Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn kim chi được không? 4 cách ăn với kim chi đảm bảo bà bầu thích mê

Bà bầu ăn kim chi được không? Bà bầu thường e ngại đặc điểm cay nồng của kim chi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, kim chi rất giàu lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch. Bỏ qua món này trong giai đoạn mang thai thì thật đáng tiếc.

Kim chi là một loại thực phẩm lên men giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và hạ đường huyết. Ngoài ra, nó còn có công dụng chống lão hóa. Kim chi không chỉ tốt cho hệ miễn dịch của mẹ mà cũng tốt cho bé về lâu về dài. Cùng tìm hiểu xem bà bầu ăn kim chi được không nhé!

Thành phần dinh dưỡng từ kim chi 

Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn kim chi được không; chúng ta nên biết rõ chất dinh dưỡng mà kim chi mang đến. Thành phần chính của kim chi là bắp cải và trong 150g kim chi chúng ta có các chất dinh dưỡng gồm:

  • Chất xơ: 2,4g
  • Vitamin A: 7.50 mcg
  • Vitamin B1: 0.015 mg
  • Vitamin B2: 0.315 mg
  • Vitamin B3: 1.650 mg
  • Vitamin B6: 0.320 mg
  • Vitamin E: 0.17 mg
  • Acid folic: 78.00 mcg
  • Vitamin K: 65.4 mcg
  • Canxi: 49.50 mg
  • Sắt: 3.75 mg
  • Magie: 21.00 mg
  • Phốt pho: 36.00 mg
  • Natri: 747.00 mg
  • Kẽm: 0.33 mg
  • Protein: 1.65 g
  • Nước: 141.45 g

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bắp cải được không? Công dụng tuyệt vời đối với thai nhi

Bà bầu ăn kim chi được không?

Bà bầu ăn kim chi được không? Khi còn nằm trong bụng mẹ, hệ vi sinh vật trong ruột của bé tương đối đơn giản và hầu hết là lợi khuẩn tốt do nước ối của mẹ đưa sang. Trong quá trình sinh nở, ruột của thai nhi bị quá tải vi khuẩn từ âm đạo. Khi ra khỏi ống sinh, trẻ sẽ tiêu hóa vi khuẩn thông qua da và qua sữa mẹ.

Do đó bà bầu nên bổ sung các lợi khuẩn từ thực phẩm lên men như kim chi để giúp hệ vi sinh đường ruột của bé mau chóng phát triển ngay từ khi còn trong bào thai. Chưa kể, bà bầu ăn kim chi còn giúp đem lại các lợi ích sau:

1. Bà bầu ăn kim chi được không? Ăn kim chi giúp trị nấm

Khi mang thai, mẹ dễ bị nhiễm nấm âm đạo nhưng lại e ngại các loại kem bôi và thuốc kê toa có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn như kim chi và sữa chua, giúp ngăn ngừa nấm sinh sôi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

2. Tăng cường hệ sinh thái dạ dày

Bà bầu ăn kim chi được không? Khi các loại rau được lên men thành kim chi, hàm lượng dưỡng chất trong chúng sẽ tăng lên. Hệ vi sinh trong kim chi có công dụng tương tự các enzyme giúp giữ lại dưỡng chất. Nhờ đó mà máu có thể dễ dàng phân phối dưỡng chất đến các tế bào của thai nhi, hỗ trợ sự phát triển cơ thể và trí não của bé, hệ tiêu hóa của mẹ và bé đều tốt hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu uống men tiêu hoá được không? Điều mẹ bầu nên biết!

3. Bầu ăn kim chi được không? Giảm tác hại của đường

Bà bầu ăn kim chi được không?
Bà bầu ăn kim chi được không? Kim chi giúp bữa ăn của bà bầu ngon miệng hơn

Bà bầu ăn kim chi được không? Hệ vi sinh trong kim chi bảo vệ cơ thể khỏi sự tàn phá của đường, giảm cơn thèm tinh bột ở bà bầu. Kim chi cũng bổ sung vị chua cho bữa ăn, giúp bà bầu ăn uống ngon miệng hơn.

4. Bà bầu ăn kim chi được không? Giúp tẩy độc cơ thể

Bầu có được ăn kim chi không? Hệ vi sinh trong kim chi giúp loại bỏ ký sinh trùng và các chất độc khỏi cơ thể, giúp khôi phục độ pH cân bằng trong đường ruột.

5. Bầu ăn kim chi được không? Giúp bé say mê bú mẹ

Bà bầu ăn kim chi được không? Kim chi và các thực phẩm lên men khác giúp bé tiêu hóa sữa mẹ dễ dàng hơn, hệ tiêu hóa của bé cũng dần được tăng cường.

