Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Thai 40 tuần – tuần về đích, bé có thể dài 50,5cm, nặng đến 3,44kg và có thể phát triển thêm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc kích sinh hoặc can thiệp nếu quá tuần thai mà bé chưa chào đời. Ngoài ra, mẹ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo.

Mốc thai 40 tuần tuổi rồi, xin chúc mừng hai mẹ con. Vì bé đã lớn nên không thể ở mãi trong bụng mẹ. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu chào đời vào tuần tiếp theo thì bác sĩ có thể “kích sinh” để giữ an toàn cho hai mẹ con.

Sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần

1. Thai 40 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần thai thứ 40, bé thường dài 50,5cm, có thể nặng đến 3,44kg và vẫn tiếp tục phát triển thêm. Mẹ sẽ thấy bé ở kỳ thai 40 tuần gò nhiều hơn các tuần khác (chuyển động nhiều hơn). Nếu cường độ gò của bé giảm mạnh, mẹ nên đến bệnh viện khám ngay để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra nhé.

Bé 40 tuần tuổi đã lớn nên không thể ở mãi trong bụng mẹ. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu chào đời vào tuần tiếp theo thì bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” để giữ an toàn cho hai mẹ con.

Tính từ ngày dự sinh, bác sĩ sẽ không để mẹ mang thai thêm quá 2 tuần vì như vậy sẽ dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có một số ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn 3 tuần tính từ ngày dự sinh song trẻ sinh ở tuần thứ 42 trở đi dễ mắc phải chứng da khô và vượt quá cân nặng chuẩn.

Bên cạnh đó, thời gian chờ sinh lâu cũng làm gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung ở người mẹ và có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần cũng dễ gia tăng tổn thương khi sinh thường và nguy cơ cao là mẹ phải sinh mổ.

2. Thai 40 tuần là mấy tháng?

Mẹ thắc mắc thai 40 tuần là bao nhiêu tháng? Nếu đang ở tuần thai thứ 40 thì là tháng thứ 9 của thai kỳ nhé mẹ. Ngày dự sinh đã cận kề, mẹ có thể gặp bé trong hôm nay hay vài ngày nữa đấy.

3. Làn da của trẻ sơ sinh

Thông thường, mọi em bé đều được sinh ra với làn da có màu đỏ tím, sau đó da sẽ chuyển sang màu đỏ hồng trong khoảng một vài ngày. Tông màu đỏ hồng bắt nguồn từ các mạch máu có thể được nhìn thấy qua làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tay và chân của bé có thể hơi xanh vì tuần hoàn máu vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành, chưa có đủ oxy và hồng cầu.

Trong 6 tháng tới, làn da của bé sẽ trở về màu sắc thật và cố định đến khi trưởng thành. Mặt khác, lớp sáp bã nhờn bao phủ khắp cơ thể thai nhi, hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm, hiện tại đã tan biến. Chính vì thế, làn da của trẻ sơ sinh có thể bị khô tại một số vị trí ngẫu nhiên.

>>> Đọc thêm: Hình ảnh sự phát triển của thai nhi từ tuần 31 đến tuần 40

4. Thai nhi 40 tuần gò nhiều

Mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ sản khoa biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi 40 tuần gò nhiều. Em bé lúc này sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh, do đó nhiều nguy cơ sẽ có vấn đề xảy ra khi hiện tượng thai nhi 40 tuần gò nhiều bị giảm cường độ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 40 tuần

Tuần dự sinh đã đến mà em bé vẫn chưa có dấu hiệu chào đời thì hẳn mẹ nào cũng lo lắng, nhất là khi bạn nhận được những lời hỏi thăm từ gia đình, bạn bè. Điều này rất bình thường, mẹ không cần phải sốt ruột. Có thể trong vài ngày tới, cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện hoặc nếu mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp giục sinh để giúp em bé chào đời đúng thời điểm.

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cổ tử cung của mẹ để sử dụng một phương pháp giục sinh phù hợp. Nếu cổ tử cung của mẹ chưa có dấu hiệu mềm, mỏng hoặc giãn ra (mở) có nghĩa là cơ thể chưa sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng hormone hoặc phương pháp cơ học để làm “già” cổ tử cung của mẹ trước khi can thiệp.

Đôi khi, các phương pháp này sẽ tạo ra cơn chuyển dạ đột ngột. Tùy vào tình trạng của mẹ, tiến trình có thể diễn ra theo nhiều bước bao gồm làm mòn hoặc làm rách lớp màng nhầy hoặc sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) để bắt đầu các cơn co thắt. Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Trong thời gian sử dụng phương pháp giục sinh, nếu thấy chuyển động của thai nhi chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.

>>> Đọc thêm: Làm gì khi thai nhi 40 tuần chưa chuyển dạ?

