Bạn có bao giờ nghĩ đến việc trị hôi chân bằng kem đánh răng chưa? Nghe có vẻ sai sai nhưng lại là sự thật đấy. Tuýp kem đánh răng thông thường không chỉ giúp cho răng miệng chúng ta thơm tho, sạch sẽ mà còn là cứu cánh giúp đánh bay mùi hôi chân nữa. Hãy để MarryBaby mách bạn cách trị hôi chân khi mang giày bằng kem đánh răng để đánh bay mùi hôi chân nhé.
Công thức của kem đánh răng bao gồm nhiều loại hoạt chất có tính kháng khuẩn, tẩy rửa mạnh nên hoàn toàn phù hợp khi được dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mùi và ngăn ngừa việc tiết mồ hôi ở chân quá nhiều. Khi kết hợp kem đánh răng với những nguyên liệu khác như baking soda, gừng hoặc chanh, tác dụng khử mùi càng được nâng cao hơn.
1. Trị hôi chân chỉ với kem đánh răng
Để trị hôi chân bằng kem đánh răng, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Rửa chân sạch bằng nước muối pha loãng. Bạn cũng có thể rửa sạch bằng xà phòng bình thường cũng được.
- Bôi một lớp mỏng kem đánh răng lên lòng bàn chân. Bạn không nên bôi quá dày để tránh dây bẩn ra xung quanh.
- Để chân khô trong 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện cách này trong 1 tuần, bạn sẽ thấy kết quả.
2. Trị hôi chân bằng kem đánh răng và chanh
Chanh là loại nguyên liệu có thể tìm thấy dễ dàng trong bất kỳ gian bếp nào ở Việt Nam. Trong chanh chứa nhiều loại axit, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi dễ dàng. Giá thành của chanh cũng khá rẻ nên có thể sử dụng để trị hôi chân một cách tiết kiệm. Khi kết hợp kem đánh răng và chanh thì hiệu quả ngăn ngừa mùi hôi chân sẽ được tăng cường hơn khi sử dụng riêng một mình kem đánh răng.
Để trị hôi chân bằng kem đánh răng và chanh, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Cắt 1/2 quả chanh để bôi lên chân giúp loại bỏ vi khuẩn và tẩy tế bào chết ở lòng bàn chân.
- Vắt 1/2 quả chanh còn lại để lấy nước cốt chanh, trộn nước cốt chanh với kem đánh răng, tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bôi hỗn hợp vừa tạo lên lòng bàn chân, để khô trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Do chanh có axit nên bạn chỉ nên thực hiện 3 lần mỗi tuần để tránh da bị mài mòn. Sau 2–3 tuần kiên trì, bạn sẽ thu được kết quả mong đợi. Da chân cũng sẽ mềm mại và sáng hơn nhờ vitamin C có trong quả chanh.
3. Trị hôi chân bằng kem đánh răng và baking soda
Baking soda có công thức hóa học là NaHCO3, là 1 loại nguyên liệu thường được sử dụng trong nấu ăn, sản xuất các loại mỹ phẩm hay thậm chí là chất tẩy rửa. Do đó khi kết hợp baking soda và kem đánh răng, bạn có thể dễ dàng đánh bật mùi hôi chân khó chịu đấy.
Để sử dụng kem đánh răng và baking soda ngăn mùi hôi chân, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Rửa sạch chân bằng nước muối pha loãng.
- Trộn hỗn hợp kem đánh răng và baking soda theo tỷ lệ 1:1
- Dùng hỗn hợp vừa trộn chà vào lòng bàn chân để các chất trong hỗn hợp thấm vào da.
- Để hỗn hợp khô khoảng 15 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Để thấy được hiệu quả của cách trị hôi chân khi mang giày bằng baking soda và kem đánh răng, bạn hãy kiên trì thực hiện các bước trên mỗi ngày trong vòng từ 2–3 tuần nhé.
4. Trị hôi chân bằng kem đánh răng và gừng
Gừng cũng là loại nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong bếp ăn. Gừng có đặc tính cay, ấm, giúp tuần hoàn máu tốt. Ngoài ra, trong gừng có lượng lớn tinh dầu, có hiệu quả trong việc đánh bật các loại vi khuẩn gây mùi. Khi kết hợp kem đánh răng và gừng thì hiệu quả điều trị mùi hôi chân sẽ được tăng cường.
Để khử mùi hôi chân bằng gừng và kem đánh răng, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch chân.
- Ép 1 củ gừng tươi để lấy nước cốt. Trộn nước cốt gừng với kem đánh răng, tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bôi hỗn hợp lên lòng bàn chân, để khô trong 30 phút và rửa lại bằng nước ấm.
- Cách làm này không chỉ giúp giảm mùi hôi chân mà việc bôi gừng lên lòng bàn chân còn giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, giảm nhức mỏi cho đôi chân rất tốt.
Việc dùng kem đánh răng để trị hôi chân là phương pháp dân gian, tiết kiệm về chi phí nhưng hiệu quả sẽ chậm. Do đó, khi áp dụng cách trị hôi chân bằng kem đánh răng, cách trị hôi chân khi mang giày, bạn cần phải kiên trì. Nếu bạn bị hôi chân nặng hoặc áp dụng thời gian dài mà tình hình không có cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng điều trị tốt hơn nhé!
Thùy Trang