Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có thai mấy tháng thì bụng to? Sự thay đổi về kích thước bụng bầu

Nhiều chị em tỏ ra lo lắng có thai mấy tháng thì bụng to khi nhìn mãi mà thấy bụng mình vẫn như chưa có gì, trong khi đó bụng người khác cứ tăng kích cỡ đều đều.

Thế nhưng, thực tế cho thấy là có nhiều trường hợp, chỉ mấy tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu đã thấy bụng to lên một cách rõ rệt. Vì sao lại có sự khác biệt này?

Có thai mấy tháng thì bụng to mẹ biết chưa?

Thực tế, có bầu mấy tháng thì bụng to nhìn lộ rõ hẳn còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Điều này không thể nói người này giống người kia và ngược lại.

Nếu tạng người của mẹ bầu thon gọn, cao ráo thì mang thai ít thấy bụng. Ngược lại, những người nhỏ nhắn, có sẵn lớp mỡ bụng dày thì sẽ rất dễ nhận thấy rõ bụng khi mới mang thai.

Tuy nhiên, vấn đề có thai mấy tháng thì bụng to còn phụ thuộc vào số lần mang bầu của các mẹ. Thông thường, lần mang thai đầu tiên, bụng sẽ lâu lộ hơn những lần tiếp theo.

có bầu mấy tháng thì bụng to
Có bầu mấy tháng thì bụng to? Thông thường bụng bầu mẹ sẽ bắt đầu to từ tháng thứ 3

Có thai mấy tháng thì bụng to? Nhìn chung, đến tháng thứ 3 của thai kỳ, các mẹ có thể nhận thấy bụng hơi nhô lên. Và sang tháng thứ 4, 5, bụng sẽ nhô lên rất rõ. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên tích cực bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Rất nhiều người trong những tháng đầu (1, 2, 3) khi mang thai hầu như không có dấu hiệu tăng cân, nhưng đến tháng thứ 4 trở đi mới thấy rõ rệt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Có bầu mấy tháng thì bụng to? Kích thước bụng bầu của mẹ qua từng tháng thai kỳ

1. Các tháng đầu thai kỳ: bụng bầu 1 tháng và bụng bầu 3 tháng

  • Có thai mấy tháng thì bụng to? Bụng bầu 1 tháng bụng đã to chưa? Với phần đông chị em thường không thấy dấu hiệu của bầu bí. Tuy vậy, giai đoạn bụng bầu 1 tháng cũng có một số ít người có triệu chứng ốm nghén.
  • Đến tháng thứ hai, cơ thể bà bầu bắt đầu có dấu hiệu “phát nhiệt”, cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, bầu ngực to lên, núm vú nhạy cảm hơn. Và với câu hỏi Có thai mấy tháng thì bụng to, trả lời cho bạn là lúc này vòng 2 to hơn bình thường.
  • Tháng thứ ba, với bụng bầu 3 tháng, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị táo bón trong thai kỳ hoặc tiêu chảy, số lần tiểu tiện tăng lên, bụng nhô rõ hơn. Đồng thời, không chỉ bụng bầu 3 tháng thay đổi mà kích thước bầu ngực cũng tăng hơn trước, đầu vú trở nên sậm màu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sờ bụng thế nào biết có thai? Bật mí cho mẹ vài tuyệt chiêu

2. Giai đoạn giữa thai kỳ

  • Bước sang tháng thứ tư của thai kỳ, cơ thể và tâm lý ổn định khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong tháng này, số lần tiểu tiện của mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng lên và âm đạo tiết dịch càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu và bé yêu trong bụng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.
  • Tháng thứ năm, câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to sẽ được trả lời dễ dàng hơn. Lúc này, bụng bầu bắt đầu lộ ra rất rõ bởi trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Đồng thời, tử cung “nở” lớn hơn, tạo lực chèn lên phần bụng phía trên khiến mẹ bầu hay cảm thấy chướng bụng và tiêu hóa không tốt.
  • Tháng thứ sáu, bụng càng ngày càng phát triển lớn hơn nữa, đi kèm với cân nặng của thai nhi cũng tiếp tục tăng thêm. Ở tháng này, mẹ bầu luôn cảm thấy vùng thắt lưng bị đau mỏi và rất dễ có cảm giác mệt rã rời. Lúc này, hẳn mẹ bầu đã không còn trong giai đoạn đặt câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to nữa rồi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt!

3. Giai đoạn mang thai cuối thai kỳ

  • Tháng thứ 7, tử cung phát triển lớn hơn nữa, thân hình mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ hay bị “chuột rút” ở cẳng chân, bí tiện, vùng lưng và vùng xương chậu đau buốt.
  • Tháng thứ 8, mẹ bầu bắt đầu chửa “vượt mặt”, cân nặng cơ thể tăng nhiều, cử động tương đối nặng nề, khó khăn. Lúc này, cơ thể bắt đầu có hiện tượng phù thũng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì đạp và nhận biết như thế nào?

Những vấn đề mẹ phải đối mặt khi bụng bầu tăng kích thước

Có thai mấy tháng thì bụng to? Bụng bầu của mẹ ngày càng to đồng nghĩa với việc thai nhi ngày càng phát triển. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên thai phụ cũng sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe mẹ bầu.

Vì thế, bên cạnh chú ý bầu mấy tháng bụng to, mẹ bầu cần quan tâm những yếu tố sau:

1. Cân nặng

Bạn có thể cho rằng việc mình mang thai sẽ là cái cớ để được ăn uống thoải mái. Tuy nhiên, sự thật là bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng 200 calo mỗi ngày và đó chỉ là trong tam cá nguyệt cuối cùng.

Mẹ bầu không nên thoải mái quá trong việc ăn uống. Mặc dù số cân nặng tăng lên trong thời kỳ mang thai là khác nhau nhưng trung bình, các bà bầu tăng không quá nhiều.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

2. Các vết rạn

có thai mấy tháng thì bụng to 3
Bụng bầu ngày càng to, mẹ càng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau

Những bà bầu không phải chịu những vết rạn ở bụng, ngực, khi mang thai thực sự là những người may mắn bởi đa số đều rất dễ rạn bởi làn da bị kéo căng quá mức. Nguyên nhân đa phần đến từ việc tăng cân quá mức, và nhanh trong thời gian ngắn.

Các loại kem dưỡng ẩm, xoa bóp giàu vitamin E có thể làm dịu cơn ngứa, làm da bớt khô nhưng không thể chữa và phòng vết rạn một khi cơ địa đã bị rạn. Do đó tăng cân vừa phải là yếu tố then chốt để ngừa rạn da.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị ngứa bụng: Tại sao và cách khắc phục là gì?

3. Trò chuyện với em bé

Không bao giờ là quá sớm để gắn kết với em bé của bạn. Ngay từ tuần thứ 16 trở đi, em bé đã có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài, nghe được giọng mẹ nói chuyện. Nghiên cứu cho thấy, từ 32 tuần bé sẽ nhận ra giọng nói quen thuộc, bài hát, những câu chuyện…

Vuốt ve bụng bầu cũng sẽ có tác dụng làm dịu lại nên bạn hãy dành khoảng mười phút mỗi ngày để liên kết với em bé trong chiếc bụng bầu.

4. Dấu hiệu trên bụng

Nếu để ý bạn sẽ thấy một vệt dài, đậm kéo dài trên bụng bầu của mình. Đường này được hình thành là do lượng melanin, sắc tố được sản xuất quá nhiều và thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này hoàn toàn bình thường và nó sẽ mờ dần sau khi sinh, do đó bạn không cần quá lo lắng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vạch nâu ở bụng có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết!

5. Bé đạp bụng bầu

Những chuyển động đầu tiên của em bé thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 và từ đó các chuyển động ngày càng mạnh mẽ hơn. Bạn thậm chí có thể thấy những đường lượn sóng trên bụng, xuất hiện hình dạng bàn chân, bàn tay, thậm chí là khuỷu tay. Lúc đầu bạn sẽ thấy hơi kỳ lạ nhưng thời gian sau đó, nó sẽ nhắc nhở bạn rằng có một sinh linh đang lớn lên trong cơ thể bạn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nghén nặng sinh con trai hay gái? Đoán giới tính thai nhi qua các triệu chứng ốm nghén

Chú ý các dấu hiệu bất thường ở bụng bầu

Cho đến này vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nào quy định mức kích thước “đạt chuẩn” của bụng bầu.  Thực tế nếu như kích thước bụng bầu có lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với những người mẹ khác, nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, đạt ổn định về cân nặng và chiều dài thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nếu nhận thấy những vấn đề sau thì người mẹ nên kiểm tra sớm để phòng tránh những diễn biến xấu xảy ra:

– Bụng bầu lớn bất thường

Bụng bầu lớn hơn so với kích thước ban đầu có thể là dấu hiệu của chứng thừa cân hoặc tiểu đường thai kỳ. Mặc dù trong 3 tháng đầu ít khi xảy ra nhưng thai phụ cũng nên phòng tránh trước nguy cơ bị đa ối, đây là nguyên nhân phổi biến gây ra tình trạng bụng bầu lớn bất thường.

Những mẹ bầu tăng cân nhanh do ăn uống thiếu kiểm soát cũng sẽ tăng kích thước vòng hai chủ yếu, nhưng điều này không đồng nghĩa với kích thước thai nhi sẽ tăng. Ngược lại những nguyên nhân này còn có thể gây bất lợi đến sự phát triển của bé.

Mỗi mẹ sẽ có một thai kỳ khác nhau, bụng bầu cũng phát triển khác nhau

– Bụng bầu có kích thước nhỏ

Nếu như kích thước bụng nhỏ như thai vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bụng bầu nhỏ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ối, hoặc do thai chậm phát triển, ở những người mẹ bị cao huyết áp cũng thường có vòng bụng nhỏ hơn. Cần lo lắng nếu như bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ mà vòng bụng vẫn không thay đổi so với ba tháng đầu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dây rốn quấn cổ 2 vòng và cách điều trị được nhiều mẹ áp dụng

Những lưu ý về kích thước bụng bầu mẹ cần nhớ trong thai kỳ

Kích thước bụng nhỏ hơn so với người khác không có nghĩa thai nhi chậm phát triển, mà còn bởi nhiều yếu tố khác nhau, mẹ nên lưu ý:

  • Tốc độ tăng chu vi vùng bụng quá nhanh, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này sẽ không tốt cho cả bà bầu và em bé. Thai nhi bị tiểu đường sẽ to lớn hơn và có nguy cơ bị suy hô hấp, tiểu đường , tụt đường huyết.
  • Tăng cân nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động và tình trạng sức khỏe của người mẹ.
  • Kiểm soát cân nặng tốt, ổn định sẽ có được cơ thể khỏe mạnh, cải thiện khả năng sinh đẻ…
  • Thu nạp những thực phẩm lành mạnh và lắng nghe cơ thể của chính mình. Không nhất thiết phải ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Hãy ăn những món mình thích nhưng cần phải tránh những món có thể gây hại.
  • Để tránh thừa cân, tiểu đường thai kỳ, mẹ hãy vận động đều đặn mỗi ngày.

Như vậy, với câu hỏi có thai mấy tháng thì bụng to, đáp án chung cho các mẹ là trung bình sau khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kích thước bụng bầu giống nhau. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng nếu bạn có sức khỏe ổn định, ăn uống và nghỉ ngơi tốt nhưng bụng vẫn nhỏ hơn so với những người khác!

[inline_article id=158391]

Bụng bầu của mỗi người đều có hình dạng và kích thước khác nhau và đây không phải là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai nhi. Dù to hay nhỏ, mỗi chiếc bụng bầu mẹ đang mang đều rất đẹp bởi ý nghĩa lớn lao mà nó mang lại mẹ nhé!