Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng stress sau sinh mổ. Vậy làm cách nào để chị em vượt qua tình trạng nguy hiểm này?
Stress sau sinh mổ – Vấn đề chung của nhiều sản phụ
Nhiều mẹ bầu, dù đã chuẩn bị kỹ càng tâm lý từ khi mang bầu nhưng sau khi sinh đặc biệt là sinh mổ, cơ thể nhiều thương tổn nghiêm trọng, những mệt mỏi, căng thẳng, tress là khó tránh khỏi.
Nguyên nhân là do mẹ chưa quen hoặc chưa thể tự điều chỉnh khi phải đối diện với việc chăm sóc một đứa trẻ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản. Mẹ luôn gặp phải những áp lực, muộn phiền khi trẻ quấy khóc, không bú hay khi trẻ bị ốm, sốt… Từ khi có con, cuộc sống của mẹ dường như thay đổi tất cả nên khó tránh khỏi tâm lý căng thẳng.
Nếu bé ngoan, bú mẹ no rồi ngủ ngoan thì mẹ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng những đứa bé không chịu ăn, chịu ngủ thì mẹ sẽ rất mệt mỏi.
Sau sinh mổ, cơ thể mẹ nhạy cảm hơn nên mẹ càng dễ buồn, dễ bị tâm lý. Thậm chí, nhiều sản phụ căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh khá nguy hiểm. Nếu phải tự mình chăm sóc con mà không có sự hỗ trợ của người thân thì mẹ càng dễ bị stress.
Nguyên nhân dẫn tới stress sau sinh mổ?
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng stress ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không.
Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
- Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
Điều trị tình trạng stress sau sinh mổ như thế nào?
1. Vai trò của bản thân
Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm.
- Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh stress sau sinh mổ, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng.
- Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.
- Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú.
- Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn.
- Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói.
- Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
- Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.
2. Hỗ trợ từ người thân
Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị stress sau sinh mổ đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
- Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
- Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với cô ta như một căn bệnh bình thường.
- Khi mẹ không được khỏe thì hãy để mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì mẹ có thể làm bất cứ việc gì chị em muốn.
- Hãy nhớ rằng stress không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà mẹ bỉm có thể tin tưởng ở bên cạnh. Ví dụ như mẹ ruột, chị em ruột…
3. Điều trị bằng thuốc
Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị stress sau sanh mổ thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.
- Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm.
- Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.
- Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
- Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì stress cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.
4. Tư vấn điều trị stress sau sinh mổ
- Chuyên gia tư vấn có thể giúp ích.
- Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua được.
- Nếu trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng giúp ích cho bệnh nhân.
- Tư vấn có thể mỗi tuần 1 lần hoặc hơn.
5. Dự phòng
- Động viên, gần gũi và chia xẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.
- Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Dùng Progresterone liều cao cho sản phụ sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
- Dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai. Nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.
Stress sau sinh mổ không chỉ là sự ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý mà nó còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu mẹ có suy nghĩ tiêu cực và hành động thiếu suy nghĩ. Vì thế, phát hiện và khắc phục sớm tình trạng này là cách tốt nhất để bảo vệ cả sản phụ và em bé.