Thai 40 tuần

Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần

1. Không nên đi xa khi thai tuần 40 tuổi

Tuần thai thứ 40 là thời điểm sinh đẻ, vì vậy mẹ không nên đi xa nhà để đảm bảo cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi, đặc biệt nếu mẹ thuộc trường hợp dưới sau:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh cao huyết áp
  • Nhau thai bất thường hoặc chảy máu âm đạo
  • Nguy cơ sinh non
  • Có tiền sử bệnh đông máu

2. Kiểm tra vùng xương chậu

Lúc thai 40 tuần tuổi, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trước khi sinh, đặc biệt là thực hiện kiểm tra vùng xương chậu của mẹ. Điều này giúp bác sĩ có thể xác định các điều kiện sinh của mẹ có thuận lợi không bao gồm:

3. Tránh căng thẳng

Sắp đến ngày sinh, mẹ nào cũng hồi hộp, lo lắng, nhất là các chị em lần đầu mang thai. Tuy nhiên, mẹ không nên quá căng thẳng vì sẽ khiến nhịp tim đập nhanh gây rối loạn tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

4. Chuẩn bị đồ đi sinh khi thai 40 tuần tuổi

Ở tuần thai này, mẹ nên chuẩn bị sẵn các đồ đi sinh tại bệnh viện bao gồm:

  • Tã, bỉm, khăn sữa
  • Sữa cho trẻ sơ sinh đề phòng trường hợp sữa mẹ không về kịp
  • Dụng cụ ăn, uống cho mẹ và bé
  • Băng vệ sinh
  • Giỏ đựng đồ
  • Phích nước nóng, chậu, khăn, bàn chải đánh răng
  • Khăn chùm đầu

5. Thảo luận với bác sĩ nếu đã quá ngày dự sinh

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi kể từ khi bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi có bầu của thai phụ. Tuy nhiên, khoảng 10% thai nhi sẽ sinh ra sớm hơn hoặc muộn hơn ngày dự sinh.

Thai quá ngày dự sinh là tình trạng thai nhi vẫn chưa sinh ra trong vòng 42 tuần kể từ ngày dự sinh. Tình trạng này có thể gây ra một số nguy cơ cho cả thai nhi và sản phụ, bao gồm:

  • Thai chết lưu
  • Nhiễm trùng ối
  • Tăng nguy cơ sinh mổ
  • Tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật

Khi quá ngày dự sinh, thai phụ cần đi khám bác sĩ ngay để được theo dõi và kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi như:

  • Siêu âm để kiểm tra kích thước, cân nặng và vị trí của thai nhi
  • Theo dõi nhịp tim thai
  • Kiểm tra lượng nước ối

Nếu thai nhi khỏe mạnh, bác sĩ sẽ theo dõi thêm và có thể cho thai phụ thực hiện một số các phương pháp khởi phát chuyển dạ như bóc tách màng ối, bấm ối, khởi phát chuyển dạ bằng foley…

Nếu thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi và sản phụ.

Khi thảo luận với bác sĩ về tình trạng thai quá ngày dự sinh, thai phụ nên chuẩn bị những thông tin sau:

  • Ngày dự sinh
  • Tiền sử thai kỳ và sức khỏe
  • Kết quả khám thai gần nhất
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà thai phụ gặp phải

Bà bầu cũng nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:

  • Tình trạng sức khỏe của thai nhi hiện tại như thế nào?
  • Các biện pháp kích thích chuyển dạ có thể gây ra những rủi ro gì?
  • Khi nào thì cần sinh mổ?

Việc thảo luận với bác sĩ một cách cởi mở và đầy đủ thông tin sẽ giúp thai phụ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của thai nhi và có quyết định phù hợp nhất cho cả hai mẹ con.

Gợi ý cho mẹ bầu

1. Tập luyện nhẹ nhàng

Bạn không cần vận động gắng sức. Hãy xoay người từ bên này sang bên kia, từ từ vặn ở thắt lưng, để cánh tay vung tự do. Bạn cũng có thể siết chặt mông và giữ 5 giây, sau đó thả ra. Hãy thử thực hiện 15-20 động tác xoay cánh tay và siết chặt mông sẽ tốt cho việc sinh hơn là ngồi thụ động.

>>> Đọc thêm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

2. Đi dạo hoặc làm cho tâm trí bận rộn

Điều này sẽ giúp giờ khắc sinh nở đến nhanh hơn, bạn sẽ không thấy mệt mỏi vì chờ đợi.

3. Lưu ý về các dấu hiệu chuyển dạ

Bạn có thể tìm hiểu thêm các dấu hiệu sắp chuyển dạ trên MarryBaby để biết mình sắp sinh hay chưa, từ đó đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Sự phát triển của thai nhi tuần 40 gần như đã hoàn thiện và sẵn sàng cho quá trình chào đời của bé. Vì vậy lúc này mẹ nên chú ý bồi bổ, nghỉ ngơi và chăm đi khám thai nhiều hơn, không nên đi xa để đảm bảo cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ nhé.

[inline_article id=272628]