Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai 31 tuần và thay đổi trong cơ thể mẹ

Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Từ giai đoạn thai 31 tuần cho đến lúc rời khỏi bụng mẹ, mẹ sẽ tăng khoảng 500g mỗi tuần, đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ lớn dần, di chuyển nặng nề hơn và đau tức vùng lưng. Hãy chú ý theo dõi và gọi cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu sinh non nhé.

Mẹ tìm hiểu thai 31 tuần nặng bao nhiêu sẽ biết cách duy trì cân nặng tiêu chuẩn của con, đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh để mẹ và con cùng khỏe.

Thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), khi thai 31 tuần, bé cao hơn 28,3cm từ đỉnh đầu đến đáy mông (được gọi là chiều dài đầu mông) và chiều cao của bé khoảng 41,14cm từ đỉnh đầu đến gót chân (chiều dài đỉnh-gót chân), bé nặng khoảng 1,5kg và chiếm nhiều không gian trong tử cung.

Sau khi biết thai 31 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 31 tuần khác như:

  • Chu vi vòng đầu (HC): 276 – 310 mm, trung bình 293 mm.
  • Chu vi vòng bụng (AC): 245 – 311 mm, trung bình 278 mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 65 mm, trung bình 59 mm.
  • Cân nặng ước tính (EDW): 1453 – 2049 gam, trung bình 1751g.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 72 – 84 mm, trung bình 78 mm.

Trong số cân nặng 500g mỗi tuần mà mẹ tăng lên thì khoảng nửa số cân nặng ấy là đến từ bé. Bé đang lớn lên để thích nghi sau khi rời bụng mẹ. Và trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng khi chào đời.

31 tuần thai nhi nặng bao nhiêu?
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bây giờ bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn. Ngoài các chỉ số chiều dài, cân nặng ở trên, thai 31 tuần còn phát triển để biết thai nhi 31 tuần tuổi biết làm gì:

1. Thai 31 tuần là mấy tháng? 

Nếu mẹ mang thai 31 tuần thì tức là mẹ đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Chỉ còn 2 tháng nữa thôi là mẹ sẽ gặp bé cưng rồi. Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi thai 31 tuần là mấy tháng rồi đó! Mẹ đọc tiếp để biết thêm về sự thay đổi trong cơ thể của mình khi mang thai 31 tuần nhé.

2. Thai 31 tuần phát triển 5 giác quan

Tuổi thai này, bộ não của thai nhi  phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Do đó, bộ não phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ được thực hiện với tốc độ siêu nhanh. Giờ đây, bé đang xử lý thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận biết tín hiệu từ cả năm giác quan.

Con không thể ngửi thấy bất cứ mùi gì vì bé vẫn còn chìm trong nước ối. Song khi chào đời, mùi hương của mẹ sẽ là một trong những mùi hương đầu tiên bé hít vào, một mùi hương nhanh chóng trở thành mùi hương yêu thích của bé.

Thai 31 tuần có thể phát triển 5 giác quan
Hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ: Thai 31 tuần có thể phát triển 5 giác quan, ngủ nhiều và tập biểu hiện gương mặt

3. Bé có thể chớp mắt chậm

Ngay từ thai 31 tuần, siêu âm có thể nhận ra những chuyển động nhỏ trong nháy mắt của bé. Nghiên cứu cho thấy thai nhi ở tuần thứ 31 chớp mắt rất chậm; khoảng 6 – 15 lần/giờ (so với người lớn, chớp mắt 19 – 20 lần/phút).

4. Phổi bé tiếp tục phát triển

Khi phổi tiếp tục phát triển, thai nhi vẫn đang thực hiện các kỹ năng thở. Cử động thở tăng từ 10 đến 20% sau 28 tuần và sẽ lên 30 đến 40% sau 30 tuần.

5. Bé Ngủ nhiều hơn

Bé sẽ ngủ nhiều và thời gian ngủ lâu hơn, đặc biệt là giấc ngủ REM. Mẹ muốn đánh thức bé? Mẹ hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường.

Thai nhi 31 tuần tuổi biết làm gì?

1. Bé đạp chân và mút ngón tay cái

Ở giai đoạn này, cục cưng của mẹ biết làm những gì? Con sẽ tập biểu hiện gương mặt (méo mó, ngớ ngẩn hoặc hài hước), nấc, nuốt, thở, đạp bằng tay và chân dọc theo thành tử cung và thậm chí mút ngón tay cái.

Trên thực tế, một số thai nhi mút ngón tay cái của mình quá mạnh khi còn trong bụng mẹ đến nỗi chúng được sinh ra với một vết chai trên ngón tay cái!

2. Thai 31 tuần phản ứng với “chuyện ấy” của bố mẹ

Tình dục và cực khoái có thể tác động thú vị đến thai nhi. Một số bé sẽ yên lặng sau khi ba mẹ quan hệ tình dục, trong khi số khác thì rất kích động.

Cả hai phản ứng đều hoàn toàn bình thường và không có cách nào cho thấy bé nhận biết được những gì đang diễn ra. Chỉ là bé vui vẻ theo tâm trạng của mẹ mà thôi. Vì vậy, hãy tiếp tục duy trì cuộc sống tình dục của mẹ nếu mẹ và bé khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

3. Tỷ lệ sống sót nếu sinh ở tuần 31

Mẹ sinh ra ở tuổi thai 31 tuần nghĩa là bé sinh non. Lúc này, bé sẽ phải đối mặt với những nguy cơ của sinh non như : suy hô hấp sơ sinh, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hoại tử ruột sơ sinh…

Trẻ sẽ được chăm sóc đặc biệt tại NICU và hiện nay cùng với sự phát triển của y tế thì tỉ lệ sống sót trẻ sinh non tại tuổi thai này rất cao. Cụ thể, một nghiên cứu lớn tại Hoa Kỳ cho thấy rằng tỉ lệ sống sót của trẻ sinh non 31 tuần lên đến 99%.

thai 31 tuần
Hình ảnh thai nhi 31 tuần trong bụng mẹ: Thai nhi có thể đạp chân, mút ngón tay cái, phản ứng với “chuyện ấy” của bố mẹ

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 31 tuần

1. Hụt hơi và ợ nóng

Cùng với sự phát triển của thai nhi tuần 31, lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40 đến 50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, mẹ hãy dựa gối cao khi ngủ; và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.

2. Cơn gò Braxton Hicks

Nếu mẹ chưa từng bị co thắt thường xuyên các cơ tử cung; mẹ có thể bắt đầu cảm thấy chúng ở tuần này. Cơ co thắt Braxton Hicks thường không đều đặn và đây là cơn gò sinh lí; có thể xuất hiện một lúc rồi biến mất. Tuy vậy, hãy tập luyện hít thở sâu, đều đặn sẽ có lợi cho mẹ sau này khi cơn chuyển dạ thật diễn ra.

3. Đau thắt lưng

Khi thai lớn dần, mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ biết nếu cơn đau thắt lưng trở nên trầm trọng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.

Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng là do tử cung đang lớn lên kèm với những những thay đổi hormone.

  • Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.
  • Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống, có thể khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.

Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ bố giúp đỡ .“Khi mang thai 31 tuần, tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi giúp tôi ngủ ngon hơn”, chị Trâm, quận 4, TP. HCM, cho biết.

thai 31 tuần tuổi
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 31 tuần

4. Đi tiểu thường xuyên hơn

Tử cung của mẹ đang tạo áp lực nhiều hơn lên bàng quang trong tam cá nguyệt thứ ba; khiến tử cung có ít chỗ hơn để lưu trữ nước tiểu. Mẹ có thể cắt giảm số lần đi vệ sinh bằng cách đi tiểu gấp đôi: Đi tiểu, sau đó khi mẹ đi tiểu xong; hãy đi tiểu lại. Điều đó sẽ đảm bảo rằng mẹ đã làm sạch bàng quang hoàn toàn.

>> Xem thêm: Bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai có sao không và cách khắc phục hiệu quả

5. Mẹ mang thai 31 tuần bắt đầu trở nên vụng về

Tư thế thay đổi, bụng bắt đầu lớn và sự thiếu tập trung có thể khiến mẹ trở nên vụng về hơn trong những ngày này. Đừng tự dằn vặt bản thân và hãy nghĩ rằng mình nằm trong đại đa số các mẹ bầu bình thường khác mẹ nhé.

6. Hội chứng mất trí nhớ khi mang thai 31 tuần

Hội chứng mất trí nhớ khi mang thai là do tác động bởi sự tăng nhanh của các hormon (progesterone và estrogen)  có ảnh hưởng tới mọi nơron ở não.  Ngoài ra, stress, bận rộn, mất ngủ cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé! Tình trạng này sẽ dần dần trở về bình thường vài tháng sau khi sinh.

Mẹ cũng đừng căng thẳng khi không thể ghi nhớ tốt được; vì căng thẳng chỉ làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Viết mọi thứ cần làm ra giấy; cài đặt chúng vào điện thoại thông minh; hoặc giao phó trách nhiệm nếu có thể.

7. Các vấn đề về giấc ngủ

Mất ngủ khi mang thai là một tình trạng khó chịu khác trong tam cá nguyệt thứ ba phổ biến. Mẹ mất ngủ vì những triệu chứng khác nhau khi mang thai: chẳng hạn như chuột rút ở chân, ợ chua; đi tiểu thường xuyên và lo lắng; cùng với sự sụt giảm của các hormone thai kỳ. Nếu căng thẳng khiến mẹ trằn trọc suốt đêm; hãy nói chuyện đó với bạn bè hoặc người thân.

Để có thể ngủ ngon hơn, mẹ bầu nên có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn tâm trí, giữ phòng mát mẻ, ngâm chân trước khi ngủ, dùng thực phẩm giúp dễ ngủ phù hợp với bà bầu

Lời khuyên của bác sĩ để thai 31 tuần phát triển tốt

1. Để ý chế độ dinh dưỡng

Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con

Nhiều mẹ thắc mắc khi mang thai 31 tuần thì nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên:

1.1. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm lành mạnh bao gồm: trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, thực phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá.

1.2. Cung cấp đủ nước theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Hỏi bạn nên uống bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày và loại chất lỏng nào là tốt nhất cho bạn và hạn chế caffein dưới 200 miligam mỗi ngày.

1.3. Hạn chế ăn cá (dưới 2 khẩu phần trong một tuần)

Chọn cá chứa ít thủy ngân như cá ngừ đóng hộp, tôm, cá hồi, cá tuyết hoặc cá rô phi. Không ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngói, cá thu.

1.4. Chia bữa ăn nhỏ trong ngày

Điều này giúp kiểm soát chứng ợ nóng bằng cách ăn 4 hoặc 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì các bữa ăn lớn. Tránh thức ăn cay.

1.5. Uống vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn

Tiếp tục duy trì việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin như từ đầu thai kì, đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic và DHA.

1.6. Bổ sung thực phẩm chứa canxi

Khi thai nhi 31 tuần, mẹ cần bổ sung thêm canxi để giúp hệ xương của bé phát triển. Lượng canxi khuyến nghị mẹ bầu nên hấp thụ mỗi ngày khoảng 1,000g. Mẹ có thể ăn thêm sữa chua, phô mai, váng sữa… để cung cấp thêm canxi cho cơ thể nhé.

1.7. Ăn thực phẩm chứa magie

Mẹ bầu bổ sung một lượng magie tương ứng để đồng hóa canxi. Cứ 1000g canxi sẽ phải cần 400g magie để đồng hóa. Thực phẩm chứa nhiều magie như đậu đen, atiso, cám yến mạch, bí ngô,…

1.8. Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều DHA

DHA là dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của em bé ngay từ khi còn ở trong bụng. Mẹ nên ăn thêm các loại dầu cá, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh,… để bổ sung DHA nhé.

