Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Xét nghiệm non stress test là gì? 5 điều mẹ bầu cần biết

Non stress test là gì? Đây là thử nghiệm cần thực hiện từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Thử nghiệm này nhằm mục đích ghi lại chuyển động, nhịp tim và các cơn co thắt của thai nhi.

Đo non stress test
Xét nghiệm non stress test là gì?

Xét nghiệm non stress test là gì?

Non stress test (Nonstress test-NST) là một thử nghiệm đơn giản, không xâm lấn nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Thử nghiệm này nhằm mục đích ghi lại chuyển động, nhịp tim và các cơn co thắt của thai nhi. Nó ghi nhận những thay đổi trong nhịp tim khi con bạn chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang chuyển động hoặc trong các cơn co thắt nếu bạn đang chuyển dạ. Tim của bé sẽ đập nhanh hơn khi hoạt động – giống như của bạn. Non stress test có thể trấn an bạn rằng con bạn khỏe mạnh và nhận đủ oxy.

Xét nghiệm trước khi sinh này an toàn, đơn giản và không xâm lấn – mục đích chỉ đơn giản là để xem em bé của bạn phản ứng như thế nào khi không có căng thẳng nào đè lên.

Nó được gọi là xét nghiệm không gây căng thẳng (non stress test) vì sẽ không làm phiền con của bạn. Bác sĩ cũng không dùng thuốc để làm cho thai nhi chuyển động mà đơn giản chỉ là ghi nhận những gì con bạn đang làm một cách tự nhiên. Như vậy, bạn đã hiểu non stress test là gì rồi phải không?

Ai cần phải làm xét nghiệm non stress test?

Ai cần phải làm xét nghiệm non stress test?

Ngoài non stress test là gì, bạn cũng cần tìm hiểu khi nào cần làm NST. NST là một xét nghiệm phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Bác sĩ sử dụng nó để kiểm tra sức khỏe của thai nhi sau tuần 28 của thai kỳ. Với một số kết quả nhất định, bác sĩ sẽ cần theo dõi con bạn, làm thêm các xét nghiệm khác hoặc lên lịch sinh. Bạn có thể cần đo non stress test nếu:

  • Đã quá ngày dự sinh hai tuần
  • Bạn đã có các biến chứng mang thai, đặc biệt nếu bạn mang thai đôi, ba…
  • Thai nhi giảm cử động hoặc có thể có vấn đề về tăng trưởng
  • Bạn mắc một số bệnh, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh tim
  • Bạn và con bạn có Rh không tương thích. Nhạy cảm Rh (rhesus) là khi nhóm máu kháng nguyên hồng cầu của bạn là Rh âm tính và nhóm máu của bé là Rh dương tính
  • Bạn có lượng nước ối ít

Quy trình xét nghiệm non stress test là gì?

bác sĩ đo huyết áp

Đo non stress test an toàn cho bạn và con bạn. Bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn trước khi xét nghiệm. Sau đó, bạn sẽ nằm ngửa với hai đai quấn quanh bụng. Một đo nhịp tim của bé và một đo các cơn co thắt. (Nếu bạn đang mang song thai, bạn sẽ có hai dây đai để kiểm tra nhịp tim của hai bé). Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bất cứ lúc nào trong khi kiểm tra con của bạn.

Khi bạn cảm thấy bé đá hoặc di chuyển, bạn sẽ bấm vào một nút bấm (theo yêu cầu của bác sĩ) để xem nhịp tim của bé thay đổi như thế nào khi di chuyển. Bài kiểm tra sẽ diễn ra trong khoảng 20 phút, nhưng cũng có thể kéo dài đến 40 phút nếu con bạn không hoạt động nhiều hoặc có vẻ như đang ngủ.

Nếu con bạn đang ngủ, y tá có thể cố gắng đánh thức bé bằng cách rung chuông, di chuyển bụng của bạn hoặc bằng cách sử dụng máy kích thích âm thanh. Bạn cũng có thể cần ăn hay uống thức uống có đường để đánh thức bé.

