Lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có sao không? Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vitamin A có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nội tạng và hệ thần kinh trung ương của bé cưng. Tuy nhiên, nếu mẹ lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai cũng có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy, mẹ bầu nên bổ sung vitamin A như thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe bé cưng?
Tầm quan trọng của vitamin A đối với phụ nữ có thai
Là một vitamin dễ tan trong chất béo, vitamin A góp phần vào sự phát triển các cơ quan bao gồm tim, thận, phổi, xương và mắt của thai nhi. Vitamin A cũng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo lành mạnh. Do đó, việc bổ sung vitamin A khi mang thai là rất cần thiết.
Thiếu vitamin A ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương giác mạc ở thai nhi, nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Hầu hết bà bầu ở các nước đang phát triển đều gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin A khi mang thai.
Ngược lại, ở một số nước phát triển, việc bổ sung vitamin A quá mức trong thai kỳ lại là mối lo ngại lớn. Nếu lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai, vi chất dinh dưỡng này có thể gây ra dị tật thai nhi, nhất là trong 60 ngày đầu sau khi thụ thai. Bên cạnh đó, việc thường xuyên bổ sung vitamin A trước khi sinh cũng không được khuyến cáo.
Bổ sung vitamin A: Bao nhiêu là đủ?
Có 2 dạng vitamin A là dạng hoạt động và dạng tiền chất hay còn gọi là carotenoid. Trong khi vitamin A dạng hoạt động có thể được cơ thể tiêu thụ một cách trực tiếp, chỉ có một số ít carotenoid có thể được chuyển hóa thành vitamin A, phổ biến nhất là beta-carotene, chất thường có trong cà rốt, cà chua và một số loại rau củ khác. Vitamin A dạng hoạt động có nhiều trong gan động vật, dầu cá và sữa mẹ.
Mẹ bầu có thể thoải mái sử dụng các loại thực phẩm chứa beta-carotene, vì thực tế, cần có một lượng lớn beta-carotene mới có thể chuyển hóa đủ lượng vitamin A cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, lượng vitamin A ở dạng hoạt động mẹ bầu có thể tiêu thụ tối đa trong một ngày là 10.000 IU hoặc 25.00 IU mỗi tuần.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 80mcg vitamin A mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kì. Những bà mẹ cho con bú nên dùng 450mcg mỗi ngày Vitamin A trong 12 tháng đầu để phòng bệnh quáng gà cho con.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thuốc kháng viêm cho bà bầu và những lưu ý khi sử dụng để tránh dị tật thai nhi
Dấu hiệu thừa vitamin A ở bà bầu
Các dấu hiệu thường thấy khi thai phụ sử dụng vitamin A quá liều, sau đây là một số dấu hiệu thừa vitamin A ở bà bầu:
- Đau đầu,
- Nôn và buồn nôn
- Da bị bong tróc, sụt cân, mệt mỏi
- Mắt mờ và đau phía trước đầu
- Giảm phối hợp vận động sau tăng áp lực nội sọ
Ðối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày hoặc quá 25.000 IU mỗi tuần kéo dài dễ bị dị dạng thai nhi. Nếu mẹ lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có sao không?
Nếu mẹ bầu lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có sao không? Do vitamin A tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào khó khăn hơn so với các vitamin tan trong nước. Tuy nhiên, rất ít khi xảy ra tình trạng dư thừa Vitamin A nếu chỉ bổ sung qua thức ăn ngoại trừ lượng lớn các thực phẩm chế biến từ gan động vật.
[inline_article id=77188]
Vậy lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có thể gây dị tật ở thai nhi không? Câu trả lời là Có, bổ sung quá nhiều vitamin A gây dị tật thai nhi đặc biệt là dị tặt hệ thần kinh, tim mạch và gây sẩy thai. Trường hợp cơ thể mẹ bầu hấp thu một lượng vitamin A lớn hơn mức cho phép, nhất là vào những tháng thai nghén đầu tiên sẽ có thể làm thai nhi bị dị tật. Ngoài ra, mẹ bầu bị dư vitamin A, thai nhi có nguy cơ cao bị vàng da, phồng thóp ở trẻ sơ sinh. Vitamin A dư thừa sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn như:
- Các triệu chứng ngộ độc gan.
- Biến đổi xương, đau khớp, móng tay dễ gãy.
- Thay đổi thị lực, phù gai thị.
- Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, mất tập trung, dễ cáu gắt.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và khó tăng cân.
- Biến đổi da: Vàng da, khô, nứt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bong vảy, sung huyết.
- Phồng thóp ở trẻ nhỏ.
- Sinh con dị tật.
Như vậy, có thể thấy nếu mẹ lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi trong đó có một số trường hợp có thể ngộ độc gan, phồng thóp và dị tật ở thai nhi.
Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho bà bầu
Vitamin A được lưu trữ trong gan, vì vậy, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu như đau đầu, nôn, buồn nôn, mờ mắt và cảm giác buồn ngủ. Dư thừa vitamin A trong một thời gian dài có thể gây ngộ độc gan. Thậm chí, theo các chuyên gia, bổ sung quá nhiều vitamin A trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu chỉ nên tăng cường vitamin A thông qua thực phẩm hằng ngày, không nên tự ý uống bổ sung vitamin để tránh tình trạng quá liều.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết
Bà bầu nên chọn các loại rau quả màu vàng và đỏ vốn giàu beta-carotene như cà rốt, cà chua, bí đỏ… để thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Gan động vật cũng là một nguồn cung cấp vitamin A rất phong phú. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức lưu ý khi sử dung. Chỉ một lượng nhỏ gan bò (khoảng 85g) đã vượt hơn 12 lần mức khuyến nghị vitamin A mỗi ngày của các chuyên gia.
[inline_article id= 72440]
Chúng ta có thể thấy việc bổ sung vitamin A là hết sức cần thiết cho mẹ mang thai, tuy nhiên cần một lượng vừa đủ để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Các trường hợp thiếu hụt vitamin A hay dư thừa vitamin A đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ lỡ uống vitamin A liều cao khi mang thai có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như vàng da, phồng thóp hay dị tật ở thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu hãy nắm chắc cách bổ sung vitamin A đúng cách giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé!