
lion /ˈlaɪən/ Sư tử
tiger /ˈtaɪɡə/ Hổ
elephant /ˈɛlɪfənt/ Voi
bear /beə/ Gấu

3.3 Từ vựng tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà chủ đề trái cây

Từ vựng Cách phát âm Nghĩa
apple /ˈæpl/ Táo
banana /bəˈnænə/ Chuối
orange /ˈɒrɪnʤ/ Cam
grape /ɡreɪp/ Nho
watermelon /ˈwɔːtəmelən/ Dưa hấu
strawberry /ˈstrɒbəri/ Dâu tây
pineapple /ˈpaɪnæpl/ Dứa
mango /ˈmæŋɡəʊ/ Xoài
peach /piːtʃ/ Đào
lemon /ˈlemən/ Chanh

>> Mẹ xem thêm: Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh cho bé đầy đủ và đa dạng nhất

4. Lưu ý về cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà

Trong cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà, cha mẹ nên lưu ý: 

  • Nên dạy từ vựng theo chủ đề, giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và sử dụng.
  • Trong quá trình dạy, hãy sử dụng hình ảnh, đồ vật minh họa để trẻ dễ hình dung từ vựng.
  • Nên lặp lại từ vựng thường xuyên để trẻ ghi nhớ lâu.
  • Tạo cơ hội cho trẻ thực hành sử dụng từ vựng trong giao tiếp hàng ngày.

[inline_article id=226904]

Dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà là một quá trình cần sự kiên trì và nỗ lực của cả phụ huynh và trẻ. Với những cách dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tại nhà hiệu quả trên đây, phụ huynh có thể giúp trẻ học tiếng Anh một cách thú vị và đạt được kết quả tốt. Việc học một ngôn ngữ mới cần nhiều thời gian, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy trẻ. Lưu ý rằng không được quá áp đặt, ép buộc trẻ học. Nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả không lường được.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyển tập 8 bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông thường có nội dung đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ gần gũi với trẻ. Dưới đây là một số bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông mà MarryBaby sưu tầm được.

1. Tuyển tập thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

1.1 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 1

KHUYÊN BẠN

Tu tu! Xình xịch
Con tàu nhanh nhanh
Bạn chớ chơi quanh
Mà tai nạn đấy
Nếu bạn có thấy
Khi tàu chạy qua
Xin hãy tránh xa
Không ném đất đá
Thấy có người phá
Thì hãy báo ngay
Giao thông hàng ngày
Chấp hành cho tốt.

1.2 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 2

BÉ TẬP ĐI XE ĐẠP

Bố mua xe đạp
Mẹ dạy bé đi
Mắt bé trông kia
Tròn xoe chăm chú
Chân đạp hăm hở
Người toát mồ hôi
Mặt rạng rỡ cười
Trông yêu yêu quá!

Ông cười hể hả
Nhắc đi phải đường
Chớ có coi thường
Ô tô, xe máy.

Ngã ba ngã bảy
Xe dừng sang ngang
Đèn đỏ không sang
Đèn xanh đi tiếp
Xe bé rất đẹp
Kinh coong …kính coong…

 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông: BÉ TẬP ĐI XE ĐẠP

1.3 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 3

CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Đầu đội kê – pi
Tay đeo găng trắng
Mặc cho trời nắng
Giữa ngã tư đường.

Gậy chỉ bốn phương
Người người đi đúng
Gậy đưa thẳng đứng
Mọi người dừng tay.

Khi chú dang tay
Hai chiều xuôi ngược
Phía sau, phía trước
Đừng ngại chờ lâu
Mọi người nhắc nhau
Đợi tay chú chỉ.

1.4 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 4

XE CHỮA CHÁY

Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét quanh đường phố
Nhà nào có lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi cứu hỏa
Có ngay! Có …ngay!

>> Xem thêm: 50+ bài đồng dao cho bé mầm non tập nói nhanh, nhạy bén với ngôn ngữ

1.5 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 5

ĐI CHƠI PHỐ

Vịt cùng gà
Đi chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội.
Đèn vàng nổi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh chân
Qua đường nhé!
Ồ vui quá!
Sáng hôm nay
Bao điều hay
Nghe đến thích.

Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông: ĐI CHƠI PHỐ

1.6 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 6

“BÉ VÀ MẸ”

Tan học mẹ đón về
Dắt tay em qua phố
Mẹ luôn luôn nhắc nhở
Đi bộ trên vỉa hè.
Đường rất nhiều loại xe
Nếu sang ngang phải đợi
Đèn xanh mới được đi
Bé ngoan ngoãn thầm thì
Con nhớ rồi mẹ ạ!

1.7 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 7

GIÚP BÀ

Chiều nay đi học về
Trên vỉa hè em thấy
Một bà già chống gậy
Muốn tránh xe qua đường. 

Em vội dừng bước chân
Đến bên bà nói nhỏ
Đường nhiều xe lắm đó
Để cháu dắt bà qua.

Tay em nắm tay bà
Cùng bước qua đường rộng
Chia tay bà cảm động
Khen mãi em bé ngoan.

1.8 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 8

QUA ĐƯỜNG

Qua đường xem trước, ngó sau
Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga
Đèn đỏ, chớ có vượt qua
Rượu bia quá chén, cấm mà lái xe
Lòng đường, phân cách, vỉa hè
Làm chủ tốc độ, nhường xe ngược chiều
“Văn hóa giao thông” cần nhiều
Cùng nhau thể hiện, vạn điều bình an.

Ngoài đọc thơ ra, mẹ có thể Dạy bé kể chuyện để giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo và cho trẻ giải 60+ câu đố IQ theo độ tuổi để giúp bé phát triển mỗi ngày.

2. Cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông

Cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông

Dạy trẻ em kỹ năng tham gia giao thông là một quá trình quan trọng giúp trẻ hiểu và tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi đi đường. Dưới đây là một số cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông:

2.1 Làm gương cho trẻ

Cha mẹ là tấm gương lớn nhất đối với trẻ. Nếu cha mẹ tuân thủ luật giao thông, trẻ sẽ học theo cha mẹ và có ý thức chấp hành luật giao thông hơn.

Khi tham gia giao thông, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ những nguyên tắc cơ bản như:

  • Đi đúng làn đường, không đi ngược chiều.
  • Không vượt đèn đỏ, không đi lạng lách, đánh võng.
  • Không sử dụng điện thoại khi lái xe.
  • Không uống rượu bia khi lái xe.

2.2 Dạy trẻ các quy định giao thông

Hướng dẫn trẻ nhận biết và hiểu ý nghĩa của các biểu tượng giao thông như đèn giao thông, biển báo, vạch đường… Giải thích cho trẻ về mỗi biểu tượng và quy tắc kèm theo.

Cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách đọc sách, xem video, đọc thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông hoặc chơi các trò chơi về an toàn giao thông.

2.3 Dạy trẻ cách đi bộ an toàn

Cha mẹ cần dạy trẻ những quy tắc đi bộ an toàn như:

  • Đi bộ trên vỉa hè, lề đường bên phải.
  • Quan sát kỹ trước khi băng qua đường.
  • Không băng qua đường khi đèn đỏ, khi có xe đang chạy tới.

2.4 Dạy trẻ cách đi xe đạp an toàn

Khi đi xe đạp, cha mẹ nên dạy bé:

  • Đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
  • Quan sát kỹ trước khi rẽ trái hay phải hay khi sang đường.

2.5 Dạy trẻ cách đi xe máy an toàn

Khi trẻ đủ lớn (trên 18 tuổi), cha mẹ có thể dạy trẻ cách đi xe máy an toàn:

  • Sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
  • Đi đúng làn đường dành cho xe máy.
  • Không vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng.
  • Không sử dụng điện thoại khi lái xe.

2.6 Dạy trẻ cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông

Cha mẹ cần dạy trẻ cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông, chẳng hạn như:

  • Khi gặp xe đang chạy ngược chiều.
  • Khi gặp xe đang lạng lách, đánh võng.
  • Khi gặp người đi bộ băng qua đường bất ngờ.

Nếu trẻ bướng bỉnh không chịu nghe cha mẹ dạy, cha mẹ có thể áp dụng 7 phương pháp dạy trẻ lì lợm vô cùng hiệu quả.

[inline_article id=315359]

Việc dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực của cha mẹ. Cha mẹ cần bắt đầu dạy trẻ từ khi trẻ còn nhỏ, và luôn nhắc nhở trẻ thực hiện các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông. Việc cho trẻ đọc các bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông có thể giúp tăng hứng thú khi học về an toàn giao thông.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 siêu thú vị, bé nhớ lâu

Hãy biến nỗi sợ của bé trở thành niềm vui với những cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 thú vị và hiệu quả dưới đây, ba mẹ nhé!

Khó khăn mà bé hay gặp phải khi học phép cộng trừ trong phạm vi 20

Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2 thường gặp một số khó khăn trong cách dạy cộng trừ trong phạm vi 20 như:

  • Không hứng thú trong việc học cộng trừ: Đây là một trong những trở ngại lớn trong cách dạy bé tiểu học phép cộng trừ trong phạm vi 20. Khi còn ở mẫu giáo, trẻ được chơi các trò chơi vui nhộn mà không phải bổ sung nhiều kiến thức bài vở. Chính vì thế, khi học phép cộng trừ, bé sẽ thấy lạ lẫm và khó khăn dẫn đến chán nản.
  • Còn yếu về kỹ năng đếm: Để học được phép công trừ, kỹ năng đếm số vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bé vẫn chưa rành việc đếm số dẫn đến khó làm phép cộng, trừ. Chính vì thế, trước khi dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20, cha mẹ nên dạy bé phép đếm sành sỏi. 
  • Khó khăn trong việc hiểu khái niệm trừ: Khái niệm của phép trừ có thể khó hiểu đối với trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải hiểu rằng trừ có nghĩa là loại bỏ hoặc giảm đi một số lượng từ một số lượng ban đầu.
  • Khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế: Các phép tính cộng, trừ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, học sinh tiểu học thường chưa có nhiều cơ hội để vận dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy các em có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết các bài toán thực tế.
  • Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 của cha mẹ không phù hợp: Nhiều cha mẹ chưa biết phương pháp dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 đúng cách hoặc dạy quá sách vở, cứng nhắc có thể khiến trẻ khó hiểu và không hứng thú.

Khó khăn mà bé hay gặp phải khi học phép cộng trừ trong phạm vi 20

Để giúp bé học nhanh, cha mẹ hãy tham khảo ngay cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 hiệu quả dưới đây nhé!

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy bé học toán Finger Math đơn giản và dễ hiểu

2. Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 hiệu quả

2.1 Dạy bé đếm số thành thạo

Như đã nói, bé thành thạo việc tập đếm vô cùng quan trọng trong việc học làm toán. Chính vì thế, cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 hiệu quả đầu tiên chính là cho bé nhớ được cách đếm các số. 

Mẹ có thể cho bé học đếm ngón tay qua các video sinh động. Sau đó cho bé tập làm phép cộng trừ bằng cách thêm, bớt các ngón tay. Mẹ nên bắt đầu trong phạm vi 10 trước cho bé làm quen rồi mới dạy đến phạm vi 20.

2.2 Sử dụng trò chơi và hoạt động tương tác 

Để việc học cộng trừ trong phạm vi 20 thêm sinh động, thú vị và dễ nhớ, mẹ có thể dạy bé học thông qua các trò chơi đếm số. Ví dụ, mẹ có thể mua các bộ đồ chơi như các con vật, trái cây hoặc thẻ bài.

Ví dụ, mẹ có thể xếp 10 con vật lại gần nhau và ra đề bài là “Trong vườn có 10 con thú, sau đó có thêm 5 con thú được nhận vậy tổng cộng trong vườn thú có bao nhiêu con thú?”

Lúc này nhiệm vụ của bé là lấy thêm 5 con vật bỏ vào và đếm số lượng tổng cộng.

2.3 Sử dụng câu chuyện và vấn đề thực tế 

Một cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 chính là lấy những đồ vật thực tế để đố bé. Ví dụ, trên kệ có 10 cái chén, sau đó mẹ lấy 5 cái chén đi rửa và đố bé số chén còn lại trên kệ là bao nhiêu. Làm như vậy có thể giúp bé học cộng trừ nhanh và những lần sau có gặp bài toán tương tự thì bé sẽ biết cách giải.  

Bên cạnh đó, mẹ có thể dạy cho bé cách kể chuyện thông qua bài toán mà mẹ vừa cho bé làm. Để biết cách dạy bé kể chuyện, mẹ hãy xem Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo.

2.4 Dạy bé tính nhẩm là một trong những cách dạy cộng trừ trong phạm vi 20 

Việc dạy bé tính nhẩm không chỉ giúp bé giải quyết các bài toán cộng trừ trong phạm vi 20 mà còn là nhiều phép toán nan giải khác nữa. Cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 bằng cách tính nhẩm đó là mẹ cần đảm bảo bé nắm chắc các phép tính số có 1 chữ số như 1+1=2, 3+6=9, 7-4=3,… 

Tiếp đến mẹ nên dạy bé tính nhẩm từ hàng đơn vị rồi mới tính tới hàng chục. Ví dụ 15+3, mẹ nên dạy bé tính 5+3=8 trước, sau đó lấy 1+0=1 thì kết quả sẽ ra 18. Tương tự như kiểu đặt tính.

Dạy bé tính nhẩm là một trong những cách dạy cộng trừ trong phạm vi 20 

>> Mẹ xem thêm: 6 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh chóng, nhớ lâu

2.5 Để con làm những phép toán phù hợp với khả năng

Dù mẹ đã biết cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 hiệu quả thế nhưng mẹ không nên bắt bé học quá nhiều tránh dẫn đến việc bé bị quá tải. Mỗi ngày chỉ nên cho bé học khoảng 30-45 phút. Đến khi bé đã thành thạo việc cộng trừ mẹ có thể cho bé nghỉ ngơi một hai ngày rồi nhắc lại bài cho bé nhớ.

Ngoài học Toán ra, mẹ có thể cho bé học thêm từ vựng màu sắc tiếng Anh vừa thú vị vừa giúp bé nâng cao kỹ năng ngôn ngữ.

2.6 Ôn tập kiến thức mỗi ngày cùng con 

Việc duy trì nhắc lại kiến thức cũ là một phương pháp giảng dạy vô cùng hiệu quả vì nó giúp bé ghi nhớ bài học được lâu hơn. Một cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 sẽ vô cùng thiếu sót nếu mẹ không nhắc lại bài cho bé nhớ. Trước và sau khi cho bé làm bài tập thực hành, mẹ có thể dành 15 phút để nói sơ qua về việc đếm số, cách tính nhẩm nhé!

[inline_article id=138854]

Việc dạy con luôn cần phải đòi hỏi nhiều sự kiên trì. Khi áp dụng các cách dạy bé cộng trừ trong phạm vi 20 ở trên, mẹ cần phải kiên nhẫn nhẹ nhàng giải thích cho con để con hiểu. Nếu thấy dù học lâu nhưng khả năng làm Toán của bé vẫn không tiến bộ thì mẹ cũng đừng lo lắng, có thể bé sở hữu Trí thông minh khác chứ không phải trí thông minh Toán học. Hãy cùng tìm hiểu thử Bé nhà mình thuộc loại thông minh nào trong 9 loại trí thông minh nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh cho bé đầy đủ và đa dạng nhất

Hôm nay, MarryBaby sẽ giới thiệu cho bé Bảng từ vựng màu tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao; cũng như một số mẹo học bảng màu tiếng Anh cho bé nhanh thuộc và thuộc nằm lòng.

1. Vai trò của việc cho bé học từ vựng màu sắc tiếng Anh 

Việc cho bé học bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích, cả về mặt ngôn ngữ và phát triển trí tuệ:

  • Mở rộng vốn từ vựng: Việc học từ vựng màu sắc giúp trẻ tăng vốn từ vựng tiếng Anh, từ đó có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.
  • Phát triển khả năng nghe hiểu: Khi cho bé học bảng từ vựng màu sắc, trẻ sẽ được tiếp xúc với cách phát âm của các từ tiếng Anh. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu tiếng Anh, từ đó có thể tiếp thu các kiến thức mới một cách dễ dàng hơn.
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ: Màu sắc là một yếu tố trực quan, dễ ghi nhớ. Việc học từ vựng màu sắc giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ, từ đó có thể học ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn.
  • Phát triển khả năng quan sát: Khi học từ vựng màu sắc, trẻ cần quan sát các vật thể có màu sắc khác nhau. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, nhận thức thế giới xung quanh một cách tốt hơn.

Học giỏi từ vựng, màu sắc cũng là một loại thông minh nữa đấy. Mẹ xem ngay 9 các loại hình trí thông minh là gì? Trẻ đang sở hữu loại trí tuệ nào?

2. Tổng hợp bảng từ vựng màu tiếng Anh cho bé

Dưới đây 2 bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao cho bé. Cha mẹ cũng có thể tham khảo để dạy cho bé.

2.1 Bảng từ vựng màu tiếng Anh cơ bản cho bé

Bé học tiếng Anh màu sắc qua nhóm màu cơ bản sau:

STT Từ vựng Loại từ Phiên âm Dịch nghĩa
1 Red adj /red/ Đỏ
2 Pink adj /pɪŋk/ Hồng
3 Purple adj /ˈpɝː.pəl/ Tím
4 Orange adj /ˈɒr.ɪndʒ/ Cam
5 Green adj /griːn/ Xanh lá
6 Blue adj /bluː/ Xanh dương
7 White adj /waɪt/ Trắng
8 Gray adj /ɡreɪ/ Xám
9 Yellow adj /ˈjel.əʊ/ Vàng
10 Black adj /blæk/ Đen
Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh cơ bản cho bé
Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh cơ bản cho bé

Người Do Thái có nhiều cách dạy con trở thành thiên tài, kể cả việc học màu sắc tiếng Anh cũng là việc dễ dàng. Mẹ đã biết chưa?

2.2 Bảng từ vựng màu tiếng Anh nâng cao cho bé

Dưới đây là bảng từ vựng màu tiếng Anh nâng cao cho bé. Bé có thể sử dụng những từ vựng dưới đây để “flex” với thầy cô và bạn bè.

STT Từ vựng Loại từ Phiên âm Dịch nghĩa
1 Ivory adj /ˈaɪ.vər.i/ Màu ngà
2 Beige adj /beɪʒ/ Màu be
3 Wheat adj  /wiːt/ Vàng đất
4 Khaki adj /ˈkɑː.ki/ Vàng hung (nâu nhạt pha với vàng nhạt)
5 Golden adj /ˈɡəʊl.dən/ Vàng tươi
6 Coral adj /ˈkɒr.əl/ Màu san hô (pha giữa hồng và cam)
7 Salmon adj /ˈsæm.ən/ Màu đỏ-da cam nhạt/ Màu đỏ cá hồi
8 Hot pink adj /ˌhɒt ˈpɪŋk/ Hồng dạ quang
9 Fuchsia adj /ˈfjuː.ʃə/ Hồng vân anh
10 Lavender adj /ˈlæv.ɪn.dər/ Màu tía nhạt
11 Plum adj /plʌm/ Màu mận chín
12 Indigo adj /ˈɪn.dɪ.ɡəʊ/ Màu chàm
13 Maroon adj /məˈruːn/ Màu hạt dẻ
14 Crimson adj /ˈkrɪm.zən/ Đỏ thắm
15 Silver adj /ˈsɪl.vər/ Màu bạc
16 Charcoal adj /ˈtʃɑː.kəʊl/ Màu than chì
17 Pea adj /piː/ Xanh lá
18 Olive adj /ˈɒl.ɪv/ Xanh lá mix vàng sẫm
19 Lime adj /laɪm/ Vàng chanh
20 Teal adj /tiːl/ Xanh mòng két (xanh dương mix xanh lá)
21 Azure adj /ˈæʒ.ər/ Xanh da trời
22 Cyan adj /ˈsaɪ.ən/ Xanh lơ
23 Aquamarine adj /ˌæk.wə.məˈriːn/ Lam nhạt
24 Magenta adj /məˈdʒen.tə/ Hồng đậm

Dưới đây là hình ảnh minh họa chi tiết từng từ vựng màu sắc tiếng Anh nâng cao.

Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh nâng cao cho bé
Bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh nâng cao cho bé

Ngoài học từ vựng màu sắc, vẫn còn một cách giúp bé nhạy bén, phản xạ nhanh với ngôn ngữ. Hãy tham khảo ngay bài này để có câu trả lời.

3. Các mẹo dạy bảng màu tiếng Anh cho bé hiệu quả

3.1 Bắt đầu với những màu sắc cơ bản

Khi mới bắt đầu, cha mẹ nên dạy trẻ những bảng màu sắc tiếng Anh cơ bản như đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh dương, tím, trắng và đen. Sau khi trẻ đã nắm vững những màu sắc cơ bản, cha mẹ có thể dạy trẻ thêm các màu sắc khác. 

3.2 Trò chơi pha màu

Việc dạy cho bé một số nguyên tắc pha trộn màu sắc vừa giúp trẻ hào hứng, nhanh học thuộc bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh vừa giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, khám phá thông qua việc thử trộn các màu sắc lại với nhau. 

Cha mẹ có thể cùng bé chơi tô màu, tô tượng để trẻ vừa học tiếng Anh vừa quan sát sự kỳ diệu của sắc màu. Một số màu sắc được pha trộn trong tiếng Anh điển hình như: 

  • Red + Yellow = Orange
  • Red + Blue = Purple
  • Red + White = Pink

3.3 Liên hệ những màu sắc xung quanh để bé nhớ

Màu sắc được xem là chủ đề có sự gần gũi với bé, màu sắc có xung quanh bé như đồ vật trong nhà, quần áo, …. Bằng cách dạy cho bé về bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh, mẹ không chỉ giúp bé nhận biết và phân biệt các màu sắc mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ của bé.

Mẹ có thể sử dụng các đồ vật trong nhà như đồ chơi, quần áo, hoặc các vật dụng hàng ngày để giới thiệu cho bé về các màu sắc khác nhau. Ví dụ, mẹ có thể nói “This is a red ball” (Đây là quả bóng màu đỏ) hoặc “The chair is blue” (Cái ghế màu xanh).

>> Mẹ xem thêm: 16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé

3.4 Kết hợp học bảng chữ cái

Học bảng màu tiếng Anh cho bé
Học bảng màu tiếng Anh cho bé với sự kết hợp cho bé học bảng chữ cái

Để giúp bé học bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh nhanh hơn, cha mẹ có thể kết hợp cho trẻ học bảng chữ cái tiếng Anh cùng từ vựng về màu sắc, sự kích thích về thị giác sẽ giúp con hình thành ký ức trực quan hơn, từ đó gia tăng khả năng ghi nhớ chữ cái.

3.5 Học hát, đọc thơ về màu sắc

Hát và đọc thơ về màu sắc giúp trẻ học từ vựng một cách vui vẻ và hiệu quả. Cha mẹ có thể tìm kiếm các bài hát và bài thơ về màu sắc tiếng Anh trên mạng hoặc mua sách về chủ đề này. 

>> Mẹ xem thêm: 25+ bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

[inline_article id=227274]

Trên đây là bảng từ vựng màu sắc tiếng Anh cho bé phát triển về mặt ngôn ngữ lẫn trí thông minh, sáng tạo. Việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm mang đến rất nhiều lợi ích. Mẹ đừng chần chừ gì nữa mà hãy bắt đầu cho bé học tiếng Anh ngay bây giờ luôn nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non như thế nào mới là tốt?

Cũng giống như thanh thiếu niên, trẻ em cũng cần một chiến lược toàn diện để kiểm soát và phát triển điều này. Trong bài viết dưới đây, Marrybaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu về vai trò, nguyên tắc và một số phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. 

1. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non (emotional education) giúp trẻ xác định, hiểu rõ và quản lý cảm xúc của chính mình. Khi trẻ biết cách làm việc tốt với cảm xúc của mình, bé sẽ có khả năng thể hiện bản thân một cách hiệu quả; đặt mục tiêu tích cực và phát triển sự đồng cảm.

Tất cả những kỹ năng bé có sau khi được giáo dục cảm xúc sẽ giúp bé nhận ra và hiểu cảm xúc của người khác tốt hơn. Thông qua quá trình này, trí tuệ cảm xúc được bồi dưỡng và nâng cao.

2. Vì sao giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non lại quan trọng?

Theo National Center for Safe and Supportive Learning Environments (Mỹ) thì sự phát triển cảm xúc ảnh hưởng tích cực đến 5 khía cạnh quan trọng của sự phát triển của bé: (1) lòng tự trọng lành mạnh, (2) nhận thức xã hội, (3) quản lý cảm xúc tốt hơn, (4) dám tự đưa ra quyết định và (5) xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Những kỹ năng này thường là tiền đề cho sự thành công của trẻ trong trường học và xã hội.

Các hoạt động vui chơi thể chất thường khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc, rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề và khám phá trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, sự phát triển về mặt cảm xúc cần nhiều hơn thế. Với những trẻ mầm non được giáo dục cảm xúc từ bé sẽ phân biệt được tốt – xấu, phải – trái, xây dựng sự tự tin, duy trì tâm trạng tích cực và có những mối quan hệ tốt. 

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau đây là hướng dẫn cách giáo dục cảm xúc cho trẻ theo từng lứa tuổi cho cha mẹ tham khảo.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non vì sao quan trọng?
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non vì sao quan trọng?

3. Hướng dẫn cách giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non theo tuổi

3.1 Đối với trẻ 3 – 4 tuổi

  • Sử dụng từ ngữ để diễn tả các cảm xúc đơn giản như vui, buồn, tức giận, hứng thú,…
  • Hiểu một số cảm xúc mạnh mẽ từ người khác.
  • Hào phóng trong việc chia sẻ, nhưng không phải lúc nào chúng cũng làm điều này.
  • Làm một số việc thể hiện tình cảm với bạn bè, ví dụ như vẽ cho bạn một bức tranh mà không cần đến sự gợi ý của người lớn.

Xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

3.2 Đối với trẻ 4 – 5 tuổi

  • Bắt đầu thể hiện các cảm xúc phức tạp hơn như phấn khích, thất vọng, xấu hổ,… đặc biệt là khi ba mẹ khuyến khích trẻ chia sẻ điều này nhiều hơn.
  • Che giấu về điều gì đó nếu chúng cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ, thậm chí có thể nói rằng “Không phải con” mặc dù sự thật là chúng đã làm.
  • Giỏi hơn trong việc quản lý các cảm xúc mạnh mẽ như tức giận và ít nổi cơn thịnh nộ.
  • Hợp tác hơn với những đứa trẻ khác, ví dụ bé đồng ý làm khách hàng và để bạn làm chủ cửa hàng trong trò chơi đi chợ.

3.3 Đối với trẻ từ 5 tuổi

  • Kiên nhẫn hơn khi chờ đợi.
  • Cố gắng tuân theo các luật lệ để tránh khỏi rắc rối.
  • Sử dụng từ ngữ để mô tả các cảm xúc phức tạp như thất vọng, tội lỗi, ghen tị,…
  • Nhận thức rõ ràng hơn về cảm xúc của chúng đối với người khác và hành động theo cảm xúc đó, ví dụ nếu trẻ yêu quý ai trong gia đình chắc chắn chúng sẽ muốn ở bên và giúp đỡ nhiều hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả đứa trẻ đều sẽ có quá trình phát triển như trên. Khi lớn dần, trẻ sẽ học cách xác định và thể hiện cảm xúc theo cách tích cực hoặc tiêu cực, tùy vào sự giáo dục mà bé nhận được.

Ba mẹ có thể tham khảo quá trình trên để nắm được bé nhà mình đang ở giai đoạn nào để từ đó kết hợp cùng thầy cô giáo để có phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non tốt nhất.

4. Nguyên tắc quan trọng khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Có 3 nguyên tắc quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý: 

Nguyên tắc 1: Mỗi đứa trẻ là khác nhau.

Chính vì vậy, cách giáo dục cũng cần phải khác nhau để trẻ có thể phát huy thế mạnh của mình. Ví dụ, với trẻ ít nói, nhút nhát thì cần hỏi han và quan tâm nhiều đến bé để bé có thể nói lên quan điểm của mình.

Với trẻ lì lợm thì cần rèn luyện tính kiên nhẫn và kiểm soát tâm trạng. Các nhà tư vấn và trị liệu có thể hỗ trợ ba mẹ trong việc xác định loại trò chơi thích hợp với con. Ví dụ như các trò chơi dưới nước, trò chơi xếp hình, lego,…

Nguyên tắc 2: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Ở độ tuổi này, trẻ chưa có nhiều nhận thức về đúng, sai và thế giới xung quanh nên bất kỳ thói xấu, tốt nào đều có thể dễ dàng tiếp thu. Việc duy trì giáo dục cảm xúc thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn liền với cuộc sống thực tế sẽ giúp trẻ nâng cao sự tự giác và kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Nguyên tắc 3: Ba mẹ cần phải làm tấm gương cho con trẻ

Trẻ quan sát cách người lớn thể hiện cảm xúc của mình và có thể thực hiện theo. Vậy nên, ba mẹ có thể là tấm gương tốt nếu quản lý cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Ví dụ, khi trẻ đang bướng bỉnh hay đập phá đồ đạc, ba mẹ đáp lại bằng sự bình tĩnh và thấu hiểu sẽ giúp bé bình tĩnh lại và bắt đầu lắng nghe. 

Nguyên tắc khi dạy trẻ về cảm xúc
Nguyên tắc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

5. Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

5.1. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày 

Xác định và gọi tên cảm xúc là bước đầu tiên và rất quan trọng. Nhiều trẻ mẫu giáo chưa có đủ từ vựng để có thể xác định các từ như tức giận, thất vọng, buồn bã,… Khi người lớn hỗ trợ và giải thích, trẻ sẽ hiểu những gì chúng có thể làm để quản lý cảm xúc của mình.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non không đơn giản nhưng ba mẹ có thể cùng con chơi một số hoạt động hàng ngày, ví dụ như:

  • Hỏi trẻ những điều cảm thấy hứng thú, vui vẻ trong ngày.
  • Tạo ra những khuôn mặt cảm xúc khác nhau để trẻ đoán xem bạn có thể đang cảm thấy điều gì.
  • Đưa trẻ ra ngoài chơi, nhất là các khu vực rộng rãi, tạo điều kiện cho trẻ chạy, nhảy, lăn lộn,… để bộc lộ cảm xúc.
  • Khuyến khích bé vẽ như một cách thể hiện cảm xúc. Tô màu hoặc vẽ tranh có thể xoa dịu cảm xúc thất vọng hoặc buồn bã.
  • Để con dẫn dắt trò chơi theo ý mình. Trẻ sẽ dễ dàng bày tỏ cảm xúc hơn nếu chúng cảm thấy mình có trách nhiệm trong đó.
  • Khuyến khích trẻ nhảy theo nhạc hoặc tạo ra âm nhạc từ các nhạc cụ đơn giản là hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non dễ thực hiện.
  • Tổ chức các bữa ăn nhẹ với bim bim hoặc khoai tây chiên và bảo trẻ làm nhiều biểu cảm nhất có thể với thức ăn. Sau đó, thưởng cho trẻ vì con đã cố gắng.
  • Trong giờ ăn, kể cho trẻ nghe về một tình huống khiến bạn có cảm xúc cụ thể, ví dụ vui, buồn, thất vọng, tức giận,… và nói với con hãy chia sẻ điều khiến con có cùng cảm xúc tương tự.
  • Cùng con đặt câu hỏi về cảm xúc của bản thân và những người khác. Ví dụ, khi trẻ thấy em khóc thì là do em đói hoặc em muốn được bế,… Nhờ đó, trẻ sẽ rèn được khả năng quan sát và quan tâm đến người khác

5.2. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua sách, truyện đọc

Sách và truyện là một trong những công cụ đắc lực giúp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Hơn nữa, ngoài việc ba mẹ có thế hướng dẫn trẻ dễ dàng thì đây còn là một không gian nuôi dưỡng cảm xúc cho con.

Trong khi đọc truyện cho trẻ nghe, hãy để trẻ thử đoán xem các nhân vật trong truyện đang cảm thấy như thế nào. Đặt một số câu hỏi như “Bạn gấu làm rơi mất con cá rồi, gấu sẽ cảm thấy thế nào nhỉ?”, “Con thể hiện cảm xúc của gấu cho ba/mẹ xem được không?”

Xem thêm: Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

5.3. Xây dựng môi trường tích cực 

Ngoài môi trường lớp học thì nhà là yếu tố quan trọng giúp ba mẹ giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non. Ba mẹ có thể sắp xếp đồ chơi ở nơi dễ dàng lấy để khuyến khích bé hoạt động tìm tòi, khám phá.

Ngoài ra, một góc trải nghiệm cảm xúc cũng là gợi ý hay nếu phòng của trẻ rộng rãi. Ví dụ trang trí bằng những khuôn mặt còn trống để trẻ bộc lộ cảm xúc trong ngày lên tranh vẽ. 

Một số gia đình còn có ban công hoặc góc vườn nhỏ để trồng cây cảnh và cùng bé thực hiện các hoạt động thường ngày như chăm sóc cây, tưới nước, trò chuyện với bé về tác dụng của những loại cây này. Từ đó, trẻ quan sát, trẻ vui thích khi thấy các mầm cây lớn lên từng ngày, trẻ thấy buồn khi cây hoa bị héo hay bị gẫy cành,… 

Với việc tạo ra môi trường giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non như vậy, trẻ sẽ được trực tiếp khám phá và trải nghiệm cảm xúc của mình ngay cả khi không có thầy cô giáo hoặc bạn bè ở bên.

5.4 Bình tĩnh để hỗ trợ con vượt qua cảm xúc khó

Khi trẻ có những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, đập phá đồ đạc,… vai trò của người lớn là cần phải hỗ trợ trẻ bình tĩnh lại để có thể nói về điều mình đang nhận thấy.

Sau khi trẻ đã học được cách giữ bình tĩnh và nói về cảm giác của mình, trẻ sẽ bắt đầu học cách giải quyết vấn đề. Trò chuyện về các vấn đề và cách giải quyết chúng giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt và hiểu rằng có nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề. Khi đó, sự tự tin và thái độ “Tôi có thể làm được” sẽ dần được hình thành.  

Xem thêm: Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non vừa mang lại cho trẻ cơ hội phát triển các kỹ năng xã hội, xây dựng sự tự tin vừa giải tỏa những cảm xúc khó chịu một cách an toàn. Trong hành trình này, ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng con nhé! 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

3 MV ca nhạc thiếu nhi cực hay bố mẹ không thể bỏ qua

Tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp tăng vốn từ vựng và khơi nguồn khả năng sáng tạo trong trẻ, các MV ca nhạc đầy màu sắc, sinh động sẽ là “chất liệu” để bé thỏa sức tưởng tượng, tự vẽ cho mình những thế giới phong phú, đa dạng. Vậy bố mẹ nên cho trẻ xem những nội dung ca nhạc thiếu nhi nào? Trong bài viết dưới đây, Marry Baby sẽ giới thiệu 3 MV ca nhạc thiếu nhi đáng xem nhất mà bố mẹ không thể bỏ qua.

1. Cùng Trúc Nhân Du Hành Đa Vũ Trụ Vui Cực!

Mới ra mắt nhưng MV ca nhạc thiếu nhi “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” đã thu hút đông đảo khán giả nhí – MV đạt hơn 35 triệu lượt xem chỉ sau 3 tuần. MV bài hát có sự tham gia của Trúc Nhân, anh chàng ca sĩ đa tài được các bé hâm mộ, yêu mến.

MV “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” được đầu tư công phu về kỹ xảo, với màu sắc và hình ảnh sinh động, chân thật. Cuộc du hành qua 3 vũ trụ: vũ trụ âm nhạc sôi động, vũ trụ trái cây thơm ngon và vũ trụ game vui nhộn của chàng ca sĩ Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu được truyền tải một cách đầy sáng tạo trong MV. Thế giới thần tiên trong giấc mơ của trẻ thơ hiện ra, ở đó các hành tinh diệu kỳ, những nhân vật siêu anh hùng, những người bạn dũng cảm, tất cả cùng hòa mình trong âm nhạc vui tươi và điệu nhảy đáng yêu. Bài hát với giai điệu bắt tai, lời ca dễ thuộc, dễ nhớ, cùng phụ đề MV giúp bé có thể dễ dàng hát, ngân nga theo.

ca nhạc thiếu nhi

MV ca nhạc “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” là hành trình khám phá vũ trụ của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu

MV Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực! thông qua hành trình đầy kỳ thú của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu khơi gợi trí tò mò của trẻ về vũ trụ rộng lớn, bao la, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới, kích thích trí tưởng tượng – nền tảng cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

2. A Con Cá Sấu – Học Bảng Chữ Cái ABC với các nghệ sĩ nổi tiếng

“A Con Cá Sấu” là MV ca nhạc thiếu nhi phù hợp cho trẻ ở mọi độ tuổi – đặc biệt với trẻ đang học chữ nhờ lời bài hát đơn giản, MV được trang bị phụ đề giúp trẻ nhận biết mặt chữ dễ dàng hơn. MV có lượt xem rất cao – đến hiện tại đã đạt hơn 500 triệu lượt xem.

Với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như Don Nguyễn, Mia Đặng… cùng nhịp điệu vui, bắt tai MV giúp bé dễ dàng tiếp thu bảng chữ cái mà không bị nhàm chán. Đặc biệt, MV “A Con Cá Sấu” có hình ảnh minh họa động vật dễ thương, gần gũi còn giúp bé xây dựng vốn từ phong phú về động vật nữa đấy!

3. Bố Là Tất Cả – Mầm Chồi Lá

MV ca nhạc thiếu nhi thứ 3 mà Marry Baby muốn giới thiệu là MV “Bố là tất cả” – một trong những ca khúc thiếu nhi quen thuộc với nhiều thế hệ. Trong MV này, bài hát này được biến tấu với nhịp điệu nhanh, vui nhộn hơn, được các bé yêu thích.

Xuyên suốt MV là hình ảnh bố cùng với những “siêu năng lực”, dẫn các con đi khám phá thế giới bao la. Hình ảnh bố hiện lên thật đẹp trong MV, là người chở che, yêu thương, là tất cả với các con. Kết hợp với giai điệu bài hát quen thuộc là những động tác nhảy múa đáng yêu, dễ nhớ giúp bé có thể dễ dàng hát, nhảy theo.

Nếu mẹ đang tìm kiếm nội dung giải trí vui nhộn, thú vị mà không kém phần ý nghĩa cho con thì trên đây là những lựa chọn mà mẹ có thể cân nhắc đấy!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

111+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

Bên cạnh các hoạt động như đọc sách cùng con, cho con chơi lắp ghép, giải toán; việc đặt ra những câu đố IQ cho trẻ em là cách giúp các con tăng chỉ số thông minh và tăng khả năng tư duy logic cho con.

1. Chỉ số IQ là gì?

Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh, đồng thời cũng là thang đo để so sánh khả năng nhận thức của bé này so với bé khác. Chỉ số IQ được sử dụng phổ biến ở những đầu năm 1900; được phát minh bởi nhà tâm lý học người Pháp, tên ông là Alfred Binet.

IQ có thể được cải thiện hoặc làm gia tăng không? Câu trả lời là CÓ. Trong vô vàn cách, có một cách để giúp tăng chỉ số IQ cho trẻ đó là cho con giải câu đố vui.

Lợi ích của việc giải câu đố IQ dành cho trẻ em:

  • Tăng cường khả năng ghi nhớ ngắn hạn.
  • Cho con cảm giác hào hứng và phấn khởi.
  • Nâng cao khả năng lý luận và phân tích của con.
  • Giúp con nâng cao tư duy logic và tư duy đa chiều.
  • Giải câu đố là một hình thức thư giãn tốt cho trẻ nhỏ.

Dưới đây, Marrybaby đã tổng hợp những câu đố IQ cho trẻ em mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi, và cả những trẻ học sinh tiểu học. Dưới cùng còn có những câu đố IQ cho trẻ em ở cấp độ khó hơn, nhằm kích thích khả năng phân tích và lý luận của con.

2. Câu đố IQ cho trẻ em mầm non từ 3 – 5 tuổi

Dưới đây là 30+ câu đố vui giúp tăng chỉ số IQ dành cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi. Cha mẹ và thầy cô có thể dùng để hỏi và giải đáp cùng con nhé.

2.1 Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 3 tuổi từ câu 1 – 10

Dành cho trẻ 3 tuổi

Câu 1

Cây gì không lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?
=> Đáp án: Cây nến.

Câu 2

Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn để chuyền?
=> Đáp án: Quả bóng.

Câu 3

Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên. Là cái gì?
=> Đáp án: Cái ghế.

Câu 4

Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn. Là quả gì?
=> Đáp án: Quả mít.

Câu 5

Con gì không thích ăn cơm
Mà lại ăn lửa, ăn nước, ăn than
=> Đáp án: Con tàu.

Câu 6

Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
=> Đáp án: Quả sầu riêng.

Câu 7

Chẳng là voi, lại có vòi.
Khi nóng, lúc lạnh, em đều hoan nghênh. Đố là cái gì?
=> Đáp án: Ấm nước.

Câu 8

Mùa xuân thì chẳng thấy đâu.
Mùa hè lại đến làm sầu người ta? Đố là gì?
=> Đáp án: Con ve sầu.

Câu 9

Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
=> Đáp án: Cây hoa súng.

Câu 10

Thợ gì chẳng ở trên bờ.
Sông sâu không ngại, biển khơi không sờn?
=> Đáp án: Thợ lặn.

2.2 Câu đố IQ dành cho trẻ em mầm non 4 tuổi từ câu 11 – 20

Cho trẻ 4 tuổi
Câu đố IQ dành cho trẻ em mầm non 4 tuổi

Câu 11

Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
=> Đáp án: Cây tre.

Câu 12

Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt tí ti nào?
=> Đáp án: Bản đồ.

Câu 13

Mứt, kẹo, dưa, hành, câu đối đỏ.
Mai vàng, đào thắm, thiếu mỗi em?
Đố là thiếu cái gì?
=> Đáp án: Bánh chưng.

Câu 14

Có chân mà lại nằm ì.
Để cho người đứng, người ngồi lên trên?
Đố là cái gì?
=> Đáp án: Cái ghế.

Câu 15

Lẹ lanh nhảy phóc lộn nhào.
Xưng danh vô địch, bơi ao lặn đầm? Là con gì?
=> Đáp án: Con nhái.

Câu 16

Hoa gì mọc chốn bùn nhơ.
Mà sao vẫn chẳng bao giờ hôi tanh?
=> Đáp án: Hoa sen.

Câu 17

Lá vàng đổ khắp sân nhà.
Cây cành trơ trụi, đố là mùa gì?
=> Đáp án: Mùa thu.

Câu 18

Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng.
Bắc cầu thiên lý, nằm ngang một mình? Đố là gì?
=> Đáp án: Cầu vồng.

Câu 19

Không phải gừng.
Mà rất cay, Bằng ngón tay.
Mặc áo đỏ? Đố là quả gì?
=> Đáp án: Quả ớt.

Câu 20

Hoa gì tên để thổi cơm.
Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành?
=> Đáp án: Hoa gạo.

2.3 Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 5 tuổi từ câu 21 – hết

Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 5 tuổi
Những câu đố IQ cho trẻ em mầm non từ 5 tuổi

Câu 21

Em về cây cối xanh tươi.
Mai vàng khoe sắc, đào phai thắm hồng?
Đố là mùa nào?
=> Đáp án: Mùa xuân.

Câu 22

Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì?
=> Đáp án: Con thỏ.

Câu 23

Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
=> Đáp án: Con chó.

Câu 24

Con gì kêu “Vít! Vít! “
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch
Là con gì?
=> Đáp án: Con vịt con.

Câu 25

Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi
=> Đáp án: Con trâu.

Câu 26

Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
=> Đáp án: Con chó.

Câu 27

Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
=> Đáp án: Con vịt.

Câu 28

Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc?
=> Đáp án: Con gà trống.

Câu 29

Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy.
=> Đáp án: Con gà mái.

Câu 30

Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày
=> Đáp án: Con gà con.

Câu 31

Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi
=> Đáp án: Con bò.

Câu 32

Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau
=> Đáp án: Con mèo.

Câu 33

Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người
=> Đáp án: Con cừu.

Câu 34

Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò
=> Đáp án: Con heo.

Câu 35

Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?
=> Đáp án: Con ngựa.

Câu 36

Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người
=> Đáp án: Con dê.

Câu 37

Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù?
Là con gì?
=> Đáp án: Con dơi.

>> Cùng chủ đề: Câu đố IQ vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

3. Câu đố IQ cho trẻ em học sinh tiểu học để rèn luyện trí óc

Dành cho trẻ em học sinh tiểu học
Câu đố IQ dành cho trẻ em học sinh tiểu học

Tiếp theo, những câu đố vui giúp tăng chỉ số IQ dưới đây sẽ có cấp độ khó hơn, để phù hợp với các bé lớn, cụ thể là những bé đang là học sinh tiểu học từ 6 tuổi trở lên.

20 câu đố IQ cho trẻ học sinh tiểu học từ 5 tuổi trở lên.

Câu 1

Chúng tôi là những chị em
Đều như những trái bóng tròn xinh xinh
Chị tôi đội mũ trên đầu
Em trai rất thích bộ râu của mình. Là chữ gì?
=> Đáp án: Chữ o, ô, ơ

Câu 2

Nét thẳng bé thấy đầu tiên. Móc xuôi thấy tiếp sẽ ra chữ gì?
=> Đáp án: Chữ n

Câu 3

Hoa gì xuân đến nhắc tên. Chiều ba mươi Tết đem trưng trong nhà.
=> Đáp án: Hoa đào, hoa mai.

Câu 4

Một nét thẳng đứng nghiêm chào. Trên thêm dấu chấm, cháu nào nói ngay!
=> Đáp án: Chữ i

Câu 5

Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng.
=> Đáp án: Con ve sầu.

Câu 6

Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.
=> Đáp án: Con khỉ

Câu 7

Nét tròn em đọc chữ “o”. Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
=> Đáp án: Chữ c.

Câu 8

Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu quả
Bày trong ngày Tết.
=> Đáp án: Cây quất.

Câu 9

Dáng hình cong cong
Giống như cái vòng
Tròn tròn xinh xắn
Sao bé thích lắm
Nào cùng nhau đoán
Chữ cái gì nào?
=> Đáp án: Chữ o.

Câu 10

Nét móc ngược chính là tôi. Phía phải nét thẳng đứng nghiêm muốn chào.
=> Đáp án: Chữ u.

>> Cùng chủ đề: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

Câu 11

Chuột nào đi bằng 2 chân?
=> Đáp án: Chuột Mickey.

Câu 12

Nhà Nam có 4 anh chị em, 3 người chị lớn tên là Xuân, Hạ, Thu. Đố bạn người em út tên gì?
=> Đáp án: Tên là Nam.

Câu 13

Con mèo nào cực kỳ sợ chuột?
=> Đáp án: Mèo máy Doraemon.

Câu 14

Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ ra ngoài?
=> Đáp án: Dùng ống hút.

Câu 15

Cánh vàng, nhị lớn
Quay hướng mặt trời
Hạt thơm béo ngậy
Mời bạn thử xơi. Là hoa gì?
=> Đáp án: Hoa hướng dương.

Câu 16

Cái gì bật sáng trong đêm. Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
=> Đáp án: Cái đèn.

Câu 17

Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa.
=> Đáp án: Cái thìa.

Câu 18

Cầu gì chỉ mọc sau mưa. Lung linh bảy sắc, bắc vừa tới mây?
=> Đáp án: Cầu vồng.

Câu 19

Chẳng phải là chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi?
=> Đáp án: Máy bay.

Câu 20

Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra. Là cái gì?
=> Đáp án: Cái quạt.

>> Xem thêm: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy con học chữ Tiếng Việt dễ hiểu

4. Câu đố IQ dành cho trẻ em từ 6 tuổi ở cấp độ trung bình khó

Dành cho trẻ 6 tuổi
Câu đố IQ dành cho trẻ em từ 6 tuổi ở cấp độ trung bình khó

Nếu trẻ có thể dễ dàng vượt qua những câu đố IQ cho trẻ em ở trên, cha mẹ và thầy cô có thể thử những câu đố IQ dành cho trẻ em ở cấp độ khó hơn dưới đây nhé.

Câu 1

Bạn càng lấy nhiều, nó càng nhiều lên. Hỏi đó là thứ gì?
=> Đáp án: Dấu vân tay.

Câu 2

Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
=> Đáp án: Cái bóng của chính mình.

Câu 3

Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?
=> Đáp án: Xoay lưng đi hướng ngược lại 

Câu 4

Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?
=> Đáp án: Dùng ống hút.

Câu 5

Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hai vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
=> Đáp án: Cái đuôi con trâu chỉ xuống đất.

>> Xem thêm: Top những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng cần dạy con

5. Câu đố IQ cho trẻ em giúp trẻ tăng khả năng phân tích

Để giải được những câu đố IQ cho trẻ em dưới đây, các con cần phải phân tích và tập giả định những trường hợp có thể xảy ra để có thể tìm được đáp án.

Câu 1

Cho ba hộp đựng táo, cam và lẫn cả hai loại quả, nhưng nhãn từng hộp đều bị dán sai. Hỏi mất ít nhất mấy lần mở hộp, bạn có thể dán lại đúng các nhãn?

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 1
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 1

=> Đáp án: Bạn chỉ mất ít nhất một lần mở để có thể dán lại đúng nhãn cho các hộp.

Hãy mở hộp được dán nhãn cả táo và cam. Vì các nhãn đều bị dán sai, nên khi mở ra thấy loại quả nào, đó là hộp chỉ chứa loại quả đó. Chẳng hạn, bạn thấy táo, suy ra đó là hộp đựng táo.

Tiếp đó, hãy di chuyển tới hộp có nhãn “cam”. Bởi nhãn dán bị sai, mà bạn đã tìm thấy hộp táo, nên hộp có nhãn “cam” phải chứa cả hai loại quả. Hộp cuối cùng có nhãn “táo” sẽ chứa cam.

Câu 2

Trong 5 phút, 5 máy tạo ra được 5 chi tiết. Hỏi trong bao nhiêu phút, 100 máy tạo ra được 100 chi tiết?

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 2
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 2

=> Đáp án: 5 máy làm ra 5 chi tiết trong 5 phút, suy ra mỗi máy làm được 1 chi tiết trong 5 phút.

Tương tự, 100 máy cũng cần 5 phút để làm ra 100 chi tiết.

Câu 3

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 3
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 3

=> Đáp án: 43 là số cần tìm.

6. Câu đố iq cho trẻ em theo chủ đề

6.1 Câu đố cho trẻ em chủ đề bộ phận cơ thể người

Câu 1

Cái gì một cặp song sinh.

Long lanh, sáng tỏ để nhìn xung quanh?

=> Đáp án: Đôi mắt.

Câu 2:

Nhô cao giữa mặt một mình.

Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi.

Là gì?

=> Đáp án: Cái mũi.

Câu 3:

Cái gì chúm chím đáng yêu.

Thốt lời chào hỏi, nói điều hay?

=> Đáp án: Cái miệng.

Câu 4:

Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô.

Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình.

Là gì?

=> Đáp án: Cái tai.

Câu 5: 

Cái gì tài giỏi lắm thay.

Quét nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ tranh?

=> Đáp án: Bàn tay.

Câu 6: 

Cái gì giúp bé bước nhanh.

Đến trường gặp bạn học hành bè ơi?

=> Đáp án: Bàn chân.

Câu 7:

Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

=> Đáp án: Bàn chân.

Câu 8:

Lúc trẻ mình đen mượt mà.

Về già mình trắng, ấy là tôi đây.

Là gì?

=> Đáp án: Sợi tóc.

Câu 9:

Trái gì mềm đỏ mượt mà.

Không xanh, không chín thế mà quý ghê.

Là gì?

=> Đáp án: Trái tim.

Câu 10:

Lá gì mọc ở trong người.

Mà gồm hai chiếc rành rành hai bên.

Là gì?

=> Đáp án: Lá phổi.

Câu 11:

Một cây mà có năm cành.

Dấp nước thì héo, để dành thì tươi.

Là gì?

=> Đáp án: Bàn tay.

Câu 12:

Khua môi múa mép.

Nếp tẻ đủ mùi.

Ngọt bùi nếm cả.

Là gì?

=> Đáp án: Cái lưỡi.

Câu 13: 

Năm thằng cầm hai cái sào.

Đuổi đàn trâu trắng chui vào cái hang.

Là gì?

=> Đáp án: Bàn tay, cái miệng.

Câu 14:

Vừa bằng trái cau.

Lau chau đi trước.

Là gì?

=> Đáp án: Ngón chân cái.

Câu 15:

Nhỏ thì trắng phau phau

Lớn thì đen thậm thụi

Già thì trụi lùi lụi

Là gì?

=> Đáp án: Cái răng.

6.2 Câu đố cho trẻ em chủ đề đồ vật trong gia đình

Câu 1

Lấp la lấp lánh.

Treo ở trên tường.

Trước khi đến trường.

Bé soi chải tóc.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái gương.

Câu 2

Có răng mà chẳng có mồm.

Giúp bé chải tóc sớm hôm đến trường.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái lược.

Câu 3

Thân tôi bằng sắt.

Chân mắc trần nhà.

Tôi có ba tay.

Thay trời làm gió.

Là cái gì?

=> Đáp án: Quạt trần.

Câu 4

Cái gì bật sáng trong đêm.

Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời.

Là cái gì?

=> Đáp án: Bóng điện.

Câu 5

Cái gì xốp nhẹ êm êm

Mỗi khi bé ngủ, kề bên má đầu?

=> Đáp án: Cái gối.

Câu 6

Cái gì nhỏ bé cầm tay.

Nhấn phím là gặp bạn ngay thôi mà.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái điện thoại di động.

Câu 7

Mình khối chữ nhật.

Chia thành hai ngăn.

Thực phẩm, rau xanh.

Luôn tươi sạch sẽ.

Đố bé là gì?

=> Đáp án: Tủ lạnh.

Câu 8

Người một nơi, tiếng một nơi.

Hễ tôi cất tiếng mọi người lắng nghe.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái đài.

Câu 9

Vài hàng cước trắng.

Có cán cầm tay.

Giúp bé hàng ngày.

Đánh răng sạch bóng.

Là cái gì?

=> Đáp án: Bàn chải đánh răng.

Câu 20

“Ai muốn chân sạch

Thì dùng đến tôi

Nhưng phải một đôi

Đôi gì thế nhỉ.”

Là cái gì?

=> Đáp án: Đôi dép.

Câu 11:

Dệt từ sợi bông.

Mà lại có công.

Giúp người rửa mặt.

Đố biết là gì?

=> Đáp án: Khăn mặt.

Câu 12:

Em tuy bé tí.

Nhưng quý vô cùng.

Vì em góp công.

Vá may quần áo.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái kim.

Cha mẹ thấy đó, các câu đố IQ dành cho trẻ em cũng chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Nên nếu bé được tiếp cận càng nhiều thì bé sẽ càng dễ dàng vượt qua những câu đố trên. 

Vì thế cha mẹ hãy cho con cơ hội học hỏi và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn nhé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi

Vậy cha mẹ phải làm thế nào để biết cách giáo dục giới tính cho trẻ, hoặc cụ thể hơn là theo mỗi độ tuổi thì trẻ cần biết gì?

1. Giáo dục giới tính: Tuổi nào cần biết gì?

Giáo dục giới tính được định nghĩa trong bài viết Sexuality Education – What it is? của Tổ chức y tế thế giới WHO: “Giáo dục giới tính một quá trình dạy và chia sẻ kiến thức; kỹ năng; thái độ; giá trị,… nhằm giúp cho các con hiểu được tầm quan trọng của giới tính; sự tôn trọng lẫn nhau; quan trọng là giúp cho trẻ hiểu thêm về bản thân và sống lành mạnh hơn.”

1.1 Trẻ ở tuổi nào, và cần biết gì về giới tính?

Năm 2021, About-Kids-HealthCaring-for-kids (Canada), những trang nội dung chuyên cung cấp thông tin giáo dục và chăm sóc trẻ em; đã phân cấp những điều về giới tính mà trẻ nên biết theo độ tuổi. Để từ đó, cha mẹ không phải loay hoay tìm cách giáo dục giới tính cho trẻ.

Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi như sau:

  • Tuổi 1 – 2: Gọi tên tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục: Những điều thuộc về bản năng, cha mẹ nên cho con biết ở độ tuổi này. Để đến khi con lên 2 tuổi; con sẽ biết con trai và con gái khác nhau như thế nào.
  • Tuổi 2 – 5 Hiểu đơn giản về việc “Em bé từ đâu đến?”: Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo sẽ thường tò mò cũng như rất dễ tiếp thu. Thế nên, cha mẹ hãy cởi mở và nói cho con biết nhé.
  • Tuổi 5 – 8: Hiểu cơ bản về xu hướng tính dục: Rằng có người đồng tính, lưỡng tính,..và cho con biết rằng, bộ phận sinh dục không phải là yếu tố tiên quyết để phân biệt giới.
  • Tuổi 8 – 12: Học cách đánh giá thông tin: Giai đoạn này, cha mẹ nên cho con biết về sự thay đổi hormone sẽ khiến thay đổi kích thước dương vật, kích thước ngực,..
  • Tuổi 12 – 18: Hiểu về sức khỏe sinh sản: Cha mẹ hãy cho biết tất tần tật về bao cao su, phòng tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục,..

2. 9 cách giáo dục giới tính cho trẻ

Cách giáo dục giới tính cho trẻ
9 cách giáo dục giới tính cho bé trai và bé gái

2.1 Cởi mở hết mức khi con hỏi về giới tính

Câu hỏi: “Mẹ ơi con từ đâu đến”. Câu trả lời tất nhiên không phải là “con sinh ra từ nách; hoặc con nở ra từ trứng”. Giáo dục giới tính không nên bị nhầm lẫn với những câu nói đùa giỡn. Vì tình dục sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của con khi trưởng thành. 

Cách giáo dục giới tính cho trẻ cần phải rõ ràng, cởi mở và không né tránh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên biết rằng, nhà trường cũng sẽ có giới hạn trong việc giảng dạy; và không nên phó mặc cho nhà trường trong cách giáo dục giới tính cho trẻ.

>> Cha mẹ nên đọc: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2.2 Cách giáo dục giới tính cho trẻ qua sách báo, internet

Hiện nay, cha mẹ và các con có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với sự tiện lợi đó, cha mẹ có thể dễ dàng chọn những nội dung phù hợp cho con. Từ đó, giúp con học vừa học vừa chơi; và còn giảm cảm giác ngượng ngùng khi tiếp cận chủ đề này.

Ví dụ như cha mẹ đang đọc bài viết cách giáo dục giới tính cho trẻ trên trang MarryBaby này.

>> Cha mẹ nên đọc: 27 kỹ năng sống hữu ích cho trẻ 12 tuổi

2.3 Cho con biết giá trị tình dục trong cuộc sống

Khác với thời đại trước đây, như thời phong kiến, hoặc khi Nho giáo du nhập Việt Nam; các cụ có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”. Dù không nhiều, nhưng tư tưởng ấy vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình người Việt. Chính vì thế, nhiều người không biết được tình dục có giá trị như thế nào trong đời cuộc sống; cũng như là trong hôn nhân.

Hiểu được điều đó, khi con bước qua độ tuổi từ 5-7 tuổi; cha mẹ hãy thẳng thắng nói với con về xu hướng tính dục; về người chuyển giới và sự đa dạng về giới tính (không chỉ có nam và nữ); như những gì con cần biết về bộ phận sinh dục.

2.4 Bình thường hóa những cuộc trò chuyện về giới tính

cách giáo dục giới tính cho trẻ
Nói chuyện thẳng thắn là cách giáo dục giới tính cho trẻ

Cách giáo dục giới tính cho trẻ là cha mẹ cũng nên bình thường hóa mọi thứ. Chẳng hạn như “chim” là chim, mà ‘bướm” là bướm; mặc dù đó một cách ẩn dụ dễ thương. Nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen nói giảm, nói tránh mỗi khi đề cập đến chuyện giới tính, hoặc tình dục.

2.5 Cho con biết sự thật về “phim khiêu dâm”

Dù là người lớn, đôi khi mọi người vẫn cảm thấy mình không đủ “giỏi” bằng các diễn viên phim khiêu dâm. Tương tự ở trẻ, các con cũng sẽ có khuynh hướng học theo những gì các con có được từ phim khiêu dâm. Vì hiện nay; các con có thể dễ dàng tiếp cận với phim khiêu dâm thông qua internet bất cứ lúc nào.

Vì vậy, cách giáo dục giới tính cho trẻ đó là hãy cho con biết sự thật “phim khiêu dâm” chỉ mang tính dàn dựng và hoàn toàn không có thật.

>> Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

2.6 Cho con biết về “sự tin tưởng” khác với “sự ham muốn”

Cha mẹ nên cho con biết sự tin tưởng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc; và là một điều kiện đi song song với tình dục; không cái nào hơn cái nào. 

Hoặc cha mẹ cũng có thể lấy bản thân mình ra làm ví dụ cho con. Ví dụ về sự tin tưởng giữa hai vợ chồng. Từ đó, các con cũng dễ dàng hiểu được sự chia sẻ của cha mẹ.

2.7 Nói “mình không biết” thay vì không trả lời

Đôi khi, cha mẹ không nhất thiết phải biết tất cả mọi thứ mới là cha mẹ tốt. Câu trả lời “Cha/mẹ không biết” mặc dù không giúp con giải đáp thắc mắc ngay; nhưng lại không dập tắt sự tò mò của con. Thậm chí, đôi khi các con không nhất thiết có câu trả lời; thay vào đó, các con sẽ muốn có người để hỏi; bất kể có câu trả lời hoặc không.

Trường hợp con hỏi, và cha mẹ không biết, đó là cơ hội để cha mẹ tìm đọc thông tin và giải đáp sau cho con. Đây đích thực là một cách giáo dục giới tính cho trẻ thực sự văn mình và hợp thời.

>> Cách giáo dục giới tính cho trẻ tuổi dậy thì: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

2.8 Cách giáo dục giới tính cho trẻ hiểu về tác dụng bao cao su

Cho con biết về tác dụng của cao cao su
Cách giáo dục giới tính cho trẻ: Cho con biết về tác dụng của cao cao su

Cha mẹ; thầy cô và cộng đồng nên biết cách giáo dục giới tính cho trẻ em từ sớm; nhất là khi các con ở tuổi vị thành niên. Có kiến thức sớm về quan hệ tình dục; và giáo dục giới tính sẽ giúp thanh thiếu niên có được nguồn thông tin chính xác; giúp tự bảo vệ mình; tránh nguy cơ mắc STDs và mang thai ngoài ý muốn.

Để làm rõ những điều đó, cha mẹ phải cho con được nhìn thấy, cầm nắm, cũng như hiểu chính xác về bao cao su dùng để làm gì.

2.9 Thứ tự của tình dục và hôn nhân

Kể cả khi, cha mẹ đã làm mọi cách để giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm; nhưng đôi khi chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân; thậm chí là khi con chưa đủ tuổi là một việc gần như KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT.

Thay vì tạo áp lực cho con; cha mẹ hãy giúp con hiểu giá trị của bản thân, cho con được là chính mình; để từ đó con có những mối quan hệ lành mạnh và chất lượng. 

Vì chỉ khi con thực sự hiểu những điều ấy, thì chính những sự hiểu biết về bản thân; về nhu cầu sinh lý mới có thể được kiểm soát một cách văn minh và có lý trí. Bằng không, những gì thuộc về bản năng sẽ dễ dàng lôi kéo các con.

>> Cách giáo dục giới tính cho bé trai và bé gái: Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Vì sao nên và vì sao không?

3. Vì sao phải biết cách giáo dục giới tính cho trẻ?

Năm 2018, nghiên cứu của tổ chức Unesco cho thấy: việc giáo dục giới tính giúp cho mọi người đáp ứng tốt về văn hóa và cách hòa nhập với xã hội. Đặc biệt là giúp trẻ em phát triển tốt các kỹ năng mềm; cũng như sự thấu hiểu bản thân; và hiểu mọi người nhiều hơn.

Nói tóm lại, cách giáo dục giới tính cho trẻ chỉ đơn thuần là cha mẹ hãy cởi mở hết mức với con; nói thẳng và thật không che giấu, cho con biết về tác dụng của bao cao su.