1.9. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt và protein

Điều này sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh non. Theo đó, lượng sắt mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 27mg. Thực phẩm nhiều sắt như rau màu xanh đậm, nho khô, thịt gia cầm,…. Thực phẩm nhiều protein như thịt, trứng, đậu xanh…

Sau khi biết thai 31 tuần nên ăn gì rồi, để giúp cho sức khỏe của mẹ được đảm bảo, mẹ đọc thêm về chế độ luyện tập và vận động ở nội dung tiếp theo nhé.

2. Mẹ mang thai 31 tuần nên tập thể dục như thế nào?

Mẹ mang thai 31 tuần nên tập thể dục như thế nào?
Mẹ mang thai 31 tuần nên tập thể dục nhẹ nhàng với một số động tác đơn giản

Mẹ nên thực hiện một số động tác kéo giãn đơn giản: Nếu mẹ bị căng thẳng ở cổ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, do tư thế không phù hợp; có thể dẫn đến đau cổ. Hãy tập bài tập sau để thả lỏng cơ bắp và thư giãn tinh thần.

  • Bắt đầu bằng cách nghiêng đầu sang một bên, không nâng cao vai mà cứ giữ vai thả lỏng tự nhiên.
  • Giữ trong 3 giây và thở ra.
  • Lặp lại ở phía bên kia.
  • Thực hiện vài lần một ngày – tại bàn làm việc của mẹ hoặc bất cứ chỗ nào bạn thấy tiện.

3. Chăm sóc bản thân khi mang thai 31 tuần

– Theo dõi tình trạng sưng phù mặt: Nếu bạn bị sưng mặt đột ngột, hãy đi khám ngay. Cùng với những thay đổi về thị lực và đau đầu, sưng phù có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Chứng rối loạn này thường phát triển vào cuối thai kỳ, sau tuần 20 và được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của huyết áp cao, sưng tay và mặt nghiêm trọng.  Một số cơ quan có thể không hoạt động bình thường, bao gồm cả protein trong nước tiểu.

– Uống nhiều nước: Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khi bạn mang thai, đặc biệt là khi thai nhi ngày càng lớn hơn. Nước giữ cho hệ thống làm mát của cơ thể hoạt động trơn tru, bằng cách phân tán nhiệt thừa dưới dạng mồ hôi. Thiếu nước sẽ khiến bạn luôn mệt mỏi, kiệt sức và đau đầu. Nước có thể làm gì khác? Nước sẽ làm dịu làn da của bạn khi bạn có cảm giác ngứa ngáy. Nước chống lại khô da bằng cách giữ cho da bạn ngậm nước, giúp da mềm mại.

4. Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch

Tập thể dục hàng ngày để cải thiện tuần hoàn, nghỉ ngơi thường xuyên. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, không tăng cân quá nhiều, kê cao chân thường xuyên và ngủ nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên các mạch máu chính.

5. Nhờ sự hỗi trợ từ bạn bè, người thân trong giai đoạn thai kỳ này

thai 31 tuần tuổi
Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ chăm sóc bản thân thế nào để thai khỏe mạnh?

Bắt đầu sắp xếp người giúp đỡ. Bạn bè và gia đình thường thích ghé thăm và giúp đỡ sau khi bé sinh ra, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn và không kịp chuẩn bị một ý tưởng để sắp xếp công việc cho mọi người. Vậy hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:

  • Bất cứ ai đề nghị giúp đỡ mẹ trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ.
  • Chọn một người giúp mẹ thiết lập thời khóa biểu và sắp xếp, điều phối những sự giúp đỡ.
  • Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho một người bạn.
  • Lên lịch và sắp xếp người chăm lo những đứa con lớn hơn (nếu có).
  • Tìm một người giúp những việc vặt trong nhà.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 31 tuần

1. Thai 31 tuần ngôi đầu có sao không?

Ngôi đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé đi ra dễ dàng hơn.

