Thăm khám thường xuyên và sàng lọc dị tật trước sinh là việc mẹ bầu nào cũng nên thực hiện để em bé được chào đời khỏe mạnh. Nhờ có phương pháp y học hiện đại này mà rất nhiều em bé được phát hiện dị tật từ sớm và có cách giải quyết kịp thời. Vậy, sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền? Có đắt như các mẹ vẫn nghĩ?
Vì sao phải sàng lọc trước khi sinh?
Trước khi tìm hiểu sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền, MarryBaby sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao phải sàng lọc dị tật trước khi sinh cho thai nhi.
Xét nghiệm sàng lọc thai nhi trước khi sinh là một phương pháp y học hiện đại và tiên tiến nhất giúp phát hiện các dị tật thai nhi ngay từ khi chỉ mới vài tuần tuổi. Phát hiện dị tật càng sớm giúp ba mẹ có phương hướng giải quyết tốt hơn. Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng thì có thể bổ sung kịp thời để tránh khỏi dị tật.
Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi được có thể phát hiện như:
- Sứt môi, hở hàm ếch
- Bệnh tim bẩm sinh
- Hội chứng Down, Edwards, Patau
- Chậm phát triển trí tuệ
- Thiếu tay hoặc chân
Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc và trang thiết bị y tế hiện đại, các vấn đề về gen hay bị gãy, đứt, thiếu hoặc thừa ADN cũng được phát hiện sớm. Từ đó, bố mẹ có thể theo dõi sức khỏe thai nhi dễ hơn.
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh qua máu mẹ
Siêu âm là phương pháp sàng lọc trước sinh đơn giản mà hầu hết mẹ bầu nào cũng thực hiện khi khám thai định kỳ. Đặc biệt, khi thai nhi 11 – 13 tuần tuổi, siêu âm sẽ giúp khảo sát hình dáng thai nhi, đo độ mờ da gáy, phát hiện được các dị tật về hình thái. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp sàng lọc chính xác và đầy đủ dị tật thai nhi gặp phải, cũng không biết chính xác nguyên do.
Vì thế, mẹ bầu thường được yêu cầu thực hiện kết hợp xét nghiệm máu Double Test nhằm kiểm tra nguy cơ thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể. Với thai từ 15 – 20 tuần tuổi, nếu mẹ chưa sàng lọc trước sinh bằng Double Test thì nên thực hiện xét nghiệm máu Triple Test.
Xét nghiệm Triple Test dựa trên phần mềm Gamma, giúp phân tích các yếu tố như: tuổi thai, cân nặng của mẹ, tuổi mẹ, bệnh lý mẹ mắc phải, đa thai hay song thai,…
Ngoài hai phương pháp Double Test và Triple Test, hiện nay phương pháp xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh đang được giới chuyên gia quan tâm và đánh giá cao là NIPT. Phương pháp này dựa trên phân tích ADN thai nhi có trong máu mẹ để chẩn đoán dị tật bẩm sinh. Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại, độ chính xác cao hơn các phương pháp truyền thống.
>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm máu để biết có thai có chính xác không? Đây là những điều bạn cần lưu ý
Sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền?
Sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền, có đắt lắm không? Đắt hay không đắt còn phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sàng lọc mà mẹ bầu thực hiện như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm di truyền, Double Test hoặc Triple Test.
Vậy chi phí mỗi phương pháp sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền? MarryBaby sẽ đề cập chi phí trong từng phương pháp, mẹ bầu đừng bỏ qua nhé.
1. Siêu âm
Siêu âm sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền? Siêu âm là công việc định kỳ mà mẹ bầu nên thực hiện trong suốt thai kỳ. Sau đây là các mốc mẹ bầu cần lưu ý:
- Tuần thứ 11 – 13: Siêu âm vào thời gian này có thể xác định đồ mờ da gáy thai nhi, các nguy cơ về bệnh Down và một số dị tật bẩm sinh khác (hở hàm ếch, dính các chi, thiếu chi, sứt môi,…).
