Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tã bỉm có khiến bé đổ mồ hôi nhiều không?

Tã bỉm có khiến bé đổ mồ hôi nhiều không? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những cách sử dụng bỉm tã để ngăn ngừa mồ hôi cho bé nhé!

Tã bỉm có khiến bé đổ mồ hôi nhiều không? Một em bé mềm mại, thơm tho là điều ai cũng yêu thích, nhưng đôi khi mồ hôi sẽ trở thành “kẻ phá bĩnh” không mong đợi. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những cách sử dụng bỉm tã để ngăn ngừa mồ hôi cho bé nhé!

Tại sao bé đổ mồ hôi nhiều?

bé đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi là phản ứng của cơ thể đối với sự gia tăng nhiệt độ xung quanh. Đó là cách cơ thể giải nhiệt trong môi trường ấm áp và đối với trẻ cũng vậy. Trẻ chủ yếu đổ mồ hôi khi ngủ sâu vì không cử động, di chuyển nhiều như người lớn. Nằm một tư thế làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến bé đổ mồ hôi. Điều này xảy ra nhiều hơn nếu căn phòng ngột ngạt quá mức hoặc nếu bé mặc quần áo quá kỹ.

Một tình huống khác khiến trẻ ra nhiều mồ hôi là trong lúc bú mẹ. Việc tiếp xúc gần với cơ thể mẹ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ. Hơn nữa, bú đòi hỏi năng lượng và nỗ lực, khiến em bé đổ mồ hôi.

Trẻ bị sốt cũng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường do cơ thể cố gắng điều chỉnh nhiệt độ. Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi quá nhiều có thể là một vấn đề di truyền. Hyperhidrosis là một tình trạng bệnh lý gây đổ mồ hôi quá nhiều, và trong trường hợp này, em bé cũng sẽ bị ra mồ hôi tay chân. Điều này có thể phải can thiệp bằng y học.

Tã kém chất lượng, thấm hút không tốt, hầm bí tạo ra môi trường vùng kín ẩm ướt cũng là nguyên nhân khiến bé nóng bức, khó chịu. Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn làm phát sinh chứng hăm tã ở trẻ nhỏ. Hiện tượng đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu cho thấy bé bị quá nóng, có thể gây nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Trong mọi trường hợp, tốt hơn hết là bạn nên ngăn ngừa mồ hôi thừa ở trẻ bằng cách lưu ý một số điều cơ bản.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cho con cảm giác thoải mái để phát triển kỹ năng đầu đời

Tại sao cần chọn tã tốt để ngăn ngừa mồ hôi quá nhiều ở trẻ, nhất là vùng thắt lưng?

Đối với người lớn chúng ta, tắm hai lần một ngày và dùng chất khử mùi có thể giải quyết một phần vấn đề. Tuy nhiên, bạn không thể dùng chất khử mùi cho bé đổ mồ hôi nhiều. Trước đây, chúng ta thường dùng phấn thơm để thấm hút mồ hôi cho trẻ, nhưng ngày nay phấn không được khuyên dùng do nguy cơ hít phải và dị ứng. Vì vậy, bạn có thể thử thêm một số cách để ngăn ngừa mồ hôi thừa ở trẻ sơ sinh.

ngăn ngừa bé đổ mồ hôi nhiều

1. Giữ cho phòng mát mẻ, không lạnh quá hoặc nóng bức quá. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo thường ngày, thì đó có lẽ là nhiệt độ phù hợp với em bé.

2. Theo dõi tín hiệu của con. Nếu bạn thấy chân con thò ra khỏi chăn, có thể bé thấy nóng. Nếu bé cuộn tròn vào chăn, có lẽ bé đang lạnh. Hãy chú ý đến cơ thể của con và điều chỉnh cho phù hợp.

3. Giữ cho trẻ đủ nước. Dưới 6 tháng, sữa mẹ cung cấp tất cả lượng nước cần thiết cho trẻ, nhưng sau đó, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm thường xuyên trong ngày, đặc biệt vào mùa hè.

4. Tắm cho bé hai lần một ngày bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh ngay cả khi trẻ  cảm thấy sảng khoái.

