Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều về tính khí và thói quen ăn uống. Giai đoạn này, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên, phần lớn chị em thèm đồ chua như chanh, dưa chua, me. Một số người cho rằng ăn me trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm. Sự thật như thế nào, bà bầu ăn me được không? MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn.
Giá trị dinh dưỡng của quả me
Một số người thắc mắc bà bầu ăn me được không. Để biết được điều đó, bạn cần hiểu loại hoa quả này có giá trị dinh dưỡng gì.
Ước tính, khẩu phần 100g quả me có giá trị dinh dưỡng như sau:
– Lượng calo: 239
– Tổng chất béo: 1g
– Chất béo bão hòa: 0g
– Cholesterol: 0mg
– Natri: 26mg
– Tổng số carbohydrate: 63g
– Chất xơ: 5g
– Đường: 57g
– Chất đạm: 3g
– Vitamin A: 1% DV
– Vitamin C: 6% DV
– Canxi: 7% DV
– Sắt: 16% DV
*DV: giá trị dinh dưỡng hàng ngày
Bà bầu ăn me được không?
Mẹ đã biết về giá trị dinh dưỡng của quả me nhưng mang thai ăn me được không? Me có an toàn cho mẹ bầu hay không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết khi mang thai, bạn có thể ăn me với lượng vừa phải. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA), quả mẹ rất an toàn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.
Me ngọt hoặc me chua đều là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Mặc dù không có nghiên cứu chính thức nào xác minh sự an toàn của việc ăn me khi mang thai, nhưng trái cây nhiệt đới và các chất chiết xuất của nó được FDA công nhận là an toàn.
Một nghiên cứu từ Ấn Độ đã phát hiện ra rằng me chua là một trong hai loại thực phẩm được phụ nữ mang thai thèm ăn nhất. Nếu bạn cũng thực sự yêu thích hương vị của quả me, hãy thưởng thức nó với một lượng vừa phải mà không cần phải phân vân có bầu ăn me được không. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nếu nghén nhiều và thèm đồ chua thì có thể ăn quả me nhé.
Lợi ích của quả me đối với mẹ bầu
Bà bầu ăn quả me được không? Bà bầu có thể ăn quả me, bởi nó có thể mang lại cho mẹ bầu những lợi ích sau:
♦ Nguồn dinh dưỡng dồi dào
Theo các chuyên gia, me là một nguồn dinh dưỡng dồi dào có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Quả me rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, cũng là một nguồn cung cấp protein, chất xơ và đường lành mạnh. Bà bầu ăn me được không? Loại quả này không chỉ hợp với khẩu vị của mẹ bầu khi thai nghén mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
♦ Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả me giàu chất xơ, trung bình mỗi cốc nước me có chứa 6,1g chất xơ, trong khi nhu cầu chất xơ hàng ngày của mẹ bầu là 28g. Điều này giúp mẹ bầu không bị tiêu chảy, táo bón. Bà bầu ăn me chua được không? Mẹ bầu là đối tượng thường hay bị táo bón, vậy nên me chua hay me ngọt đều là món tốt cho mẹ bầu.
♦ Giảm nguy cơ sinh non
Me là một nguồn giàu chất sắt, ước tính mỗi cốc nước me chứa khoảng 3,36mg sắt trong khi mẹ bầu cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày. Nguồn sắt dồi dào giúp cân bằng nhu cầu máu tăng lên trong cơ thể mẹ bầu, từ đó giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
♦ Kiểm soát huyết áp
Hàm lượng kali có trong quả me làm giảm mức huyết áp ở những phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai.
[inline_article id=260088]
♦ Chống ốm nghén hiệu quả
Me có tác dụng nhuận tràng, vậy nên tiêu thụ me trong tam cá nguyệt đầu tiên giúp kiểm soát chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn, chán ăn.
♦ Giảm lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy quả me có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu khác trên con người về tác dụng của me đối với bệnh tiểu đường thai kỳ.
♦ Hỗ trợ thai nhi phát triển
Bà bầu ăn me chín được không? Me rất giàu vitamin B3, 4, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu chất dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai, hỗ trợ cho sự phát triển thần kinh, não bộ, hệ tiêu hóa của thai nhi.
Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn me quá nhiều
Bà bầu ăn me được không? Theo các chuyên gia, ăn me khi mang thai rất tốt cho sức khỏe nhưng phải điều độ. Ăn me quá mức, với số lượng lớn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như:
– Me làm tăng khả năng hấp thụ ibuprofen của cơ thể. Điều này gây nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ ba, vì ibuprofen có thể đóng vĩnh viễn đường dẫn tim của em bé.
– Tương tự như khả năng hấp thụ ibuprofen, me làm tăng nguy cơ hấp thụ quá mức aspirin. Chất này hoạt động như một chất làm loãng máu và có thể dẫn đến việc thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng. Điều này cũng có thể dẫn tới nguy cơ bào thai không nhận được lượng máu đều.
– Hàm lượng vitamin C của của quả me rất cao, vậy nên, tiêu thụ quá nhiều loại quả này có thể ức chế sản xuất progesterone, gây sẩy thai hoặc sinh non.
– Nếu bạn bị nhiễm fluor khi mang thai, ăn me sống, chưa pha loãng có thể gây hại cho thai nhi.
– Ăn quá nhiều me có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu và ảnh hưởng tới huyết áp của mẹ bầu. Các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu thai phụ thường xuyên ăn me thì nên kiểm tra lượng đường trong máu và huyết áp của mình. Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn me, hãy ngừng ngay lập tức.
– Me có hàm lượng carbohydrate khá cao, nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, hãy lưu ý đến khẩu phần ăn của mình và tính lượng carbohydrate này vào tổng số lượng hàng ngày mà cơ thể nạp vào để tránh làm cho bệnh tiểu đường nặng thêm. Ngoài ra, uống mẹ bầu cũng cần chú ý khi uống nước me, bởi loại nước này chứa nhiều đường, không tốt cho thai kỳ.
[inline_article id=209414]
Bà bầu ăn me được không? Mẹ bầu có thể ăn me với lượng vừa phải, điều độ và thường xuyên. Ngoài ăn quả me như một loại hoa quả, sử dụng các thực phẩm có hương me, mẹ bầu có thể dùng me để chế biến các món ăn như thịt ba chỉ cuộn rau củ sốt me, me nấu canh chua, càng ghẹ xào me… để ăn ngon miệng và bổ sung nhiều dưỡng chất cho bé yêu.
Hà Chi