[key-takeaways title=”Bà bầu nên ăn bao nhiêu kim chi thì tốt?”]

Khi biết bầu ăn kim chi được không là bà bầu ăn kim chi mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều kim chi. Vì kim chi được nêm nếm với bột ớt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Vì thế, bà bầu không nên ăn cay quá nhiều, nhất là kim chi được nêm nhiều bột ớt. Ngoài ra, bà bầu có thể trạng yếu thì nên hạn chế ăn kim chi vì sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

[/key-takeaways]

Các cách chế biến món ăn từ kim chi

Bên cạnh bà bầu ăn kim chi được không; chúng ta nên học thêm một số cách chế biến món ăn với kim chi nhé.

1. Cách làm kim chi cải thảo đơn giản kiểu Hàn tại nhà

Cách làm kim chi cải thảo đơn giản kiểu Hàn tại nhà 
Bà bầu có được ăn kim chi không? Kim chi rất giòn tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu

Nguyên liệu

  • 2kg cải thảo
  • 200g củ cải trắng (2 củ)
  • 300g cà rốt (2 củ)
  • 100g gừng (1 củ)
  • 50g tỏi
  • 200g lê (1 quả). Bạn có thể thay lê bằng táo. Lê (hoặc táo) giúp kim chi mau lên men và chua hơn
  • 200g hành tây (1 củ)
  • 200 lá hẹ, 5 nhánh hành lá
  • 100g ớt bột Hàn Quốc (không cay lắm). Nếu muốn ăn cay hơn thì bạn cho thêm ớt trái
  • 80g muối, 100ml nước mắm, 150g đường
  • 100g bột nếp
  • 800ml nước

Cách làm

  • Cắt cải thảo: Bạn chẻ phần đầu của bắp cải thảo, sau đó dùng hai tay xé ra làm đôi. Nếu thích, bạn có thể xé ra từng bẹ cũng được.
Những lưu ý khi bà bầu ăn kim chi
Bà bầu có được ăn kim chi không và những lưu ý
cách làm kim chi cải thảo
Bạn tách đôi như vậy là được
  • Sơ chế cải thảo: Bạn nhẹ tay tách từng bẹ ra rồi rắc muối vào. Ướp trong 2 tiếng cho cải thảo mềm dẻo, bẻ không bị gãy.
  • Sau đó bạn đem cải thảo đi xả nước, rửa sạch để loại bỏ vị mặn. Để ráo nước.
  • Củ cải trắng và cà rốt thái sợi. Hành lá và hẹ thái khúc dài 4-5cm. Cho tất cả vào trong thau để chuẩn bị trộn.
  • Lê thái miếng vừa ăn, hành tây thái miếng vuông nhỏ, gừng thái lát. Cho tất cả gừng, hành tây, lê và tỏi (lột vỏ) vào máy xay thành hỗn hợp nhuyễn.
  • Bạn đổ hỗn hợp thu được vào thau đựng cà rốt, củ cải và hành hẹ.
  • Cho 800ml nước vào một cái chảo. Cho bột nếp vào, khuấy cho bột nếp hòa tan hết trong nước, cho đường vào khuấy đều rồi bắc lên bếp đun trên lửa vừa. Khuấy đều để bột chín sệt và không bị vón cục. Tắt bếp.
  • Bạn cho ớt bột vào chảo bột, khuấy đều.
bột làm kim chi
Ớt bột sau khi trộn với bột nếp
  • Cho nước mắm vào khuấy đều. Chờ hỗn hợp nguội rồi bạn cho vào thau hành hẹ, cà rốt, củ cải, trộn đều.
  • Muối cải thảo: Bạn gỡ từng bẹ bắp cải ra rồi thoa hỗn hợp đều lên 2 mặt.
cách làm kim chi Hàn Quốc
Thoa đều hỗn hợp muối lên từng bẹ bắp cải
cách làm kim chi Hàn Quốc
Kim chi đã muối xong
  • Kim chi muối xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín thau lại hoặc để vào hộp và đậy nắp lại.
  • Bạn muối trong 1 ngày là ăn được, nhưng nên chờ 3-4 ngày sau kim chi sẽ lên men chua ăn ngon hơn. Ngày đầu tiên bạn ủ thau kim chi ở ngoài, sau đó mới bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Sau 1 ngày kim chi sẽ xuất hiện bọt và ra nước nhiều hơn, đó là bình thường. Bạn rắc lên vài hạt vừng (mè) trắng để tăng thêm vị bùi, sau đó dùng kéo cắt và thưởng thức.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu

2. Cách làm cơm chiên kim chi Hàn Quốc

Nếu đã biết bầu ăn được kim chi không; bạn nên học thêm cách chiên cơm với kim chi nóng giòn ngon.

