Rau má là gì?
Được coi là “loại thảo mộc của tuổi thọ”, rau má được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền Trung Quốc, Indonesia và Ayurvedic. Ở Việt Nam, đây là món rau dùng để nấu canh, ăn lẩu, ăn sống và làm nước ép. Các nghiên cứu khẳng định rau má có khả năng tăng cường trí não, chữa lành các vấn đề về da, tăng cường sức khỏe gan và thận. Rau má cũng có công dụng mát gan và thải độc hiệu quả. Vậy bà bầu ăn rau má được không?
Bà bầu ăn rau má được không? Bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không?
Với câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không thì trong 3 tháng đầu, bạn nên tránh ăn rau má. Do có tác dụng thanh nhiệt nên nếu uống nước rau má, bạn có thể bị lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy, có nguy cơ dẫn đến sảy thai.
Thêm vào đó, không chỉ rau má mà bất cứ rau gì, bà bầu cũng không nên ăn sống trong 3 tháng đầu vì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do thuốc trừ sâu, rau trồng không sạch bị nhiễm khuẩn. Nước rau má thường xay từ rau má sống nên không đảm bảo. Thế nên, bạn cần hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng trong 3 tháng đầu nhé. Tuy nhiên, với các loại kem dưỡng có chiết xuất rau má, bạn vẫn có thể dùng bôi ngoài da.
Vậy bà bầu ăn rau má được không? Ngoài 3 tháng đầu, bà bầu có thể ăn rau má được. Tuy nhiên, bầu vẫn không nên ăn rau sống nhé, chỉ nên ăn rau đã chín kỹ. Song mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, ví dụ như ngày nào cũng ăn. Chỉ nên ăn 2-3 bữa/tuần.
Vì sao mẹ bầu nên ăn rau má thì cùng khám phá các lợi ích của rau má dưới đây!
Các công dụng của rau má
1. Giúp tăng cường chức năng nhận thức
Một nghiên cứu nhỏ năm 2016 đã so sánh tác dụng của chiết xuất rau má và axit folic trong việc tăng cường chức năng nhận thức sau đột quỵ. Nghiên cứu nhỏ này đã đánh giá tác động đối với ba nhóm người tham gia – một nhóm dùng 1.000mg rau má mỗi ngày, một nhóm dùng 750mg rau má mỗi ngày và một nhóm dùng 3mg axit folic mỗi ngày.
Mặc dù rau má và axit folic đều có lợi như nhau trong việc cải thiện nhận thức tổng thể, song rau má lại hiệu quả hơn trong việc cải thiện trí nhớ.
Một nghiên cứu đã xem xét tác dụng nâng cao nhận thức của chiết xuất nước rau má trên chuột. Mặc dù cả chuột non và chuột già đều cải thiện trong học tập và trí nhớ khi sử dụng rau má nhưng hiệu quả cao hơn ở những con chuột già.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn hàu có tốt không?
2. Công dụng của nước rau má có thể giúp điều trị bệnh Alzheimer
Rau má có khả năng tăng cường trí nhớ và chức năng thần kinh, do đó có tiềm năng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2012 trên chuột cho thấy chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đối với những bất thường về hành vi ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer.
Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật, chiết xuất này cũng được chứng minh là có tác dụng khiêm tốn trong việc bảo vệ tế bào não khỏi độc tính. Điều này cũng có thể bảo vệ các tế bào hình thành mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác cách rau má điều trị bệnh Alzheimer.
3. Giúp giảm lo lắng và căng thẳng
Một nghiên cứu trên động vật từ năm 2016 đã phát hiện ra rằng rau má có tác dụng chống lo âu đối với những con chuột đực bị thiếu ngủ trong 72 giờ. Thiếu ngủ có thể gây ra lo lắng, tổn thương oxy hóa và viêm thần kinh. Những con chuột được cho uống nước rau má trong 5 ngày liên tiếp trước khi bị thiếu ngủ giảm mức độ lo lắng đáng kể.
Một đánh giá năm 2013 về các loại thuốc thảo dược chống lo âu cũng kết luận rằng rau má có tác dụng chống lo âu cấp tính. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có ăn được lá lốt không?
4. Tác dụng của cây rau má cải thiện sự lưu thông và giảm sưng
Nghiên cứu từ năm 2001 cho thấy rau má có thể làm giảm các vấn đề về giữ nước, sưng mắt cá chân và tuần hoàn liên quan đến việc ngồi trên máy bay hơn ba giờ.
Những người tham gia bị bệnh tĩnh mạch nông ở mức độ nhẹ đến trung bình, được yêu cầu uống chất bổ sung rau má trong hai ngày trước chuyến bay, vào ngày bay và một ngày sau chuyến bay của họ. Các nhà nghiên cứu phát hiện những người dùng chất bổ sung ít bị giữ nước và sưng mắt cá chân hơn đáng kể so với những người không dùng.
Nghiên cứu cũ hơn cũng đã chỉ ra rằng rau má có thể hữu ích trong việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Điều này có thể là do rau má có tác dụng trao đổi chất tích cực trên mô liên kết của thành mạch.
5. Hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm
Tác dụng tích cực của rau má đối với chức năng não cũng có thể làm cho nó trở thành một loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả.
Một đánh giá từ năm 2016 ủng hộ những phát hiện này, một phần là do một nghiên cứu trên 33 người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát. Những người tham gia được yêu cầu dùng chất bổ sung rau má thay cho thuốc chống trầm cảm trong 60 ngày. Họ tự báo cáo rằng đã giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Một nghiên cứu khác đã đánh giá tác dụng của chiết xuất rau má đối với những con chuột bị trầm cảm mãn tính. Thảo dược này có tác động tích cực đến một số yếu tố của chứng trầm cảm hành vi, bao gồm trọng lượng cơ thể, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.
[inline_article id=254410]
6. Làm dịu chứng mất ngủ, một tác dụng của rau má
Với khả năng điều trị lo âu, căng thẳng và trầm cảm nên rau má cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ đôi khi đi kèm với những tình trạng này. Một số người coi phương thuốc thảo dược này là một giải pháp thay thế an toàn cho các loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
Mặc dù nghiên cứu cũ hơn cho thấy rau má có thể giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, song vẫn cần thêm các nghiên cứu bổ sung để xác nhận điều này.
7. Giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da
Theo một đánh giá năm 2013, rau má có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da. Người ta cho rằng các terpenoids có trong rau má làm tăng sản xuất collagen trong cơ thể. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vết rạn da mới hình thành, cũng như giúp chữa lành các vết rạn da hiện có.
Cách sử dụng: Bôi kem bôi có chứa 1% chiết xuất rau má lên vùng bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày.
8. Tác dụng của nước rau má có thể có tác dụng giải độc
Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2017, rau má có thể được sử dụng để ngăn chặn các tác dụng phụ độc hại của thuốc kháng sinh isoniazid. Isoniazid được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh lao.
Chuột được cho uống 100mg rau má trong 30 ngày trước khi chúng được dùng kháng sinh. Nhìn chung, những con chuột này có ít độc tính hơn. Những con chuột đã bị nhiễm độc trong gan và thận trở lại mức gần như bình thường sau khi được cho uống chiết xuất rau má. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu để xem xét tác dụng của rau má đối với độc tính của gan và thận.
>>> Bạn có thể quan tâm: Có bầu ăn củ sắn (khoai mì) được không?
9. Giảm đau khớp
Các đặc tính chống viêm của rau má có thể hữu ích trong việc điều trị viêm khớp.
Một nghiên cứu năm 2014 về bệnh viêm khớp do collagen ở chuột đã phát hiện ra rằng uống rau má làm giảm viêm khớp, xói mòn sụn và xói mòn xương. Tác dụng chống oxy hóa của nó cũng có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch.
10. Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm thiểu sẹo
Trong một nghiên cứu năm 2015 trên chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng băng vết thương có chứa chiết xuất rau má có tác dụng chữa lành nhiều loại vết thương. Đó là vết cắt sạch bởi vật sắc nhọn, vết rách không đều do chấn thương lực cùn và mô bị nhiễm trùng.
Mặc dù đầy hứa hẹn, song vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận.
Cách sử dụng: Bôi thuốc mỡ có chứa 1% chiết xuất rau má lên vùng bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày. Nếu vết thương sâu hoặc nghiêm trọng, hãy khám bác sĩ trước khi sử dụng.
Bà bầu ăn canh rau má được không?
Như đã nói ở trên, nếu bà bầu khỏe mạnh, đã qua 3 tháng đầu thai kỳ thì hoàn toàn có thể ăn canh rau má. Với câu hỏi bà bầu ăn canh rau má được không thì là được nhé bạn. MarryBaby sẽ mách bạn cách nấu canh rau má với thịt heo băm nhỏ hoặc tôm nhé.
Nguyên liệu
– 300-400g rau má, tùy thuộc vào số lượng người ăn
– 100-150g thịt heo xay nhỏ hoặc tôm xay
– Hành tím băm nhỏ
– Hạt nêm, muối, dầu ăn
Cách nấu canh rau má thịt bằm
– Rau bỏ rễ, lá già, vàng, rửa sạch. Nếu không muốn ăn nguyên cọng dài, bạn có thể cắt khúc.
– Cho ít dầu ăn vào nồi, cho hành tím vào xào thơm rồi thêm thịt/hoặc tôm, đảo đều cho thơm.
– Đổ lượng nước vừa ăn vào nồi. Đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho rau má vào nấu chín, sau đó nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
– Dùng nóng.
[inline_article id=162162]
Những lưu ý khi bà bầu ăn rau má
– Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, dễ bị động thai, bà bầu cũng không nên ăn rau má để đảm bảo an toàn.
– Chọn rau má trồng hữu cơ, không có thuốc trừ sâu.
– Cần rửa rau thật kỹ trước khi sơ chế.
– Không nên an rau sống và uống nước rau má.
Trên đây là các thông tin về tác dụng của rau má, bà bầu ăn rau má được không, bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không, bà bầu ăn canh rau má được không. Hy vọng bầu đã nắm rõ nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh!
Hoàng An