Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu mang đa thai phổ biến và chuẩn xác nhất dành cho các mẹ bầu

Phần lớn mẹ bầu mang thai chỉ có 1 em bé trong bụng. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp mẹ mang song thai, thai ba, thai bốn… hay gọi chung là đa thai. Đặc biệt, dấu hiệu mang đa thai có nhiều đặc điểm khác biệt so với dấu hiệu mang thai đơn.

Vậy các mẹ cùng theo dõi những dấu hiệu mang đa thai như dấu hiệu thai đôi, dấu hiệu mang thai ba phổ biến dưới đây để nhận biết và đi thăm khám kịp thời tránh gây tác động xấu đến thai nhi.

Tìm hiểu ngay 6 dấu hiệu mang đa thai thường gặp

Dưới đây là những dấu hiệu mang đa thai phổ biến mẹ bầu cần lưu ý:

1. Ốm nghén nặng

Hầu hết, mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Biểu hiện của ốm nghén là buồn nôn, ói  mửa khi ngửi thấy mùi lạ hay kén ăn. 

Với những mẹ bầu mang song thai hay đa thai thì việc ốm nghén còn nặng hơn nhiều. Thời gian ốm nghén có thể kéo dài sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. 

dấu hiệu mang đa thai
Ốm nghén nặng là dấu hiệu mang bầu đa thai phổ biến

2. Nồng độ hCG tăng cao

Dấu hiệu mang đa thai dễ nhận biết tiếp theo là sự thay đổi của nồng độ hCG trong máu và nước tiểu. Thực tế, chỉ số hCG của phụ nữ mang đa thai thường lớn hơn nhiều so với mang thai đơn.

Các bác sĩ cho biết, hCG chính là 1 loại hormone được sản sinh từ nhau thai. Do đó, càng nhiều nhau thai đang phát triển trong bụng mẹ thì nồng độ hCG càng cao. Các mẹ bầu có thể nhận biết được chỉ số này khi thực hiện xét nghiệm máu ở tuần thứ 2 của thai kỳ. 

3. Khó thở, mệt mỏi

Mẹ bầu mang đa thai cùng trứng thường xuất hiện dấu hiệu khó thở rõ rệt. Vì khi đó, dịch ối có xu hướng tích tụ nhiều nên không gian trong bụng mẹ bị thu hep. Điều này gây ảnh hưởng tới phổi và mẹ cảm thấy khó thở hơn. 

Sức nặng của bụng cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Mẹ bầu còn chịu thêm áp lực bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Do đó, tình trạng mệt mỏi của mẹ bầu khi mang đa thai kéo dài và nặng nề hơn so với mang đơn thai. 

4. Mẹ cảm giác mang đa thai

Nhiều mẹ bầu mang đa thai mà không có biểu hiện nào bất thường. Nhưng với linh cảm của một người mẹ sẽ nhận thấy sự tồn tại của hơn 1 em bé trong bụng. 

5. Một số dấu hiệu nhận biết mang đa thai khác

Ngoài các biểu hiện rõ rệt ở trên, còn một số dấu hiệu điển hình dưới đây giúp mẹ nhận biết mang đa thai như:

Bụng to vượt mức bình thường, tăng huyết áp tâm trương, gặp các vấn đề tiêu hóa, khó ngủ hay mất ngủ, đau nhức lưng thường xuyên, đau bụng dưới và đầu vú, tim đập nhanh, thường xuyên đi tiểu, dễ mắc chứng trầm cảm…

Một số biến chứng nguy hiểm mẹ có thể gặp phải khi mang đa thai

Mẹ bầu mang song thai hay đa thai có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn về sức khỏe và sự phát triển của em bé. Cùng tìm hiểu xem đó là những rủi ro nào!

1. Sảy thai

Các thai phụ mang đa thai có nguy cơ bị sảy thai sớm ở tam cá nguyệt đầu tiên. Tam cá nguyệt tiếp theo vẫn có nguy cơ tiềm ẩn gây sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu cần phải theo dõi chặt chẽ và đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

2. Đái tháo đường thai kỳ

Nguy cơ đái tháo đường cực cao thường gặp ở mẹ bầu mang đa thai. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đái tháo đường cho mẹ sau sinh. Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thì thai nhi dễ gặp vấn đề về hô hấp hoặc hạ đường máu sau sinh.

