Trễ kinh làm sao để có lại là vấn đề rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tâm lý phái nữ. Vì vậy, khi gặp vấn đề nào bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt, chị em cũng cần hết sức lưu ý. Cùng xem bài viết sau để tìm hiểu vấn đề làm sao để ra kinh khi bị trễ rõ hơn nhé!
Vì sao phụ nữ bị chậm kinh?
Chậm kinh (hay trễ kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ. Đây là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt.
Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là chậm kinh. Mặt khác, khi chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.
Thật ra, tình trạng chậm kinh nguyệt rất thường gặp đối với đa số chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như biết cách trễ kinh làm sao để có lại.
Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt
Trễ kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với phụ nữ có thai thì trễ kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường trong suốt thời kì mang thai. Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chậm kinh, cụ thể như:
- Mang thai: Mang thai là nguyên nhân chắc chắn nhất của sự trễ kinh của chị em. Khi chị em có quan hệ tình dục, đặc biệt là không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà bị trễ kinh 1 tuần hay 10 ngày thì rất có thể chị em đã có tin vui đấy.
- Tăng giảm cân nặng đột ngột: Cân nặng của bạn tăng hay giảm quá nhanh đều sẽ khiến tuyến giáp bị tác động, khiến lượng hormone sinh dục nữ bị thay đổi. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và biểu hiện bởi chứng chậm kinh, đau bụng kinh, mất kinh.
- Stress: căng thẳng do công việc, gia đình… kéo dài có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt làm cho nó dài hoặc ngắn hơn, thậm chí là mất kinh.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc: Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân gây trễ kinh ở chị em.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì các hormone kích thích tố.
- Tiền mãn kinh: Thời điểm mãn kinh trung bình là ở độ tuổi 52 khi người phụ nữ không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng. Nhiều phụ nữ trải qua các triệu chứng 10 – 15 năm trước khi mãn kinh thực sự. Giai đoạn này được gọi là tiền mãn kinh và báo hiệu lượng estrogen bắt đầu có sự dao động.
- PCOS: PCOS là một trong những rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Kinh nguyệt bất thường hoặc thậm chí không có cũng là một đặc điểm chung của tình trạng này.
Biết rõ nguyên nhân, bạn sẽ biết cách trễ kinh làm sao để có lại dễ dàng và khoa học hơn.
[inline_article id=22880]
Trễ kinh làm sao để có lại?
Làm sao để ra kinh khi bị trễ? Bị trễ kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tâm lý, bệnh lý hay mang thai. Dù là do bất kì nguyên nhân gì, chị em cũng cần đi thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất.
Trường hợp chị em bị chậm kinh do yếu tố tâm lý không quá nguy hiểm. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, giữ tinh thần luôn thoải mái thì kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
Đối với những chị em bị chậm kinh do mang thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả thai nhi, để thai có thể phát triển toàn diện nhất.
Nếu bị chậm kinh do mắc các bệnh phụ khoa, chị em cần phải điều trị sớm tránh để tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của mình.
Làm sao để ra kinh khi bị trễ? Nhìn chung trễ kinh làm sao để có lại thì tùy theo từng trường hợp, tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc đặc trị virus, vi khuẩn, nấm… để tiêu diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.
- Điều trị ngoại khoa: Trị trễ kinh do các bệnh lý phụ khoa gây ra như dao leep, oxygen… đem lại kết quả cao.
Bị chậm kinh nhưng không có thai nên uống gì?
Theo các bác sĩ, việc trễ kinh do nhiều căn nguyên, có thể chỉ là triệu chứng bình nhưng đôi khi lại là triệu chứng có bầu hoặc một số bệnh lý phụ khoa.
Vì thế, để biết trễ kinh làm sao để có lại, bị trễ kinh cần uống gì, bạn nữ nên đến gặp chuyên gia và lắng nghe ý kiến nhé! Sau đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo.
Chậm kinh bởi căn nguyên sinh lý gồm có thức khuya, stress, tăng giảm cân đột ngột, chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học… Bị trễ kinh phải làm sao? Đối với tác nhân này, chị em cần phải khắc phục tình trạng trễ kinh bằng cách:
1. Uống đủ nước mỗi ngày
Lượng nước đủ mỗi ngày từ 1,5-2 lít. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng nước canh, nước hoa quả để thay thế.
2. Uống cao ích mẫu
Trễ kinh làm sao để có lại? Uống cao ích mẫu là một giải pháp hữu dụng. Nó có tác dụng giảm đau đối với đau bụng kinh và có công dụng điều chỉnh chu kì hành kinh, làm thông kinh.
3. Nghệ
Trong nghệ có chứa chất curcumin có công dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, chất làm giảm lưu lượng máu trong tử cung. Nghệ có tác động điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng chậm kinh. Những đồ uống từ nghệ có thể là trà mật ong, sinh tố tinh bột nghệ cốt dừa, sinh tố tinh bột nghệ với xoài.
4. Sữa đậu lành
Sữa đậu nành chứa estrogen thực vật. Khi bạn uống sẽ có tác dụng tăng nội tiết tố nữ, cân bằng nồng độ tiết tố, thúc đẩy giai đoạn rụng trứng diễn ra theo chu kỳ, giúp chị em phụ nữ bị chậm kinh có kinh trở lại.
5. Thực phẩm chức năng
Trễ kinh làm sao để có lại? Hiện nay có khá nhiều loại thuốc có khả năng hỗ trợ cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể thêm những loại vitamin A, E, D bằng đường uống; bổ sung thêm sắt, kẽm.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết sử dụng loại nào phù hợp với cơ thể thì hãy đi khám để bác sĩ tư vấn.
6. Những đồ uống làm từ rau, củ, quả
- Rau mùi tây: Rau mùi tây có chứa rất nhiều vitamin giúp điều hòa kinh nguyệt như A, C, K, có công dụng giảm đau bụng kinh.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá chứa nhiều vitamin như A, C, E, các khoáng chất như magie, canxi, sắt, cải thiện chậm kinh, cho chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại.
- Cà rốt chứa vitamin A, C, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12, beta-carotene, canxi, sắt, kali… có tác động bổ máu.
- Lô hội chứa vitamin A, C, E, những khoáng chất như phốt pho, magie giúp cân bằng và điều hòa nội tiết tố, giảm trễ kinh.
- Củ cải chứa canxi, sắt, chất xơ, vitamin như C, B1, B2… Nếu muốn biết trễ kinh làm sao để có lại, bạn hãy uống nước củ cải ép.
[inline_article id=148087]
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ trễ kinh làm sao để có lại hay bị trễ kinh phải làm sao. Chúc bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Xem thêm: