Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 25, bé yêu sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ này rất quan trọng nên mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lo ngại sẽ bị tăng cân nếu bồi bổ quá mức. Vậy thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Thai nhi tuần 25 cần bổ sung gì để vào con không vào mẹ? Đọc xong bài viết dưới đây, chắc chắn mẹ sẽ giảm được phần nào băn khoăn.
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi thế nào?
Trước khi tìm hiểu thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì; chúng ta cần biết thai 25 tuần phát triển thế nào? Vào tuần thứ 25, thai nhi sẽ nặng khoảng 660g và chiều dài trung bình là 34,6cm. Lúc này, bé đã dần phát triển hoàn thiện về mọi mặt, hình dáng gần như một em bé sơ sinh. Bé cũng bắt đầu tập hít thở.
Các giác quan của bé đã có sự phát triển vượt bậc trong tuần này. Võng mạc đã được hoàn thiện. Mũi đã bắt đầu hoạt động. Vị giác bé đã hình thành và phát triển, giúp bé có thể phân biệt được mùi vị. Khả năng nghe của bé tiếp tục được hoàn thiện.
Thai nhi 25 tuần trông đầy đặn với làn da căng lên, không còn nhăn nheo, hồng hào hơn. Tóc bé cũng dày hơn, có màu sắc rõ ràng. Móng tay, móng chân bé đã bắt đầu mọc. Bé có thể co duỗi bàn tay một cách khéo léo. Bé yêu 25 tuần sẽ rất hiếu động. Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng những cử động nghịch ngợm của bé như đạp vào thành bụng, duỗi chân, xoay người, mút tay, nấc.
>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là đủ chuẩn để con khỏe, mẹ vui?
Nguyên tắc dinh dưỡng khi thai được 25 tuần tuổi
Ngoài vấn đề thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì; chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng khi bước vào giai đoạn này. Thai nhi ở tuần thứ 25 đã dần hoàn thiện về mặt ngoại hình và đang trên đà tăng tốc phát triển hệ thần kinh và các giác quan. Vì vậy, giai đoạn này, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé có sự tăng trưởng tốt nhất.
1. Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Uống đủ nước
Việc uống đủ nước (trung bình 2,5 lít nước/ngày) sẽ giúp mẹ giảm được các triệu chứng khó chịu như đau đầu, táo bón, chuột rút, khó tiêu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước giúp cơ thể mẹ hoạt động trơn tru, hạn chế sự thèm ăn quá mức.
2. Ăn nhiều bữa
Bà bầu 25 tuần nên ăn gì? Một nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống của mẹ bầu đó là chia nhỏ bữa ăn. Mẹ không nên ăn quá no, quá nhiều trong một lần mà nên chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong một ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể mẹ dễ tiêu hóa, hấp thụ tốt dưỡng chất, đồng thời kiểm soát tốt lượng calo nạp vào, ngăn ngừa tình trạng lên cân quá mức ở mẹ.
3. Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Ăn nhiều rau, củ, quả
Tỷ lệ được gợi ý cho bữa ăn của mẹ bầu là 25% tinh bột, 25% protein và 50% rau củ quả. Rau xanh, trái cây có tác dụng cung cấp vitamin, chất xơ và các chất khoáng thiết yếu cho mẹ bầu và thai nhi. Ăn nhiều rau củ còn ngăn ngừa táo bón và hạn chế bị béo phì, tiểu đường ở mẹ bầu.
4. Ăn chậm
Trung bình, phụ nữ mang thai cần nạp 2.500 calorie/ngày. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và cảm giác luôn đói bụng. Để cơ thể dung nạp được lượng dưỡng chất hợp lý, mẹ bầu nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Thói quen này vừa giúp mẹ kiểm soát được cân nặng vừa rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai
Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì?
1. Rau xanh, trái cây
Thai nhi tuần tuổi 25 nên ăn gì? Rau củ, hoa quả rất dồi dào vitamin, chất xơ, rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Mẹ ăn đa dạng các loại rau củ quả, trái cây sẽ hạn chế táo báo, tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng khó chịu thai kỳ và kiểm soát tốt cân nặng.
2. Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Tinh bột và đường
Đây là hai loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể nhưng mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không nên nạp quá nhiều. Đường và tinh bột giúp thai nhi nhanh lên cân nhưng kéo theo đó là nguy cơ tiểu đường thai kỳ và béo phì ở mẹ bầu. Mẹ bầu ăn 2-4 chén cơm mỗi ngày là đã đủ lượng tinh bột cần thiết. Thay vì ăn cơm, mẹ có thể thay thế bằng bánh mì, ngũ cốc, mì, bún để thay đổi khẩu vị.
3. Sữa tươi
Bà bầu 25 tuần nên ăn gì? Sữa tươi không đường là một trong những thức uống mà mẹ bầu nên bổ sung trong thời kỳ mang thai. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng mẹ nên uống sữa tươi không đường thay cho sữa bầu. Nguyên nhân là do sữa bầu chứa nhiều đường và chất béo dễ khiến mẹ khó tiêu và tăng cân.
4. Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Chất đạm
Có Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì để em bé tăng cân? Mẹ không nên bỏ qua nguồn đạm từ động vật, thực vật để bé yêu phát triển tốt khi ở 25 tuần tuổi nhé. Chất đạm chủ yếu đến từ thịt, cá, nấm, đậu. Mẹ bầu ăn khoảng 300g thịt mỗi ngày sẽ giúp có thể có đủ nguồn đạm nuôi dưỡng tốt cho sự phát triển thể chất cho thai nhi.
5. Omega 3
25 tuần là thời điểm thai nhi có sự tăng trưởng mạnh mẽ về não bộ nên rất cần omega 3 trong quá trình quan trọng này. Thai kỳ tuần thứ 25 nên ăn gì để bé thông minh thì câu trả lời là mẹ nên bổ sung omega nhé. Mẹ có thể tìm thấy dưỡng chất này trong các loại cá, hạt óc chó, hạt bí, hướng dương, súp lơ, việt quất, bắp cải.
6. Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Canxi và vitamin D
Canxi là chất quan trọng cho việc phát triển hệ xương, răng, cơ bắp và hệ thần kinh của bé. Vitamin hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi được trọn vẹn hơn. Đây là hai chất đi đôi với nhau và không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, nhất là giai đoạn bé yêu 25 tuần tuổi. Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, đậu xanh, hải sản. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi và vitamin D từ các loại thuốc bổ. Mẹ bầu lưu ý là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé.
7. Các dưỡng chất khác
Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì? Một số dưỡng chất thiết yếu khác mà mẹ bầu không nên bỏ qua như kẽm (có nhiều trong ngũ cốc, thịt đỏ, nấm hương); axit folic (có trong các loại rau củ như măng tây, rau chân vịt, bông cải, ngũ cốc).
[inline_article id=2457]
Thai nhi 25 tuần tuổi nên ăn gì để vào con không vào mẹ là một trong những thắc mắc phổ biến ở mẹ bầu. Một chế độ ăn uống đa dạng, đủ dưỡng chất, cân bằng các loại thực phẩm, thành phần khoa học chắc chắn sẽ đem đến cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt nhất cho bé yêu.