3. Trầm cảm

Mẹ bầu mang đa thai thường có nguy cơ cao là bị trầm cảm sau sinh. Nếu thai phụ cảm thấy buồn bã, lo lắng hay tuyệt vọng đến mức không thể thực hiện các công việc hàng ngày. Mẹ bầu hãy thông báo cho bác sĩ ngay.

4. Sinh non

Mang đa thai thường gặp biến chứng sinh non. Theo thống kê thực tế, hơn một nửa phụ nữ mang song thai, đa thai gặp tình trạng sinh non.

Một số em bé sinh trước 37 tuần sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe ngắn hạn và dài hạn như hô hấp, ăn uống và thị giác.

dấu hiệu mang đa thai
Mẹ mang bầu đa thai sẽ có thể gặp nhiều biến chứng hơn bình thường.

Thai nhi cũng có thể gặp một số vấn đề khác như học tập và khuyết tật hành vi, có thể xuất hiện muộn hơn, thậm chí ở tuổi trưởng thành. 

Với những em bé  sinh trước 32 tuần thì có thể tử vong hay gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số trường hợp đặc biệt, em bé sinh non do đa thai cần được chăm sóc y tế suốt đời.

5. Tiền sản giật

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thai thứ 20 và chính là hiện tượng rối loạn huyết áp. Với mẹ bầu mang đa thai thì tình trạng này xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn.

Tiền sản giật là nguyên nhân khiến nhiều cơ quan trong cơ thể mẹ bị tổn thương như thận, gan, não và mắt. Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật trong thai kỳ thì thai nhi cần được chào đời càng sớm càng tốt, ngay cả khi chưa phát triển đầy đủ.

6. Thai nhi phát triển bất thường

Khi mẹ mang đa thai, thai nhi phải đối mặt với một số nguy cơ chậm phát triển hay có những phát triển bất thường.

Sự phát triển bất thường của thai nhi tỷ lệ thuận với số lượng túi thai trong buồng tử cung. Khi mẹ phát hiện có dấu hiệu bất thường thì cần được thăm khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. 

7. Thai nhi có chung một bánh rau

Một vấn đề nghiêm trọng xảy ra khi mang đa thai là chung một bánh rau. Đây là hội chứng truyền máu song thai (TTTS), lưu lượng máu giữa các em bé trở nên mất cân bằng.

Một thai nhi truyền máu cho thai nhi còn lại và sẽ có bé thừa hay thiếu máu.Hậu quả là mất cân bằng phát triển giữa 2 thai và có thể gây nên thai chết lưu ở 1 thai. TTTS càng xuất hiện trong thai kỳ thì biến chứng càng nghiêm trọng đối với các bé.

8. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Phần lớn các em bé sinh ra từ mẹ mang đa thai có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn so với sinh đơn. Một số dị tật bẩm sinh mà bé có thể gặp phải như nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác, tim bẩm sinh hay mắc bệnh đường tiêu hóa.

Mẹ bầu cần làm gì khi mang đa thai?

Mẹ bầu được chẩn đoán là mang đa thai thì cần tuân thủ một số điều dưới đây để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Mẹ bầu mang đa thai có nhu cầu dinh dưỡng gấp đôi hay gấp ba mẹ mang đơn thai. Do đó, các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ, tránh nguy cơ em bé bị suy dinh dưỡng.

Menu cho mẹ bầu mang đa thai cần đủ cả về lượng và chất. Nhất là mẹ cần bổ sung các vi chất quan trọng như sắt, canxi, axit folic, vitamin A…

2. Theo dõi chặt chẽ thai nhi 

Mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám hơn để bác sĩ kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu có bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ sớm có biện pháp can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. 

3. Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh làm việc quá sức giúp hạn chế được nguy cơ biến chứng thai kỳ. 

dấu hiệu mang đa thai
Mẹ mang bầu đa thai cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

4. Khâu cổ tử cung

Nhiều mẹ bầu mang đa thai có nguy cơ sanh non được bác sĩ chỉ định khâu tử cung. Điều này giữ cho thai nhi ở lâu nhất trong bụng mẹ, hạn chế nguy cơ bé gặp phải các vấn đề sức khỏe nếu chẳng may sinh non

5. Uống thuốc đầy đủ

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kê toa thuốc hỗ trợ dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có những tác động kích thích khác để đảm bảo việc sinh nở diễn ra thuận lợi, mẹ tròn con vuông. 

Những dấu hiệu đa mang thai cũng dễ nhận biết đúng không nào các mẹ? Hãy theo dõi và đi khám ngay có dấu hiệu bất thường để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 

 

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.