Tất tần tật những thắc mắc của chị em về bệnh lý nang đơn thùy buồng trứng sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu để có phương án điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Nang đơn thùy buồng trứng là gì?
Nang đơn thùy buồng trứng hay còn gọi u nang đơn thùy là một loại u nang buồng trứng có một vách ngăn. Trường hợp chị em bị u nang có nhiều vách ngăn thì gọi là u nang đa thùy.
Biểu hiện của bệnh lý u nang đơn thùy là các nang nhỏ xuất hiện trong buồng trứng, có thể ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng với các kích thước khác nhau. Các nang có thể đạt kích thước tối đa từ 15 – 30mm khi chị em phụ nữ đang trong thời điểm rụng trứng.
Nang đơn thùy buồng trứng có thể phát triển ở 3 dạng phổ biến là nang đơn thùy buồng trứng phải, nang đơn thùy buồng trứng trái và nang đơn thùy buồng trứng hai bên.
Vậy nang đơn thùy buồng trứng phải là gì? Nang đơn thùy buồng trứng trái là gì? Nang đơn thùy buồng trứng phải là u nang xuất hiện ở buồng trứng bên phải. Còn nang đơn thùy bên trái là u nang xuất hiện ở buồng trứng bên trái.
Một số dấu hiệu giúp chị em nhận biết nang đơn thùy buồng trứng sớm nhất
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh u nang đơn thùy buồng trứng là do sự suy giảm năng lượng và các tế bào mất dần thông tin liên lạc với nhau. Khi các tế bào hoạt động không bình thường thì gây nên hiện tượng tăng sinh đột biến và các u nang hình thành.
Các triệu chứng của u nang đơn thùy buồng trứng khá ít và rất khó nhận biết. Chị em có thể nhận biết nhanh qua một số biểu hiện phổ biến như:
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và thỉnh thoảng sốt cao.
- Đau ở vùng bụng dưới và lan khắp ổ bụng.
- Nhịp tim rối loạn.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều như chậm kinh, rong kinh…
Các dấu hiệu này khá trùng lặp khi bị các bệnh liên quan đến buồng trứng khác. Vì vậy, chị em chỉ có thể xác định chính xác có bị u nang đơn thùy buồng trứng hay không bằng cách đi khám phụ khoa.
Bị nang đơn thùy buồng trứng có nguy hiểm không?
Thông thường, trong chu kỳ kinh nguyệt, các u nang đơn thùy buồng trứng có thể tự tiêu, hoặc sẽ tiêu ở 2 đến 3 chu kỳ kinh kế tiếp. Nhìn chung, đây là loại u không gây nguy hiểm. Nhưng nếu u không tiêu mà phát triển lên thì có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, nhất là phụ nữ đang mang thai.
1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường do hormone nội tiết tố nữ bị rối loạn. Tình trạng này gây nguy hiểm cho chị em phụ nữ, nhất là ai đang trong độ tuổi sinh con. Nếu u nang đơn thùy buồng trứng không được điều trị sớm có thể gây vô sinh.
2. U nang đơn thùy bị xoắn
Phần lớn u nang đơn thùy phát triển lớn hơn dễ bị xoắn và gây nên hiện tượng giảm sự lưu thông máu giữa các cơ quan với nhau. Chính điều này là nguyên nhân chính làm vỡ nang, gây xuất huyết bên trong và nội tạng bị nhiễm. Người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, buồn nôn và sốt khi nang đơn thùy bị xoắn.
3. Vỡ nang
Nang xoắn hay chèn ép đều có thể gây vỡ nang đơn thùy. Bởi lúc này, nang buồng trứng rất yếu và nếu vỡ sẽ gây nên biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai rất dễ bị vỡ nang do thai nhi lớn và chèn ép lên nang.
4. Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là trường hợp chị em đang mắc bệnh nặng nhất. Nang đơn thùy bị nhiễm khuẩn không chỉ gây hại khu vực nang buồng trứng mà còn lan sang các cơ quan khác. Người bệnh sẽ có các biểu hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, xuất huyết… Hiện tượng nhiễm khuẩn cần được phát hiện càng sớm càng tốt tránh làm tổn thương đến nội tạng.
5. Chèn ép nội tạng
U nang đơn thùy lớn sẽ chèn ép lên các tạng xung quanh buồng trứng. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như táo bón, tiểu buốt, tiểu rắt, phù chân…
Với phụ nữ mang thai thì u nang sẽ chèn ép thai nhi gây lưu thai hay sinh non. Vì vậy, người bệnh cần được khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Gợi ý phương pháp điều trị nang đơn thùy buồng trứng hiệu quả
Nếu là nang đơn thùy kích thước nhỏ, các bác sĩ theo dõi trong thời gian từ 2-3 tháng. Lúc này, bác sĩ kê đơn gồm thuốc tránh thai, thuốc chứa hormone progesterone… Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Nang lành tính sẽ biến mất khi điều trị bằng thuốc.
Trường hợp khối u phát triển to bằng một quả chanh hay lớn hơn phải phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật thường là mổ nội soi hay mổ hở.
[inline_article id=266432]
Còn với chị em bị nang đơn thùy buồng trứng trái khi mang thai hay buồng trứng phải sẽ ưu tiên mổ lấy u ở tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 6 thai kỳ. Mẹ bầu phát hiện bệnh muộn thì cần phải chờ sinh xong mới tiến hành phẫu thuật.
Chú ý, bệnh có thể tái phát khi thực hiện phương pháp ngoại khoa. Do đó, với bệnh nhân cao tuổi, không còn nhu cầu sinh sản thì nên cắt cả 2 bên buồng trứng.
Hy vọng với những thông tin ở trên, chị em hiểu rõ bệnh u nang đơn thùy buồng trứng. Không nên chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa ngay khi xuất hiện dấu hiệu và nhanh chóng có phương pháp điều trị dứt điểm.
AN HY