Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có nguy hiểm không?

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc nhé.

Dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu tiên thường chưa rõ ràng nên mẹ bầu khó nhận ra. Vì vậy, nếu chẳng may bị cảm trong giai đoạn này, mẹ có thể sẽ dùng đến các loại thuốc cảm để trị bệnh. Vậy có bầu uống thuốc cảm có sao không? Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng đến thai nhi không? Lỡ uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần thì phải làm sao? Mẹ nên tham khảo các thông tin dưới đây để biết cách phòng tránh cũng như điều trị cảm cúm sao cho hiệu quả và an toàn nhé.

Thuốc cảm thường có hoạt chất gì?

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần

Cảm là bệnh do virus gây nên. Hầu hết các loại thuốc cảm là thuốc điều trị các triệu chứng như giảm ho, hạ sốt, thuốc long đờm để làm lỏng chất nhầy, thuốc thông mũi để giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm đau nhức. Trước khi tìm hiểu uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có nguy cơ gì, mẹ hãy xem các hoạt chất trong các thuốc nhé.

1. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi có tác dụng giảm chất nhầy, giảm sưng cho các niêm mạc trong mũi, từ đó hạn chế tình trạng khô mũi, nghẹt mũi. Thuốc có ở dạng viên, thuốc xịt và thuốc nhỏ. Thuốc thông mũi thường chứa các hoạt chất như oxymetazoline, phenylephrine, pseudoephedrine.

2. Thuốc giảm ho

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến khi bị cảm. Ho giúp đẩy vi trùng và chất nhầy ra ra ngoài, tuy nhiên nếu ho liên tục sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Thuốc giảm ho với các hoạt chất như codein, pholcodine, calyptin, neo-codion, dextromethorphan giúp chặn các xung thần kinh gây ra phản xạ ho, giảm các cơn ho trong thời gian ngắn.

3. Thuốc kháng histamin

Histamin là hoạt chất gây ra các triệu chứng như hắt xì, chảy nước mũi, ngứa họng, ngứa tai, ho. Thuốc kháng histamin gồm các hoạt chất như brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine sẽ giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu trên.

[inline_article id=195227]

4. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Bệnh cảm thường gây ra sốt và đau nhức khắp cơ thể. Thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, làm dịu các cơn đau như đau cơ, đau đầu, đau họng, đau tai. Thuốc giảm đau thường chứa các chất như paracetamol, ibuprofen, naproxen.

Có bầu uống thuốc cảm có sao không? Việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc được cho là không gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không dùng các loại thuốc điều trị cảm sau đây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Các loại thuốc cảm mẹ bầu cần tránh:

– Thuốc giảm đau chứa aspirin, ibuprofen, naproxen, sodium salicylate: Các hoạt chất này được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai vì có nguy cơ gây sảy thai.

– Thuốc thông mũi pseudoephedrine và phenylephrine: Một số nghiên cứu đã chứng minh, các loại thuốc này có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nguy cơ này xảy ra càng cao ở những mẹ bầu có thói quen hút thuốc. Đồng thời, thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi nếu sử dụng thường xuyên.

– Mẹ bầu cũng nên tránh xa các viên kẹo cao su nicotine, miếng dán giảm dị ứng và tắc nghẽn có chứa chlorpheniramine, dầu thầu dầu, thuốc giảm đau nửa đầu có chứa caffeine, thuốc giảm cảm lạnh và dị ứng có chứa brompheniramine.

>>> Mách bạn: “Thổi bay” khó chịu vì ngạt mũi khi mang thai!

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu luôn được khuyến cáo là nên thận trọng khi dùng thuốc trong thai kỳ, nhất là trong những tháng đầu. Đây là thời điểm tạo tiền đề cho sự phát triển an toàn và ổn định của em bé sau này. Vì vậy, nhiều mẹ thắc mắc uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có sao không, có thai 3 tuần uống thuốc cảm cúm được không? Hay uống thuốc cảm khi mang thai 4 tuần có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Mức độ ảnh hưởng thai nhi phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng mà mẹ sử dụng. Một số loại thuốc cảm được đánh giá là không gây nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên mẹ cần dùng đúng cách, đúng liều lượng được bác sĩ khuyến cáo. Không có loại thuốc nào là an toàn 100%, nhất là đối với bà bầu. Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ theo khuyến cáo về liều lượng và cách dùng để không gây ra hậu quả đáng tiếc nhé.

Nếu mẹ bầu lỡ uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần thì phải làm sao? Nếu mẹ tự ý dùng thuốc thì nên dừng lại, ghi nhớ tên thuốc, liều lượng và thời gian đã dùng. Sau đó mẹ đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn và can thiệp kịp thời. Dựa trên các thông tin mà mẹ cung cấp, bác sĩ sẽ biết được mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi, đồng thời đưa ra hướng xử lý phù hợp và an toàn.

>>> Mách bạn: Cách nấu các món cháo giải cảm cho bà bầu

Mách mẹ bầu một số cách giảm triệu chứng cảm

Mách mẹ bầu một số cách giảm triệu chứng cảm
Thay vì uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần, mẹ hãy giải cảm bằng các cách khác như uống nước cam

Khi bị cảm, nếu mẹ nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 đến 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây để mau khỏi bệnh nhé.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, nằm trên giường, ngủ, chợp mắt nhiều nhất có thể. Ngủ sẽ giúp cơ thể được phục hồi, dưỡng thương và chữa lành các cơn đau.

– Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no trong một bữa hay để quá đói.

– Uống nhiều nước ấm, nước súp hoặc nước trái cây.

– Tăng cường ăn rau, trái cây, nhất là những loại trái nhiều vitamin C như cam, bưởi, táo, kiwi.

– Súc miệng bằng nước muối để giảm triệu chứng đau họng và ho.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp mũi không bị khô, nghẹt mũi.

– Tắm nước ấm, massage giúp bạn có được giấc ngủ ngon, đồng thời giảm đau nhức hiệu quả.

– Thỉnh thoảng, mẹ hãy đi lại vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn.

[inline_article id=4616]

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bị cảm khi mang thai, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

– Tiêm vaccine: Vaccine cúm có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm đến 40%.

– Tăng sức đề kháng: Sức đề kháng tốt sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, virus. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin. Đồng thời, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng để cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng nhé.

– Giữ vệ sinh: rửa tay thường xuyên, tránh xa những người bị bệnh, tránh chạm vào miệng, mũi và hạn chế nơi đông người.
Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cần phải hết sức cẩn trọng và chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Uống thuốc cảm khi mang thai 2 tuần có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nếu mẹ dùng thuốc trong trường hợp cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định thì mẹ hãy yên tâm nhé. Ngoài ra, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiễm bệnh.

Thu Sương

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.