Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, có khả năng miễn dịch kém nên bà dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập dẫn đến nhiễm bênh. Có lẽ, bạn đang hoang mang trước tình dịch dịch bệnh đang lây lan phải không? Nếu chẳng may bà bầu bị đau mắt đỏ thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh đau mắt đỏ khi mang thai là gì?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc nhiễm trùng mắt là một bệnh lý về mắt rất dễ lây lan. Khi bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ khiến cho phần lòng trắng của mắt cũng như mí mắt bị đỏ và sưng tấy lên. Nếu bạn đang bị đau mắt đỏ thì cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Top 9 thức uống mát gan cho mẹ bầu hỗ trợ thải độc gan, giải khát an toàn
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ
Cũng giống như những người bình thường khác, khi bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ do các nguyên nhân sau:
- Dị ứng: Bà bầu bị đau mắt đỏ có thể do dị ứng bụi, phấn hoa và nấm mốc. Bạn sẽ nhận thấy mắt bị đỏ mà không chảy nước và ngứa nhẹ trong trường hợp này.
- Chất gây kích ứng: Đôi khi, chất kích thích hoặc hóa chất từ các sản phẩm dầu gội, dầu xả, kính áp tròng, dung dịch thấu kính, clo trong bể bơi và thậm chí cả khói thuốc cũng có thể gây ra đau mắt đỏ.
- Virus: Nếu bầu bị đau mắt đỏ nhưng có ít hoặc không có dịch tiết và đóng ghèn khi thức dậy vào buổi sáng thì có thể do virus adenovirus (gây cảm lạnh thông thường), virus cúm và thậm chí cả virus Corona.
- Vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mắt đỏ. Nếu bạn nhận thấy mắt đỏ, có dịch tiết màu vàng hoặc xanh lục hoặc đóng gèn cả ngày chính là do vi khuẩn Staphylococcus vàng, Streptococcus pneumonia, Haemophilusenzae và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra.
Các dấu hiệu dẫn đến đau mắt đỏ khi mang thai
Các dấu hiệu bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra. Nhưng một số dấu hiệu đau mắt đỏ khi mang thai phổ biến gồm:
- Mắt bị ngứa
- Mắt xuất hiện dịch nhầy
- Mắt chảy nhiều nước mắt
- Khó chịu khi đeo kính áp tròng
- Tròng trắng của mắt có màu đỏ
- Mắt bị sưng hoặc viêm kết mạc
- Mắt có cảm giác có vật gì đó mắc kẹt
- Mắt có cảm giá kích ứng hoặc cảm giác nóng rát
- Mắt đóng ghèn ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt là khi thức dậy sau giấc ngủ
Ngoài ra, để dễ chẩn đoán nguyên nhân chính xác bà bầu bị đau mắt đỏ thì bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Mắt chảy mủ khiến mí mắt dính vào nhau và có thể bị kèm với nhiễm trùng tai.
- Đau mắt đỏ do dị ứng: Trường hợp này có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng gồm ngứa mũi, hắt hơi, kích ứng họng và hen suyễn.
- Đau mắt đỏ do virus: Tình trạng này có thể xảy ra do cảm lạnh và cúm hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào mà bạn có thể mắc phải. Trong trường hợp này, mắt của bạn sẽ chảy nước mắt nhiều hơn.
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu khóc trong 3 tháng đầu, thai nhi sẽ đối mặt với những nguy cơ gì?
Bà bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hầu như, bà bầu bị đau mắt đỏ đều lo sợ sẽ gây nguy hiểm đến cho thai nhi. Đây có thể là do quan niệm dân gian nếu nhìn phải người đau mắt đỏ có thể bị lây. Vậy phụ nữ mang thai đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tình trạng này ít ảnh hưởng đến bé nhưng thường gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện bệnh, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất tại nhà
Bà bầu bị đau mắt đỏ phải làm sao? Bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ khám mắt và cấp thuốc nhỏ mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất tại nhà dưới đây:
- Chườm ấm: Khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu có thể dùng khăn ấm và chườm nhẹ lên vùng mắt. Cách chữa đau mắt đỏ dân gian này có tác dụng giảm tình trạng khô mắt, cải thiện tuần hoàn máu và giúp mắt dễ chịu hơn.
- Chườm lạnh: Đây là một trong những cách chữa đau mắt đỏ dân gian đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Trong mỗi lần chườm lạnh, mẹ bầu nên sử dụng khăn chườm khác nhau cho mỗi mắt để tránh không bị nhiễm bệnh chéo. Bà bầu có thể sử dụng khăn mềm ngâm trong nước có nhiệt độ lạnh vừa phải nhằm hạn chế tổn thương mắt và đắp trong khoảng từ 15 -20 phút. Phương pháp chườm này giúp mắt mẹ bầu được thư giãn hơn, giảm tình trạng sưng, viêm, cảm giác khó chịu.
- Vệ sinh mắt đúng cách: Bà bầu bị đau mắt đỏ cần tăng cường thực hiện vệ sinh, làm sạch mắt mỗi ngày. Sử dụng miếng bông sạch và ẩm, mềm để lau quanh vùng mắt. Việc làm này giúp loại bỏ đi hết những chất nhầy của gỉ (ghèn) hoặc dịch đóng vảy ở mí mắt nhằm giảm khả năng kích ứng và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh đau mắt đỏ. Đồng thời có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên để có hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ các triệu chứng chứng của bệnh đau mắt đỏ như: gỉ (ghèn) mắt, cộm, đau mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt.
>> Bạn có thể xem thêm: Để tăng đề kháng, bà bầu uống trà tắc được không?
Những lưu ý khi phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ
Bên cạnh vấn đề bà bầu bị đau mắt đỏ phải làm sao; nếu không may bầu bị đau mắt thì cần lưu ý những điều sau:
1. Sinh hoạt thường ngày
- Tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan.
- Vệ sinh mắt đúng cách để tránh lây lan mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt…
- Đeo kính râm hoặc dụng cụ bảo vệ mắt để ngăn ngừa bụi bẩn và giúp đôi mắt dễ chịu hơn.
- Bà bầu bị đau mắt đỏ không nên dùng tay dụi mắt. Điều này sẽ khiến tình trạng đau mắt thêm trầm trọng.
2. Chế độ dinh dưỡng
Tránh các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt, hành…
- Thực phẩm dễ gây sưng viêm như tôm, cá, mực…
- Thực phẩm gây ảnh hưởng thị lực như thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
- Rau muống vì trong loại rau này chứa chất khiến dịch mắt tiết ra nhiều, gây màng mắt.
Các thực phẩm nên bổ sung:
- Nên bổ sung các loại rau củ chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, D, B12… cũng rất tốt cho chứng đau mắt đỏ.
Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị đau mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không rồi. Nếu chẳng may bà bầu bị đau mắt đỏ thì yên tâm sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi đâu nhé.
[key-takeaways title=””]
Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.
[/key-takeaways]