Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có ăn được kỷ tử không? 9 tác dụng cho thai kỳ khoẻ mạnh

Kỷ tử là một loại quả mọng màu đỏ tươi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bổ sung sức khỏe và sức sống vì giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ở Việt Nam chủ yếu dùng kỷ tử khô trong các món hầm thuốc để tẩm bổ. Tuy nhiên, bà bầu có ăn được kỷ tử không là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bà bầu có ăn được kỷ tử không?

Bầu uống kỷ tử được không? Có bầu có uống được táo đỏ kỷ tử không?
Bà bầu có ăn được kỷ tử không? Có bầu có uống được táo đỏ kỷ tử không?

Bà bầu có ăn được kỷ tử không? Bạn có thể thưởng thức kỷ tử trong thời kỳ mang thai nhưng chỉ nên sử dụng với một lượng ít, vừa phải. Bởi vì nếu bạn tiêu thụ quá nhiều kỷ tử trong thai kỳ có thể gây hại cho thai kỳ.

Bầu sử dụng kỷ tử đúng cách sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp bạn mắc bệnh huyết áp cao, tiền sản giật, bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn kỷ tử.

[key-takeaways title=””]

Kỷ tử có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy, kỷ tử có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm nhiều hơn nếu đang dùng thuốc trị tiểu đường. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang dùng thuốc trị tiểu đường.

[/key-takeaways]

Táo đỏ và kỷ tử thường hay được kết hợp với nhau để tạo ra những thức uống mát, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy cũng có thể bạn sẽ thắc mắc “Có bầu có uống được táo đỏ kỷ tử không?”. Câu trả lời là có thể bạn nhé, nhưng cũng cần để ý liều lượng, không nên dùng quá nhiều.

Táo đỏ, một loại quả mọng có màu đỏ tươi, có nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như kỷ tử. Táo đỏ có thể giúp bà bầu bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm:

Thành phần dưỡng chất trong kỷ tử

Trước khi tìm hiểu bầu có ăn được kỷ tử không, chúng ta hãy xem các thành phần chính trong thực phẩm này. Nghiên cứu cho thấy trong 28g kỷ tử chứa:

  • Calo: 98
  • Protein: 4g
  • Chất béo: 0,1g
  • Tinh bột: 21,6g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Đường: 21,8g
  • Sắt: Cung cấp 11% nhu cầu sắt hàng ngày
  • Vitamin A: Cung cấp 50% nhu cầu vitamin A hàng ngày
  • Vitamin C: Cung cấp 15% nhu cầu vitamin C hàng ngày
  • Ngoài ra, trong kỷ tử còn rất giàu khoáng chất đồng, selen, kali, kẽm, thiamine thiết yếu cho sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm:

Tác dụng của kỷ tử với bà bầu là gì?

tác dụng của kỷ tử khô
Tác dụng của kỷ tử là gì?

Thực ra điều này cũng không nhất thiết phải giải thích, vì kỷ tử có trong hầu hết các món tẩm bổ cho bà bầu và mẹ sau sinh như gà ác hầm, móng giò hầm, sâm hầm, canh và lẩu…

Kỷ tử giúp bà bầu trị chứng ho khan, chóng mặt, đau lưng. Ngoài ra, kỷ tử còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số tác dụng của kỷ tử với bà bầu:

  • Giúp ngủ ngon: Kỷ tử giúp giảm stress, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu, đồng thời cung cấp năng lượng cho bà bầu hoạt động.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp trị táo bón: Kỷ tử có tác dụng nhuận tràng, giúp làm mềm phân, đảm bảo mẹ có thể đi tiêu đều đặn.
  • Tăng cường hemoglobin: Kỷ tử rất giàu chất sắt, giúp sản xuất hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mệt mỏi do thiếu sắt.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp giảm cholesterol: Kỷ tử giúp giảm thiểu lượng cholesterol trong suốt thời kỳ mang thai, hỗ trợ thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp bảo vệ gan: Kỷ tử có thể hỗ trợ trị một số bệnh về suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp ổn định đường huyết: Kỷ tử giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng insulin và glucose, tăng cường cholesterol tốt ở bà bầu bị tiểu đường loại 2.
  • Tác dụng của kỷ tử chữa ốm nghén: Bổ sung kỷ tử giúp làm giảm cảm giác khó chịumệt mỏi, buồn nôn, ói mửa. Thay vì hầm kỷ tử khô, mỗi ngày bạn có thể ăn vài quả kỷ tử tươi để xoa dịu bụng.
  • Tốt cho làn da mẹ: Beta-carotene trong kỷ tử là một thành phần có mặt trong các loại kem dưỡng da, giúp da săn chắc, ngăn ngừa rạn da và da chảy xệ do tuổi tác, giảm thiểu tác động của tia cực tím lên da.
  • Tốt cho thai nhi phát triển: Mang thai khiến hệ thống nội tiết và tiêu hóa của bà bầu thay đổi. Bạn cần bổ sung rất nhiều khoáng chất và vitamin để cung cấp cho thai nhi. Dưỡng chất trong kỷ tử giúp đáp ứng nhu cầu này. Các chất chống oxy hóa trong kỷ tử còn bảo vệ mẹ và con khỏi sự phá hủy tế bào.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

tác dụng của kỷ tử
Tác dụng của kỷ tử là giúp bảo vệ làn da

[recommendation title=”Liều lượng kỷ tử an toàn cho bà bầu”]

Liều lượng sử dụng kỷ tử cho bà bầu là khoảng 10-20 gram/ngày. Tuy nhiên, thay vì ăn kỷ tử thường xuyên, bạn hãy đa dạng nguồn thức ăn cung cấp cho cơ thể để cân bằng dinh dưỡng.

