Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Cách giữ ấm con yêu an toàn

Theo quan niệm ngày xưa, trẻ sơ sinh bị thiếu tháng hay bị suy dinh dưỡng thường có hệ hô hấp, hệ tiêu hóa yếu hơn trẻ sinh thường đủ ngày đủ tháng. Mặt khác, cân nặng của các bé thường chưa đạt chuẩn nên cần phải hơ than kỹ lưỡng để bé giữ ấm cơ thể, lưu thông máu, hỗ trợ tay chân cứng cáp và không bị bệnh tật về sau.

Tuy nhiên, mẹ có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không? Cách giữ ấm cho bé yêu trong những ngày đông lạnh giá là gì? Trong bài viết, mẹ sẽ tìm ra câu trả lời.

1. Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì than được đốt lên tạo ra khí CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.

Đây là khí độc không tốt cho mẹ; đặc biệt có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong. Ở mức nhẹ nhất, hơ than cho trẻ sơ sinh cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và con.

Chính vì lý do này mà mẹ KHÔNG NÊN áp dụng biện pháp hơ than cho trẻ sơ sinh.

có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Không mẹ nhé!

2. Những rủi ro sức khỏe khi hơ than cho trẻ sơ sinh

Để mẹ biết vì sao không nên có tập tục hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tìm hiểu những ảnh hưởng độc hại từ phương pháp này để tránh gây ra những điều hối tiếc cho con:

– Gây ngạt khí, ngộ độc khí thậm chí là tử vong: Khi đốt than trong phòng kín mà đóng hết các cửa, thì lửa đốt than sẽ sản sinh ra khí CO2 và khí CO. Đây là những loại khí sẽ hút hết không khí khiến cho mẹ và bé không có oxy trong phòng để thở, dẫn đến ngạt khí.

– Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng: Mẹ đốt than để hơ, sưởi ấm cho bé có thể làm cho con bị bỏng do vô ý va chạm vào chậu than. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ.

– Hơ than làm cho cơ thể bé mệt mỏi: Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể bé yếu và mệt mỏi hơn.

– Gây rôm sảy, nhiễm trùng da: Khi hơ than, than cũng có thể bám vào người mẹ và bé kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than sẽ khiến cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng là nhiễm trùng da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng máu.

Thói quen đốt than hơ cho bé hay sưởi ấm tiềm ẩn nhiều tác hại nên các mẹ chú ý bỏ tập tục này nhé.

>> Liên quan hơ than cho trẻ sơ sinh: Có nên giữ lại cuống rốn của bé hay không?

[inline_article id=4220]

3. Cách giữ ấm cho bé yêu an toàn và hiệu quả

Trong thời hiện đại ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật; mẹ có thể áp dụng nhiều cách an toàn và tiện lợi để giữ ấm con yêu dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể bé bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
  • Nằm trong phòng kín gió bởi nếu phòng ngủ bị gió lùa sẽ khiến bé dễ nhiễm lạnh.
  • Ngoài ra, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé để tăng cường sức đề kháng.
  • Ngay sau khi sinh, mẹ cần làm ấm và lau khô cho bé bằng chăn ấm và phương pháp tiếp xúc da kề da.
  • Sử dụng các thiết bị sưởi ấm như máy điều hòa hay dùng lò sưởi điện. Lưu ý là khi dùng cách này, mẹ cần đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện.

>> Xem thêm: Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Một lần nữa, nếu mẹ thắc mắc có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không; thì nhấn mạnh lại là không. Việc hơ than cho bé luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng.

Mẹ khi biết không có nên hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ sẽ có cách lựa chọn những phương pháp sưởi ấm con an toàn hơn. Đặc biệt là vào ngày lạnh của mùa đông, các mẹ có thể sử dụng những thiết bị sưởi ấm hiện đại rất tiện lợi mà đảm bảo sự an toàn cao cho cả mẹ và bé.

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby