Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ngứa đầu ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Ngứa đầu ngực khi mang thai là chuyện chẳng mấy hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Tuy không mấy nguy hại nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nghiêm trọng. Vì thế, mẹ cần quan tâm và có biện pháp chăm sóc vùng núi đôi tốt hơn.

Suốt 9 tháng 10 ngày, cơ thể phụ nữ thường trải qua khá nhiều biến đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Theo đó, mẹ bầu phải đối mặt với những vấn đề khó chịu như ốm nghén, thèm ăn, mất ngủ và cả tình trạng ngứa đầu ngực khi mang thai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa đầu ngực khi mang thai

Vùng ngực và nhũ hoa của mẹ bầu thường xuất hiện cảm giác ngứa do một trong những nguyên nhân dưới đây:

1. Thay đổi nội tiết tố

Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao trong thai kỳ sẽ dẫn đến sự thay đổi ở các mô ngực, từ đó khiến cho vùng da tại vị trí này trở nên nhạy cảm hơn. Mặt khác, thai phụ có làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với quần áo, mồ hôi hoặc bụi bẩn từ môi trường ngoài thường cũng rất dễ bị ngứa, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa và phần dưới ngực.

>>> Bạn có thể tham khảo: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

2. Viêm da cơ địa dị ứng (Atopic dermatitis)

Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ngứa đầu ngực khi mang thai. Bệnh lý này là một hình thức của chàm (Eczema), một phản ứng hay tình trạng viêm tái phát nhiều lần, không lây và ngứa.

Người gặp phải viêm da cơ địa thường xuất hiện những triệu chứng như ngứa vùng ngực hoặc một số vị trí khác trên cơ thể. Đôi khi có kèm theo một số biểu hiện khác như da khô, nứt nẻ, thậm chí là nổi vảy. Vấn đề này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, đi dưới nắng quá lâu hoặc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

3. Ngực phát triển

Nguyên nhân gây ngứa ngực khi mang thai

Khi mang thai, kích thước vòng 1 của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến cho da ở vùng ngực căng ra, làm xuất hiện các vết rạn da gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này còn tăng nhiều hơn khi càng về cuối thai kỳ.

Bên cạnh đó, ngực phát triển cũng ảnh hưởng đến tuyến sản xuất nhờn. Mất đi lớp dầu trên bề mặt, da sẽ trở nên khô và dễ bị kích ứng.

4. Phát ban nhiệt

Ngứa đầu ngực khi mang thai nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chứng phát ban nhiệt. Triệu chứng này thường gặp ở những thai phụ sống tại nơi có khí hậu nóng ẩm, hoặc khi vận động quá sức ở môi trường có nhiệt độ cao. Đi kèm theo những cơn ngứa ngáy có thể là những mụn nước nhỏ nổi thành từng cụm.

5. Dị ứng thông thường

Như đã đề cập sự biến động của hormone thai kỳ khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng. Phổ biến nhất trong số đó bao gồm:

  • Xà phòng
  • Các chất tẩy rửa
  • Nước hoa và chất khử mùi
  • Sản phẩm chăm sóc da

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách hạ sốt cho bà bầu an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc

6. Nhiễm nấm Candida

Ngứa đầu ngực khi mang thai có thể do nhiễm nấm Candida. Với những phụ nữ mang thai và khu vực xung quanh bị ngứa, bong tróc kèm đau đớn khi bé bú, hãy gọi cho bác sĩ vì đó là những dấu hiệu của nhiễm nấm Candida. Bác sĩ có thể kê toa một loại kem chống nấm để đặt lên núm vú và vú của bạn, ngoài ra có một số loại thuốc chống nấm nhẹ bạn có thể uống bằng miệng.

Ngứa đầu ngực khi mang thai có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe phức tạp hơn

bà bầu bị ngứa ngực

Ung thư vú dạng viêm được xem là nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng ngứa nhũ hoa khi mang thai. Mặt khác, biểu hiện ngứa đôi khi cũng có thể là triệu chứng của bệnh nghiêm trọng như Paget vú – một vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với viêm da cơ địa dị ứng.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng trong bệnh Paget, vùng da quanh quầng vú và núm vú đều bị ảnh hưởng. Theo đó, một số triệu chứng dễ gặp khác như: da ngực đỏ, núm vú tiết dịch, xuất hiện khối u ở vú…

Ngoài ra, ở những mẹ mới bắt đầu cho con bú cũng thường gặp vấn đề viêm vú. Tình trạng nhiễm trùng này có thể khiến mẹ sau sinh thấy ngứa xung quanh vú hoặc thậm chí bị đau, nhức ngực khi chạm vào.

Ngay cả khi mẹ bầu bị ung thư, việc áp dụng các biện pháp như hóa, xạ trị hay liệu pháp hormone cũng gây ra tác dụng phụ là ngứa.

[inline_article id=246917]

Mách bạn cách giải quyết vấn đề ngứa nhũ hoa khi mang thai

Với tình trạng viêm da cơ địa dị ứng, bạn có thể giảm cảm giác ngứa ngáy bằng cách dùng kem dưỡng ẩm. Để có hiệu quả cao, bạn nên bảo quản kem trong tủ lạnh sau đó thoa lên ngực mỗi khi thấy khó chịu. Cách làm này sẽ giúp da được thư giãn và giảm cảm giác nóng rát do viêm.

Nếu là do nhiễm trùng vú khi cho con bú, mẹ sau sinh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Cùng với đó, bạn cũng sẽ được khuyên nên dành thời gian để nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thêm thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Riêng những vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh Paget hoặc ung thư vú dạng viêm, tùy tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đề xuất hướng giải quyết phù hợp nhất cho bạn.

Những lưu ý để phòng ngừa ngứa núi đôi khi mang thai

kem dưỡng ẩm trị ngứa ngực khi mang thai

Tùy theo nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị nhất định. Nhìn chung, phần lớn triệu chứng ngứa được giải quyết bằng cách sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp, vệ sinh da bằng nước ấm và xà phòng dành cho da nhạy cảm. Lưu ý rằng khi lựa chọn đồ dùng trên da, bạn nên tránh những loại chứa chất tạo màu vì sẽ khiến tình trạng ngứa thêm trầm trọng hơn.

Việc chăm sóc da đúng cách là chìa khóa để ngăn ngừa chứng ngứa đầu ngực khi mang thai. Đặc biệt, bạn phải luôn giữ cho vùng da ở ngực luôn được sạch sẽ, khô thoáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Uống thuốc tẩy giun Fugacar khi mới mang thai có hại gì không?

Khi nào cần đến bệnh viện kiểm tra?

Trong trường hợp nếu cơn ngứa ngáy, khó chịu ở vùng núi đôi không thuyên giảm trong vài ngày, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, với những tình huống sau đây, việc đến bệnh viện để kiểm tra là điều bắt buộc cần thực hiện:

  • Cơn đau nhức vú tột độ
  • Xuất hiện chất dịch có màu nâu, vàng hoặc thậm chí là máu ở đầu ngực
  • Tụt núm vú
  • Có những mô dày bất thường ở ngực
  • Có sự giống nhau giữa vùng da ngực với vỏ cam

Mẹ bầu khi gặp phải cơn ngứa đầu ngực khi mang thai, điều đầu tiên bạn không nên tỏ ra hoang mang, lo lắng. Bởi lẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vấn đề này. Trong trường hợp nếu bạn cảm thấy cơn ngứa ngáy có kèm theo những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện, thực hiện thêm một vài xét nghiệm nhất định và đưa ra kết luận chính xác cho bạn.

[inline_article id=247757]