[/recommendation]

Những lưu ý khi bà bầu bổ sung kỷ tử

Kỷ tử rất tốt, nhưng mỗi lần không nên ăn quá nhiều; mỗi tuần cũng không nên ăn nhiều lần mà cần luân phiên với các thực phẩm khác. Nếu mẹ bầu đã biết tác dụng của kỷ tử thì cũng nên chú ý các lưu ý sau nếu bổ sung dư thừa có thể dẫn tới:

  • Dị tật thai nhi: Hàm lượng selen cao trong kỷ tử có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
  • Sảy thai: Kỷ tử chứa betaine, một chất đạm hữu cơ có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang dùng thuốc: Người bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kỷ tử. Vì thực phẩm này có thể làm mất tác dụng của thuốc trị huyết áp và tiểu đường.
  • Gây ra phản ứng dị ứng: Tiêu thụ kỷ tử có thể gây ra phản ứng dị ứng nếu bạn đã bị dị ứng với cà chua và các loại hạt.

>> Bạn có thể xem thêm:

Một số cách chế biến kỷ tử tẩm bổ cho bà bầu

1. Cách nấu canh kỷ tử trứng gà

Cách nấu canh kỷ tử trứng gà

1.1 Nguyên liệu

  • 2 thìa súp kỷ tử khô
  • 2 quả trứng gà
  • 200g thịt thăn lợn
  • Vài nhánh lá kỷ tử

1.2 Cách làm

  • Cho nước vào ngâm để kỷ tử nở ra, sau đó đem rửa cho sạch.
  • Thịt thăn băm nhỏ hoặc thái miếng vuông nhỏ.
  • Nhặt lá kỷ tử, đem rửa sạch.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 tô nước, đun sôi.
  • Sau đó bạn cho thịt lợn vào, rắc tí tiêu cho thơm. Nêm thêm xíu muối và nước tương. Khuấy đều.
  • Vặn nhỏ lửa, đập 2 quả trứng vào nồi sao cho lòng đỏ không bị vỡ. Không khuấy, không cần đậy nắp.
  • Thịt chín thì bạn cho kỷ tử vào. Sau đó cho tiếp lá rau kỷ tử vào. Canh sôi thì tắt bếp.

>> Bạn có thể xem thêm: 15 món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu dưỡng thai, bồi bổ sức khỏe

2. Cách nấu món canh gà hầm hạt sen, táo đỏ, kỷ tử

Cách nấu món canh gà hầm hạt sen, táo đỏ, kỷ tử

2.1 Nguyên liệu

  • 600g đùi gà
  • 100g hạt sen
  • 100g táo đỏ
  • 50g kỷ tử
  • 20g nấm hương khô
  • 10g rau mùi (ngò rí)
  • 1/2 củ cà rốt

2.2 Cách làm

  • Cho nước vào ngâm kỷ tử và táo đỏ, sau đó rửa sạch.
  • Nấm hương bạn ngâm trong nước muối loãng.
  • Cà rốt thái lát tròn mỏng.
  • Đùi gà chặt khúc vừa ăn, xếp vào nồi đất. Cho thêm hạt sen, táo đỏ và 1,5 lít nước vào nồi đun sôi.
  • Sau đó thêm nấm hương và cà rốt vào. Hầm 20 phút thì cho kỷ tử vào.
  • Bạn cho 1 thìa súp hạt nêm vào, nếm lại cho vừa ăn.
  • Múc canh ra tô, trang trí với ngò rí là có thể thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: 18 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu và thai nhi theo từng tam cá nguyệt

3. Cách nấu món đuôi bò hầm kỷ tử, thuốc Bắc

Cách nấu món đuôi bò hầm kỷ tử, thuốc Bắc

3.1 Nguyên liệu

  • 1 đuôi bò
  • 100g hạt sen
  • 100g củ sen thái lát
  • 2 cây sả
  • 1 gói gia vị tiềm thuốc Bắc (kèm kỷ tử)
  • Nước dừa

3.2 Cách làm

  • Đuôi bò rửa sạch với muối và giấm, chặt khúc vừa ăn.
  • Cắt đôi cây sả, đập giập rồi cho vào nồi nước bắc lên bếp đun. Thêm 1 thìa cà phê muối và 2 thìa súp rượu trắng. Cho đuôi bò vào trần để khử mùi hôi của đuôi bò. Bạn trần trong nồi nước sôi khoảng 3-5 phút.
  • Sau đó vớt đuôi bò ra, tráng sơ với nước lọc, để ráo.
  • Bắc nồi đất lên bếp, xếp đuôi bò và củ sen, hạt sen, thuốc Bắc, kỷ tử vào. Cho nước dừa vào nồi, bật bếp đun.
  • Thêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa bột ngọt.
  • Sau khi nước dừa sôi 1 lúc, bạn thêm nước lọc vào hầm liu riu trong 1 giờ.
  • Nêm nếm lại cho đậm đà, vừa ăn.

[inline_article id=172486]

Kỷ tử nhìn chung là tốt cho hầu hết những bà bầu khỏe mạnh, không có bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

>> Bạn có thể tham khảo thêm một số món ăn chế biến từ nguyên liệu Đông y để bổ sung vào thực đơn trên MarryBaby nhé.

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.