Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Đa nang buồng trứng và những điều cần biết

Đa nang buồng trứng là tình trạng rối loạn nội tiết mãn tính có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt; cân nặng; vẻ bề ngoài và ngay cả sự sản xuất hormone insulin trong cơ thể phụ nữ. Hậu quả nghiệm trọng nhất của đa nang buồng trứng có thể dẫn tới vô sinh.

Hội chứng đa nang buồng trứng là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này có thể gây vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các chị em về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé!

Hội chứng đa nang buồng trứng là gì?

Theo bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có thể có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc kéo dài hoặc lượng nội tiết tố nam (androgen) dư thừa. Buồng trứng có thể phát triển nhiều bộ sưu tập nhỏ chất lỏng (nang) và không thể giải phóng trứng thường xuyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS thường phát triển vào khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong tuổi dậy thì. Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS khác nhau như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS.
  • Mức độ nội tiết tố nam tăng cao có thể dẫn đến rậm lông; nổi mụn trứng cá; và có thể bị chứng hói đầu ở nam giới.
  • Buồng trứng của bạn có thể to lên và chứa các nang bao quanh trứng khiến buồng trứng không hoạt động thường xuyên.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao bị hội chứng đa nang buồng trứng?

Nguyên nhân phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng chưa được xác nhận cụ thể. Nhưng theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng là do thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước; kết hợp với một số yếu tố từ môi trường như lối sống, chế độ ăn uống.

Ngoài ra, mức độ nội tiết tố nam (androgen) cao hơn bình thường gây kiểm soát và ngăn buồng trứng phóng thích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, điều này còn có thể gây ra mọc thêm nhiều lông và mụn trứng cá. Đây chính là hai dấu hiệu thường gặp của PCOS.

Bên cạnh đó, việc kháng hormone insulin là khi các tế bào không phản ứng bình thường với insulin. Kết quả là nồng độ insulin trong máu của trở nên cao hơn bình thường. Nhiều phụ nữ mắc PCOS thường bị kháng insulin, đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì; có thói quen ăn uống không lành mạnh; không hoạt động thể chất đầy đủ và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường (thường là bệnh tiểu đường loại 2).

Cách điều trị hội chứng đa nang buồng trứng

Cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ khác nhau tùy theo người phụ nữ đã lập gia đình và chưa lập gia đình. Nguyên tắc chung là thúc đẩy hiện tượng phóng noãn xảy ra. Với những người chưa muốn có thai hoặc chưa lập gia đình, biện pháp đơn giản nhất là dùng thuốc viên ngừa thai nhằm duy trì kinh nguyệt; làm giảm các triệu chứng nam hóa; và để bảo vệ lớp vỏ buồng trứng không bị xơ chai.

Với phụ nữ đã lập gia đình sẽ dùng thuốc kích thích phóng noãn để kích thích trứng phát triển đến một kích thước đủ lớn. Điều này nhằm phá vỏ nang trứng và chui ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật rạch lớp vỏ buồng trứng để tạo điều kiện cho trứng đã lớn có thể dễ dàng đi ra khỏi nang trứng. Tuy nhiên, nếu sau 6 chu kỳ điều trị mà vẫn không hiệu quả, người bệnh hiếm muộn sẽ được tư vấn sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác.

[inline_article id=259199]

Hội chứng buồng trứng đa nang có thai được không?

Nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nghĩ bằng bản thân không thể thụ thai được. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu về vấn đề vô sinh và PCOS cho thấy bệnh nhân PCOS vẫn có thể có thai được. Theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp tăng khả năng mang thai.

1. Giảm cân

Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và cải thiện khả năng sinh sản.

2. Dược phẩm

Sau khi biết được nguyên nhân bạn bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp bạn rụng trứng. Từ đó, bạn vẫn có thể có thai tự nhiên.

3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

IVF có thể là một lựa chọn nếu thuốc chữa hội chứng đa nang buồng trứng không có tác dụng. Trong IVF, trứng của bạn được thụ tinh với tinh trùng của chồng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi vào tử cung của bạn để làm tổ và phát triển. So với chỉ dùng thuốc, IVF có tỷ lệ mang thai cao hơn.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn khi các lựa chọn trên không hiệu quả. Vỏ ngoài của buồng trứng dày lên ở phụ nữ bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Điều này được cho là nguyên nhân ngăn cản quá trình rụng trứng tự phát. Phẫu thuật khoan buồng trứng là bác sĩ sẽ tạo một vài lỗ trên bề mặt buồng trứng với tia laser hoặc một cây kim nhỏ được đốt nóng bằng điện. Phẫu thuật thường phục hồi quá trình rụng trứng, nhưng chỉ trong 6 đến 8 tháng.

[inline_article id=266724]

Hy vọng với thông tin về nguyên nhân và cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ giúp ích cho các chị em. Chúc các chị em sớm có tin vui nhé!