Cách làm cơm chiên kim chi Hàn Quốc
Bà bầu có được ăn kim chi không? Cách làm cơm chiên kim chi Hàn Quốc

Nguyên liệu

  • 20g hành tây thái nhỏ
  • 100g thịt nguội thái hạt lựu
  • 100g kim chi thái hạt lựu
  • 1 bát cơm nguội
  • Dầu mè, tương ớt
  • Hành lá băm nhuyễn

Cách làm

  • Bạn bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng. Cho hành tây vào đảo đều.
  • Tiếp tục cho thịt nguội vào đảo đều.
  • Cho kim chi vào xào chung với thịt.
  • Bạn cho 1 bát cơm nguội vào trộn với thịt và kim chi, hành tây.
  • Rưới thêm 1 thìa cà phê dầu mè, 2 thìa súp nước tương, 2 thìa súp tương ớt. Trộn đều. Sau đó rắc hành lá vào.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn đậu Hà Lan được không? Lợi ích không ngờ 

3. Cách làm thịt ba chỉ kho kim chi

Cách làm thịt ba chỉ kho kim ch
Bầu có được ăn kim chi không? Bà bầu ăn thịt ba chỉ kho kim chi rất tốt

Nguyên liệu

  • Nửa ký thịt ba chỉ thái miếng vuông to
  • 2 nửa bắp dưa kim chi
  • 1/3 bát nước kim chi
  • Tỏi, hành tím băm nhuyễn. Vài nhánh hành lá và ớt
  • Nước màu dừa

Cách làm

  • Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê mì chính (bột ngọt), 1/3 thìa cà phê muối, 3 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1/3 thìa súp nước màu dừa và nước kim chi. Bạn ướp thịt đậm đà để trung hòa vị chua của kim chi. Đảo đều, ướp trong 30 phút.
  • Dùng kéo cắt kim chi thành miếng vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa súp dầu ăn đun nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm. Cho thịt vào xào săn. Cho ít nước vào tráng tô ướp thịt rồi đổ luôn vào chảo. Đậy nắp lại, vặn nhỏ lửa để thịt chín đều.
  • Thịt chín nhừ, bạn cho 1-2 trái ớt vào (để nguyên trái). Sau đó cho kim chi vào đảo đều. Đậy nắp đun thêm 3-5 phút, rắc hành lá thái khúc vào. Rắc thêm tiêu và tắt bếp.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ghiền đồ chua, dưa muối

4. Cách nấu canh kim chi đậu phụ

Cách nấu canh kim chi đậu phụ
Bầu có được ăn kim chi không? Bầu ăn canh kim chi đậu phụ được nhé

Nguyên liệu

  • 1 cây tỏi tây (boa rô)
  • 2 miếng đậu phụ trắng
  • 300g kim chi
  • 1,2 lít nước
  • 100g nấm kim châm

Cách làm

  • Thái lát mỏng tỏi tây.
  • Đậu phụ thái lát vuông nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, cho 1/2 tỏi tây vào phi thơm. Cho 300g kim chi vào đảo đều.
  • Cho 1,2 lít nước vào nồi, thêm 3 thìa súp hạt nêm, 2 thìa súp nước tương, cho đậu phụ vào khuấy nhẹ. Thêm nấm kim châm vào đun sôi rồi tắt bếp.
  • Múc canh ra tô, rắc tỏi tây lên và thưởng thức.

Những lưu ý khi bà bầu ăn kim chi được không

Những lưu ý khi bà bầu ăn kim chi
  • Mẹ không nên vội ăn kim chi vừa muối xong vì lúc này nồng độ nitric khá cao, không tốt cho sức khỏe.
  •  Mẹ bị cao huyết áp, tiền sản giật nên hạn chế kim chi vì món ăn này có lượng muối khá cao.
  • Kim chi ít tinh bột và calo, vì vậy mẹ cần ăn kèm với thực phẩm giàu đạm và lipid để tăng cường dinh dưỡng.
  • Bà bầu bị chứng ợ nóng thì nên hạn chế ăn kim chi vì món này khá chua cay.

[inline_article id=279000]

Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu ăn kim chi được không hay bầu ăn được kim chi không. Các thực phẩm lên men như kim chi không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà cũng hữu ích cho phụ nữ muốn có con. Do đó những mẹ bầu ốm nghén, biếng ăn thì hãy thỉnh thoảng bổ sung kim chi để gia tăng khẩu vị nhé. Chúc bạn ăn ngon miệng.

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.