Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là có thể diễn ra ở một bên mũi hoặc cả hai bên. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đa số là an toàn và có thể tự xử lý tại nhà.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác đây có thể là biểu hiện của những bệnh trẻ em nguy hiểm như các khối u hay chứng rối loạn chảy máu. Cụ thể Chảy máu cam nhiều là bệnh gì? rối loạn chảy máu là gì? trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?
Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây.
Vì sao trẻ bị chảy máu mũi một bên?
Trẻ nhỏ có thể bị chảy máu mũi một bên hoặc xuất hiện ở cả 2 bên mũi. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, gần như ai cũng đã bị ít nhất một lần.
Đây không phải là bệnh mà chính là triệu chứng, dấu hiệu của vấn đề sức khỏe trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chúng ta có thể nói đến những nguyên do phổ biến nhất:
- Trẻ hay có thói quen dùng tay ngoáy mũi một bên, móng tay có thể khiến cho các mao mạch vốn non nớt của trẻ nhỏ bị tổn thương, rách gây chảy máu.
- Việc thay đổi điều kiện thời tiết lạnh hoặc nóng khắc nghiệt khiến cho lớp niêm mạc mũi trẻ bị khô, rất dễ bị rách gây chảy máu.
- Cơ thể bé đang bị thiếu các loại vitamin có tác dụng giúp thành mạch niêm mạc bền bỉ hơn như vitamin C hoặc vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Khi thiếu hụt 2 loại vitamin này có thể gây ra tình trạng xuất huyết, chảy máu cam ở trẻ em.
- Nguy cơ chứng rối loạn chảy máu (bị rối loạn đông máu) kèm theo các bệnh cấp tính như thủy đậu, thương hàn, sốt rét, sốt xuất huyết, cúm,… Dành cho những cha mẹ chưa hiểu rối loạn chảy máu là gì? Đây là tình trạng gây ảnh hưởng đến việc máu đông lại, chuyển từ chất lỏng thành rắn nhằm ngăn chặn chảy máu một cách bình thường.
- Chảy máu cam nhiều là bệnh gì? Trong một số trường hợp, chảy máu mũi một bên có thể là dấu hiệu của các khối u trong mũi như u mạch máu dưới mũi, ung thư vòm họng, polyp mũi thể chảy máu,…
Trẻ bị chảy máu mũi một bên có nguy hiểm không?
Như đã giải thích ở phần trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu mũi một bên và tương ứng với đó cũng sẽ có những vấn đề nguy hiểm, cũng nhiều khi là không quá nghiêm trọng.
Trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam ở trẻ em rất ít xảy ra, lượng máu chảy ít sẽ không có gì đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần xử lý cần máu và chăm sóc trẻ, bổ sung dinh dưỡng là được.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu nhiều thì có thể cơ thể đang báo hiệu về một bệnh lý nào đó. Vậy chảy máu cam nhiều là bệnh gì?
- Bệnh u xơ vòm mũi họng: xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ em từ 6 – 15 tuổi đang trong giai đoạn tiền dậy thì. Những bé trai thì có nguy cơ nhiều hơn bé gái.
- Hội chứng giãn mạch gây chảy máu.
- Bệnh viêm xoang mạn tính: thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi bị gầy yếu, suy dinh dưỡng hoặc thường xuyên mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng,…
Để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để làm xét nghiệm và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em
Mặc dù chảy máu mũi một bên khá phổ biến và đa phần không nguy hiểm, thế nhưng cha mẹ không được chủ quan. Trường hợp người bị chảy máu nhiều mà không được sơ cứu và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Sau đây là các bước xử lý cũng như cách chữa chảy máu cam ở trẻ em đơn giản nhất.
- Đầu tiên, cần giữ bé ngồi hoặc thằng phần lưng ra, đầu hơi cúi thấp về trước. Không nên để bé ngửa cổ ra sau vì nó có thể khiến máu chảy mạnh cũng như nuốt phải xuống dạ dày
- Dùng tay bóp chặt 2 bên mũi và cho trẻ thở bằng miệng.
- Có thể dùng đá lạnh sẵn có trong nhà chườm vào phần gốc mũi.
- Khi máu đã ngừng chảy, cần tạm thời ngừng tác động mạnh và cúi người trong vài giờ
Trong một số trường hợp nhẹ có thể sơ cứu tại chỗ mà không cần đến cơ sở y tế, bệnh viện. Tuy nhiên, nếu máu vẫn không ngừng chảy, kèm thêm các biểu hiện như xanh nhợt, thở khó, toát mồ hôi,… bạn cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay để được cấp cứu kịp thời.
Phòng ngừa chảy máu mũi cho trẻ như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng chảy máu mũi một bên cho trẻ, cha mẹ cần chú ý một số điều như sau:
Không cho bé ngoáy mũi quá nhiều, quá mạnh, rất dễ khiến mũi bị chảy máu;
- Nếu thời tiết hanh khô hay thay đổi thất thường, mẹ nên dùng khẩu trang cho con nhằm bảo vệ mũi;
- Không nên cho bé ngồi trong điều hòa quá lâu, đặc biệt là nhiệt độ thấp,
- Hãy thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt cho con;
- Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước mũi sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng…
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng hết sức quan trọng cho con. Bạn đang thắc mắc trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì hay chảy máu cam nên ăn gì phù hợp?
- Việc bổ sung vitamin K, C là yêu cầu quan trọng đầu tiên mà mẹ cần nhớ.
- Những loại thực phẩm hoặc món ăn mẹ nên bổ sung cho con trẻ bao gồm: canh mướp nấu thịt nạc, canh rau má tôm nõn, bông cải xanh, dưa leo, bắp cải…
Như vậy, MarryBaby vừa giới thiệu đến bạn đọc những thông tin về triệu chứng chảy máu mũi một bên cũng như tư vấn chảy máu cam nên ăn gì để nhanh khỏi.
Trên thực tế, việc phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả cần thiết và tốt nhất, chính vì vậy cha mẹ hãy quan tâm và chăm sóc con yêu nhiều hơn, cẩn thận hơn nhé!