Kết quả xét nghiệm non stress test là gì?

Xét nghiệm non stress test là gì?

Kết quả NST bình thường cho thấy con bạn được cung cấp đủ oxy và hoạt động tốt. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm thêm.

Bạn có thể nhận được một trong hai kết quả từ NST:

Có phản ứng: Kết quả này có nghĩa là nhịp tim của con bạn đã tăng lên mức mong đợi ít nhất hai lần trong quá trình kiểm tra. Nếu bài kiểm tra của bạn xảy ra trước 32 tuần, thì “có phản ứng” có nghĩa là nhịp tim của con bạn đã tăng cao hơn mức cơ bản hai lần trong ít nhất 10 giây trong khi kiểm tra. Thời gian tăng lên 15 giây nếu thử nghiệm của bạn xảy ra sau 32 tuần.

Không phản ứng: Điều này có nghĩa là nhịp tim của con bạn không tăng nhiều như mong đợi trong 40 phút kiểm tra hoặc tim không tăng tốc nhanh như mong đợi khi bé di chuyển. Điều này không hẳn là con bạn có vấn đề, ví dụ như bé đang ngủ, kết quả sẽ là “không phản ứng”. Khi đó, bác sĩ có thể cho bạn làm các xét nghiệm khác.

Nếu con bạn không di chuyển trong khi làm NST, đừng lo lắng. Nhiều mẹ bầu có kết quả “không phản ứng” nhưng sinh con ra lại hoàn toàn khỏe mạnh. Đôi khi, thai nhi sẽ ngủ say khi bạn làm xét nghiệm. Bài kiểm tra này không phải là kiểm tra “chuyển động”, mà là đánh giá phản ứng của nhịp tim. Có thể có hoặc không có chuyển động đáng kể của nhịp tim trong quá trình thử nghiệm.

[inline_article id=2385]

Bao lâu bạn cần làm non stress test một lần?

Bạn có thể bắt đầu kiểm tra NST hàng tuần hoặc 2 lần/tuần sau 28 tuần nếu thai nhi có nguy cơ cao. Trước 28 tuần, thử nghiệm này sẽ không chính xác. Bạn có thể chỉ cần làm NST riêng biệt nếu thai nhi không chuyển động tốt hoặc xét nghiệm thường xuyên hơn tùy thuộc vào tình trạng của mình. Hãy hỏi bác sĩ về việc này.

Các bài kiểm tra tương tự

– Thử nghiệm căng thẳng co bóp (contraction stress test): Đây là một thử nghiệm tương tự như NST. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm này nếu bạn đang mang thai từ 34 tuần trở lên và bạn đã có kết quả không phản ứng với NST. Thử nghiệm này xem xét nhịp tim của bé phản ứng như thế nào khi tử cung co lại. Trong khi kiểm tra mức độ căng thẳng khi co bóp, nếu hoạt động của tử cung không tự xảy ra, bạn sẽ được tiêm oxytocin vào tĩnh mạch hoặc được yêu cầu xoa núm vú để kích thích hoạt động của tử cung.

– Thử nghiệm bảng trắc nghiệm sinh học (Biophysical profile) kết hợp xét nghiệm không áp suất với siêu âm thai để đánh giá nhịp thở, chuyển động cơ thể, trương lực cơ và mức nước ối của em bé.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm không hoạt động, ngoài việc thai nhi không hoạt động hoặc đang ngủ, bao gồm giảm oxy (thiếu oxy thai nhi), người mẹ hút thuốc lá, người mẹ sử dụng thuốc và các dị tật về thần kinh hoặc tim của thai nhi.

Như vậy bạn đã biết non stress test là gì rồi. Thử nghiệm này vô cùng đơn giản nhưng sẽ gây khó chịu trong trường hợp bụng bầu đã lớn và bạn phải nằm ngửa suốt 40 phút. Tuy nhiên, vì bé yêu hãy cố lên bầu nhé!

Hoàng An

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.