Thai 31 tuần ngôi đầu có phải dấu hiệu sinh sớm? Nếu bác sĩ kết luận ngôi thai đầu ở từ tuần 28 trở đi là thai kỳ đang phát triển bình thường, thai nhi theo ngôi thuận và thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Nếu nói ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này cũng không hoàn toàn đúng; bởi theo các bác sĩ chuyên khoa; chỉ một yếu tố thì không nói lên được điều gì, mẹ nên theo dõi những dấu hiệu khác như: thai 31 tuần gò cứng bụng, ra nước âm đạo, đau vùng lưng dưới, ra dịch hồng… để biết chính xác tình trạng của thai nhi.

Thai 31 tuần ngôi đầu có nghĩa là thai đang phát triển bình thường
Thai 31 tuần ngôi đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở

>>Xem thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất

2. Mẹ mang thai 31 tuần gò cứng bụng phải làm gì?

Nhiều phụ nữ khi mang thai đến tuần 31 cảm thấy cơ tử cung thỉnh thoảng siết chặt hoặc thai 31 tuần gò cứng bụng. Đó có thể là cơn gò co thắt Braxton Hicks thường xảy ra trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ. Chúng xảy ra không thường xuyên, thường kéo dài khoảng 30 giây và không đau.

Mẹ có thể phân biệt giữa những biểu hiện của dọa sinh non với dấu hiệu sinh non thực sự:

Nếu cơn gò là trường hợp dọa sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng có tính chất từng cơn; tức nặng bụng dưới, đau lưng; ra dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng dưới 30 giây; cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.

Nếu cơn gò là dấu hiệu sinh non:

  • Mẹ sẽ thấy đau bụng từng cơn, tính chất đều đặn và tăng dần; ra dịch âm đạo, dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Cơn co tử cung có tính chất dày hơn từ 2 – 3 lần/10 phút và tăng dần theo thời gian; cổ tử cung mở trên 2cm; thành lập đầu ối và vỡ ối.

chăm sóc mẹ bầu

3. Thai nhi 31 tuần đạp nhiều có phải là vấn đề?

Ở tuần thứ 31, em bé đang ở giữa giai đoạn bùng nổ tăng trưởng và sẽ nhanh chóng đạt được cân nặng và chiều cao khi sinh của bé. Bé di chuyển rất nhiều, huých, đạp và thực hiện các cú nhào lộn. Tất cả những điều này có thể làm mẹ thức giấc vào ban đêm, nhưng cũng báo hiệu rằng bé đang hoạt động và khỏe mạnh.

4. Thai 31 tuần nặng 2kg có to không?

Cân nặng trung bình của thai 31 tuần nằm ở khoảng 1,5 kg. Tuy nhiên, nếu thai 31 tuần nặng 2kg thì bé đang phát triển nhanh hơn bình thường. Trên thực tế, có một số bé được coi là thai nhi lớn so với tuổi thai (Fetal Macrosomia). Nhưng để chẩn đoán chính xác tình trạng này, mẹ sẽ cần phải trao đổi với bác sĩ để biết cụ thể hơn.

Bác sĩ sẽ dựa vào những tiêu chí sau để xác định em bé của mẹ có phải là thai nhi lớn so với tuổi thai không:

  • Bề cao tử cung (khoảng cách từ đáy tử cung đến xương mu).
  • Lượng nước ối, bao quanh em bé bên trong bụng mẹ. Nếu có lượng nước ối lớn bất thường (đa ối), em bé có thể lớn hơn mức trung bình.
  • Cân nặng ước tính của em bé dựa trên tính toán siêu âm.
  • Tuổi thai theo tính theo ngày dự kiến sinh theo siêu âm 3 tháng đầu.