5. Chọn quần áo rộng rãi bằng vải thoáng khí và tự nhiên cho bé. Tốt nhất, bạn nên chọn quần áo cotton nguyên chất hoặc cotton hữu cơ để bé không bị kích ứng từ vải.

6. Khi bé bắt đầu ăn dặm, hãy cho con ăn những thức ăn có hàm lượng nước cao.

Vậy nếu bé bị hăm tã phải làm sao? Gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ là dưa hấu, dưa chuột, cà chua, nho, súp lơ, ớt chuông, rau chân vịt (rau bina) và bông cải xanh giúp làm mát cơ thể.

7. Thay tã kịp thời cho con. Tã bẩn lưu giữ hơi ẩm và tạo ra môi trường ẩm ướt, không chỉ khiến bé nóng bức, khó  chịu mà còn phát sinh chứng hăm tã.

Chọn loại tã được thiết kế với phần đệm lưng thấm mồ hôi tốt nhất có thể. Thắt lưng là phần cơ thể tiếp xúc gần như 24 tiếng mỗi ngày với đai tã. Nếu bé nóng bức đổ mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm vào ban đêm, mẹ thường lau khô đầu, trán, lưng, tay chân nhưng rất dễ bỏ qua phần thắt lưng và vòng đùi – nơi tiếp xúc với phần chun của tã quần. Điều này có thể gây hăm da, nổi rôm sảy, nổi mụn, mẩn đỏ, viêm da kích ứng, viêm da tiếp xúc…

Tình trạng sẽ càng tệ hơn nếu trẻ đủ lớn để có thể cào các chỗ ngứa, gây trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm, dẫn đến sốt hoặc sốc…

8. Một số em bé có làn da quá nhạy cảm do cơ địa hoặc di truyền. Tiếp xúc với mồ hôi đọng thường xuyên sẽ khiến bé phát sinh các bệnh về da.

Chính vì thế, chọn đúng loại tã cao cấp là một trong những biện pháp quan trọng, giúp giảm thiểu hậu quả của mồ hôi thừa ở trẻ nhỏ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chọn tã đúng cho con: Nên dùng tã quần hay tã dán?

Tã bỉm có khiến bé đổ mồ hôi nhiều không? Tã quần Bobby xứng đáng là lựa chọn cho con yêu

tã quần bobby giúp ngừa mồ hôi

Tã quần Bobby thế hệ mới, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, được thiết kế với phần đệm lưng thấm mồ hôi chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn ám ảnh với lo lắng mồ hôi trộm ở vùng lưng của con. Nhờ ứng dụng công nghệ green-tissue trên hệ thun lưng mềm mại, tã quần Bobby giúp thấm mồ hôi hiệu quả, từ đó giữ cho vùng lưng bé luôn khô thoáng, tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược gây cảm sốt, ngủ không sâu giấc ở trẻ… Mẹ sẽ ngủ ngon, không còn phải thường xuyên thức thâu đêm để lau mồ hôi trộm cho bé nữa. 

Ngoài ra, tã quần Bobby nay cải tiến bề mặt với 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương giúp chất lỏng thấm nhanh tức thì và được dàn đều, tránh tình trạng vón cục. Bề mặt tã khô thoáng tuyệt đối và ngăn thấm ngược trở lại.

Bobby còn có hệ thun bụng-hông-đùi mềm mại không gây hằn da và tinh chất trà xanh giúp ngăn ngừa tình trạng hăm da, mang lại cảm giác sạch sẽ, thơm dịu.

Để thiết kế nên chiếc tã quần thấu hiểu bé yêu như thế, có lẽ phát xuất từ những người thấu hiểu tâm tình người mẹ và cảm giác của em bé khi “kết bạn” cùng tã quần ít nhất 2 năm đầu đời. Với Bobby, bé đổ mồ hôi nhiều sẽ không còn là điều khiến mẹ lo lắng và làm phiền bé yêu nữa. Bé ngủ ngoan, chơi giỏi, mẹ khỏe mạnh, đẹp xinh. Quả là vẹn toàn, bạn nhỉ!

[inline_article id=272936]

Đường Thiên Khuê