Những biến cố thai kỳ luôn là điều khiến các mẹ bầu lo lắng và để lại tổn thương cho thể chất và tinh thần cho mẹ. Thai chết lưu là một trong những biến cố đau lòng đó. Thai chết lưu có nguy hiểm không? MarryBaby sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này, hy vọng sẽ hữu ích cho các mẹ.
1. Thai chết lưu là gì?
Thai chết lưu là tình trạng thai nhi mất trước khi được sinh ra đời. Thai chết lưu được phân biệt với sự cố sảy thai dựa vào tuần tuổi của thai nhi. Nếu thai nhi mất trước thời điểm 20 tuần sẽ gọi là sảy thai, còn thai chết lưu là khi em bé trong bụng lớn hơn 20 tuần. Cụ thể:
– Thai nhi mất trong khoảng từ 20 – 27 tuần tuổi: thai chết lưu sớm.
– Thai nhi mất lúc 28 – 36 tuần tuổi: thai chết lưu muộn.
– Đối với thai nhi chết lưu từ 37 tuần tuổi trở lên, thai nhi có thể mất trong lúc sinh.
>>> Bạn có thể tham khảo: 7 dấu hiệu nhận biết thai lưu 3 tháng đầu
2. Thai chết lưu có biểu hiện gì?
Có trường hợp mẹ bầu bị thai chết lưu nhưng không nhận thấy biểu hiện bất thường nào, chỉ phát hiện khi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, đối với hầu hết các mẹ, thai chết lưu thường có những dấu hiệu sau đây:
– Các triệu chứng nghén ngưng một cách đột ngột
– Mẹ không còn cảm nhận được thai máy hay cử động của em bé
– Ra máu âm đạo
– Bụng căng cứng, cảm giác đau tức và nặng nề
– Ngực không còn căng và có thể tiết sữa non
– Đau lưng và có dấu hiệu chuột rút thường xuyên
– Chóng mặt, hoa mắt, có thể đi kèm sốt cao mà không rõ nguyên nhân
– Mẹ ra nước ối mặc dù không hề có dấu hiệu chuyển dạ
3. Nguyên nhân thai chết lưu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu:
♦ Nguyên nhân từ mẹ
– Mẹ mang bầu quá sớm hoặc quá muộn (trước 15 tuổi hoặc sau 35 tuổi)
– Mẹ thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích trong thời gian mang thai.
– Mẹ bị béo phì hoặc có các bệnh nền mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, động kinh, giang mai.
– Mẹ bị nhiễm virus Rubella.
– Mẹ bị tiền sản giật.
– Mẹ có dị tật bất thường ở tử cung.
♦ Nguyên nhân từ thai nhi
– Trong quá trình thụ thai xảy ra rối loạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến phôi.
– Thai bị dị dạng
– Nhau thai bị xơ hóa nên thai nhi không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất để phát triển, dẫn đến chết lưu.
– Bào thai là song thai nhưng có sự phát triển không đồng đều khiến một bé hoặc hay bé đều chết lưu.
– Sự bất thường từ nước ối: lượng ối quá ít hay quá nhiều cũng có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu.
– Thai nhi bị dây rốn quấn vào cổ.
4. Thai chết lưu có nguy hiểm không?
Thai chết lưu có ảnh hưởng gì? Thai chết lưu là một biến cố thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động lên tâm lý của mẹ. Thông thường thai chết lưu sẽ lưu trong tử cung khoảng 48 giờ trước khi được đẩy ra ngoài. Thai chết lưu có nguy hiểm không? Thai chết lưu có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ, cụ thể trong các tình huống sau đây:
– Thai chết lưu sẽ được đẩy ra ngoài dưới hình thức tương tự như một cuộc sinh nở thông thường. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ sẽ lâu hơn và mẹ bầu cảm thấy đau đớn hơn. Quá trình thai đưa ra ngoài, âm đạo sẽ ra máu nhiều và phải truyền máu để không nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
– Thai chết lưu có nguy hiểm không? Trường hợp gây nguy hiểm nhất đối với mẹ bị thai chết lưu đó là vỡ ối khi không có dấu hiệu chuyển dạ và khi thai lưu lại quá lâu trong tử cung:
+ Khi mẹ bị vỡ ối, màng ối rách sẽ tạo điều khiển cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây viêm nhiễm trầm trọng, đe dọa đến tính mạng người mẹ.
+ Thai chết lưu để lâu có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm, bởi vì khi thai lưu quá lâu trong dạ con (từ 2-3 ngày) sẽ xảy ra tình trang rối loạn đông máu. Hậu quả của việc này là mẹ có nguy cơ bị băng huyết sau khi lấy thai ra ngoài, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài những đau đớn về thể xác và nguy hiểm đến sức khỏe, thai chết lưu còn gây tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ.
5. Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu có khó không?
Như vậy, mẹ đã phần nào biết được thai chết lưu có nguy hiểm không. Mặc dù không thể phòng tránh tuyệt đối hiện tượng thai chết lưu, tuy nhiên mẹ có thể tham khảo các cách sau để hạn chế phần nào tình huống xấu này nhé.
♦ Những việc mẹ nên làm trước khi mang thai
Các cặp đôi nên đi tầm soát sức khỏe sinh sản khi có ý định có em bé. Việc tầm soát này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh và điều trị các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Đặc biệt, nếu đang mắc phải các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được điều trị và kiểm soát bệnh trước khi mang thai.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, đặc biệt là acid folic để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai lưu tháng thứ 5
♦ Mẹ nên làm trong thời gian mang thai
– Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
– Có chế độ ăn uống đủ chất và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
– Tuân thủ lịch khám thai định kỳ, nhất là những mốc thời điểm quan trọng.
– Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian mang thai, mẹ phải đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu có thể gặp nhiều biến cố thai kỳ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Thai chết lưu có nguy hiểm không? Đây là một trong những biến cố nguy hiểm đối với sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Do đó mẹ cần thăm khám đầy đủ, ăn uống đủ chất, khoa học, tập thể dục đều đặn để sức khỏe tốt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé.
[inline_article id=177985]
Thu Sương