5. Thai 31 tuần đã quay đầu chưa?

Như đã nói ở trên, thai 31 tuần đã có thể quay đầu. Có bé quay đầu rất sớm ở tuần 29 nhưng cũng có bé đợi đến cuối thai kỳ, tầm khoảng 35-36 tuần mới chịu quay. Do đó, nếu thai nhi 31 tuần chưa quay đầu là rất bình thường. Nếu như sau tuần 36 bé vẫn chưa chịu quay mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ.

>> Xem thêm: Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi mang thai ở tuần 31

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi mang thai ở tuần 31 
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi mang thai ở tuần 31 

Khi mang thai ở tuần 31, việc giao tiếp và trao đổi với bác sĩ rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng bạn có thể trao đổi với bác sĩ.

  • Sức khỏe của bản thân: Hãy chia sẻ về tình trạng sức khỏe của bạn với những triệu chứng bất thường như đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
  • Tiêm phòng: Hỏi bác sĩ về các tiêm phòng cần thiết hoặc khuyến nghị cho giai đoạn này của thai kỳ.
  • Kế hoạch sinh sản: Nếu bạn chưa thảo luận về kế hoạch sinh sản và nơi bạn muốn sinh con, hãy nói chuyện về điều này với bác sĩ để có sự tư vấn phù hợp.
  • Xét nghiệm và siêu âm: Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Lịch trình tái khám: Hỏi về lịch trình kiểm tra và lần khám thai tiếp theo để bạn chuẩn bị và sắp xếp thời gian cho các cuộc hẹn tiếp theo.
  • Chế độ sinh hoạt: Hãy thảo luận về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất phù hợp cho giai đoạn thai kỳ này. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về cách duy trì sức khỏe tốt cho cả bản thân mẹ và thai nhi.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về cơn đau chuyển dạ: Hãy hỏi về triệu chứng vượt cạn và cách phân biệt giữa cơn đau sản và cơn đau thường.
  • Kế hoạch cho giai đoạn sau khi sinh: Bạn cũng có thể thảo luận về kế hoạch cho giai đoạn sau sinh bao gồm việc chăm sóc bản thân và chăm sóc thai nhi.

Hãy nhớ rằng bác sĩ là người chuyên nghiệp có nhiệm vụ giúp bạn có một thai kỳ và quá trình sinh con khỏe mạnh. Hãy tự tin thảo luận mọi vấn đề, câu hỏi hoặc lo ngại để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của cả bạn và thai nhi.

Những xét nghiệm nào cần thực hiện ở tuần 31

Trong giai đoạn thai kỳ ở tuần 31, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Siêu âm: Siêu âm thai kỳ là một xét nghiệm quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kích thước của thai, lưu lượng máu đến tử cung và thai nhi. Đồng thời, siêu âm cũng là cách kiểm tra các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi và gan. Siêu âm còn giúp xác định vị trí của thai nhi trong tử cung.
  • Đo huyết áp: Đo huyết áp thường xuyên để theo dõi áp lực máu của bạn. Huyết áp cần được kiểm soát để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra sự tồn tại của bất kỳ vấn đề về nước tiểu hoặc nhiễm trùng nào. Nước tiểu cũng có thể chứa thông tin về các dấu hiệu sẽ xuất hiện trong trường hợp vượt cạn.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra chức năng thận, mức đường huyết, và nồng độ sắt trong máu. Điều này có thể quan trọng để theo dõi sự phát triển cũng như sức khỏe của thai nhi.
  • Đánh giá tình trạng tử cung: Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tử cung của bạn để kiểm tra xem liệu bạn có dấu hiệu sinh non không.

Những xét nghiệm cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe cá nhân của bạn và lịch trình khám thai. Hãy thảo luận với bác sĩ về xét nghiệm cụ thể mà bạn cần trong giai đoạn thai kỳ ở tuần 31.

[inline_article id=2464]

Trên đây là các thông tin thai 31 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích cho mẹ và giúpp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.