- Tuần 20 – 22: Siêu âm để xác định rõ hơn thai nhi có dị tật hay không, nếu có thì nằm ở vị trí nào.
- Tuần 32: Siêu âm để xem sự phát triển của thai nhi so với tiêu chuẩn cho phép là nhanh hay chậm. Từ đó, bác sĩ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, chuẩn bị kỹ lưỡng cho em bé chào đời.
*Mức chi phí dành cho phương pháp siêu âm độ mờ da gáy dao động từ 300 đến 500 nghìn đồng/lần.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nên thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, tức tuần thứ 12 của thai kỳ. Xét nghiệm máu của mẹ là phương pháp để biết chính xác trẻ có nguy cơ bị bệnh di truyền hay không. Vì chất thai nhi tiết ra hòa cùng máu của mẹ. Phương pháp xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi phát hiện bất thường ở thai nhi. Vậy xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền?
*Mức chi phí dành cho xét nghiệm máu dao động từ 300 đến 350 nghìn đồng/lần.
3. Xét nghiệm di truyền
Sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền đối với xét nghiệm di truyền? Phương pháp này cũng thế, sẽ được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Mẹ bầu được các bác sĩ chọc ối và làm sinh thiết nhau thai để lấy mẫu xét nghiệm.
Thông qua kết quả, bạn có thể biết các nhiễm sắc thể có vấn đề gì không và tìm ra một số bệnh như thiếu máu tán huyết được di truyền bẩm sinh.
Và cũng từ xét nghiệm này để nhận biết mẹ có bệnh sởi hoặc Rubella không.
>>> Bạn có thể tham khảo: Siêu âm doppler thai là gì và khi nào nên thực hiện?
So với các phương pháp trước, chi phí để thực hiện chọc ối và sinh thiết khá đắt, từ 2 triệu rưỡi đến 10 triệu đồng.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy tế bào của nhau thai và nước ối để phân tích. Dựa vào các chỉ số, có thể xác định 99.5% dị tật thai nhi.
Nếu không được thực hiện ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại thì vô cùng nguy hiểm cho mẹ và bé.
*Mức chi phí dành cho phương pháp chọc dò ối, sinh thiết dao động từ 2.5 đến 10 triệu đồng/lần.
[inline_article id=147431]
4. Xét nghiệm Double Test
Phương pháp này được thực hiện ở tuần từ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ giúp phát hiện sớm các hội chứng Down, Edwards, Patau và một số dị tật khác.
Với Double Test, sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền?
*Mức chi phí xét nghiệm Double Test dao động từ 400 nghìn đến 1 triệu đồng/lần.
5. Xét nghiệm Triple Test
Xét nghiệm Triple Test được thực hiện ở tuần thứ 16 đến 18 của thai kỳ để xác định dị tật bẩm sinh thai nhi và các bệnh lý liên quan đến não bộ, tim mạch. Thường thì xét nghiệm Triple Test sẽ thực hiện cùng Double Test.
*Mức chi phí dành cho xét nghiệm Triple Test dao động từ 450 nghìn đến 1 triệu đồng/lần.
6. Sàng lọc không xâm lấn NIPT
Với xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT, sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền? Cuối cùng là phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT. Khi thai được 10 tuần tuổi, người mẹ sẽ được lấy máu để biết tình trạng thai nhi thông qua phân tích nhiễm sắc thể (NST).
- Nếu NST 6, 9, 13 xuất hiện thì khả năng bé bị hội chứng Patau rất cao.
- NST 18 xuất hiện thì dễ mắc Edwards.
- NST 21 xuất hiện thì khả năng cao bị nhiễm Down.
*Mức chi phí dành cho sàng lọc không xâm lấn NIPT dao động từ 9.5 đến 13.5 triệu đồng/lần.
>>> Bạn có thể tham khảo: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Qua bài viết này, bạn đã biết sàng lọc trước khi sinh hết bao nhiêu tiền chưa? Lưu ý, mức chi phí MarryBaby chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí thật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phụ như ăn ở, đi lại, phát sinh…