Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh đang cho con bú uống nước cam được không?

Cam và những loại trái cây cùng họ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vậy phụ nữ sau sinh uống nước cam được không? Và sản phụ sau sinh bao lâu được uống nước cam?

Dinh dưỡng có trong 100g trái cam

Trong 100g cam chứa các nguồn dinh dưỡng dưới đây (1):

  • Nước: 86.8g
  • Năng lượng: 47 kcal
  • Protein: 0.94g
  • Chất béo: 0.12g
  • Carbohydrate: 11.8g
  • Chất xơ: 2.4g
  • Đường: 9.35g
  • Canxi: 40mg
  • Sắt: 0.1mg
  • Magie: 10mg
  • Phốt-pho: 14mg
  • Kali: 181mg
  • Kẽm: 0.07mg
  • Đồng: 0.045 mg
  • Mangan: 0.025mg
  • Selen: 0.5µg
  • Vitamin C: 53.2mg
  • Vitamin B1: 0.087mg
  • Vitamin B2: 0.04mg
  • Vitamin B3: 0.282mg
  • Vitamin B5: 0.25mg
  • Vitamin B6: 0.06mg
  • Folate: 30µg
  • Choline: 8.4mg
  • Vitamin A: 11µg
  • Carotene, beta: 71µg
  • Carotene, alpha: 11µg
  • Cryptoxanthin, beta: 116µg
  • Vitamin E: 0.18mg

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước cam; bạn có thể tìm hiểu thêm về 10 loại thức uống thanh mát cho mẹ sau sinh để giải nhiệt mùa hè nhé.

Mẹ sau sinh uống nước cam được không?

Mẹ sau sinh có uống nước cam được không và sau sinh bao lâu được uống nước cam?
Mẹ sau sinh có uống nước cam được không và sau sinh bao lâu được uống nước cam?

Có nhiều bà mẹ lo sợ không dám ăn hoặc uống nước cam sau khi sinh. Vì họ cho rằng, nước cam chứa axit citric có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Khi em bé bú sữa mẹ có thể dẫn đến đầy bụng và khó tiêu.

Tuy nhiên thực tế, nước cam hoặc các loại trái cây họ cam quýt không thể làm cho sữa mẹ tăng tính axit được. Vì các loại thức uống này không làm thay đổi độ pH trong huyết tương của bạn (2). Do đó, bạn vẫn có thể uống nước cam khi đang cho con bú.

Hơn nữa, trong nước cam còn chứa nhiều vitamin C giúp giảm mệt mỏi cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể của bạn và em bé. Ngoài ra, lượng vitamin C còn giúp hấp thu chất sắt từ các thực phẩm nhờ đó bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh xong bao lâu được uống nước ngọt? Mẹ thèm nước ngọt nên xem!

Mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam?

Mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam?
Mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam?

Vậy mẹ sinh xong bao lâu thì được uống nước cam? Hay mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam? Để an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con, bạn nên uống nước cam với lượng vừa phải sau khi sinh xong ít nhất khoảng 6 tháng.

Mẹ sau sinh uống nước cam nhiều có tốt không? Mặc dù, nước cam cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cam cũng chứa nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng cho em bé. Do đó, bạn đừng uống nước cam quá nhiều để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, đường ruột của các em bé mới sinh trong 1-2 tháng đầu chưa được hoàn thiện nên có thể bị đầy hơi dẫn đến quấy khóc. Thậm chí, em bé có thể bị hăm tã vì làn da sơ sinh rất nhạy cảm dễ bị kích ứng với chất axit của trái cây họ cam quýt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm sau sinh uống nước đá được không khi tìm hiểu về vấn đề mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam. Bởi vì, bạn có thể sẽ muốn uống nước cam với đá để đã cơn khát trong thời tiết nắng nóng hiện nay.

Mẹ sau sinh uống nước cam có tác dụng gì?

Dưới đây là những lợi ích khi bạn uống nước cam.

  • Tốt cho người bị tiểu đường: Cam có ít calo và có chỉ số đường huyết thấp nên không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu.
  • Hạ huyết áp: Cam có chứa kali là khoáng chất giúp điều hòa chức năng tim và huyết áp; có tác dụng chống lại tác động của natri trong cơ thể khiến tăng huyết áp. 
  • Kiểm soát cân nặng: Do cam có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu nên giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Cam giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giữ cho niêm mạc ruột khỏe mạnh làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Giảm nguy cơ sỏi thận: Chất citrate trong là một phân tử có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách liên kết với canxi và các chất khác trong nước tiểu tạo thành một hợp chất dễ hòa tan hơn, ít có khả năng kết tinh và hình thành sỏi.
  • Giảm viêm: Cam chứa một lượng đáng kể chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp giảm viêm khắp cơ thể. Ngoài ra, chất Flavonoid cũng có trong cam là chất có đặc tính chống viêm cũng góp phần giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại do các gốc tự do gây ra.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cam giàu vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất collagen và hấp thu sắt. Nhờ đó, bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường.
  • Giúp làn da khỏe mạnh và đẹp: Hàm lượng vitamin C trong cam giúp hỗ trợ sản xuất collagen trong cơ thể. Collagen là một loại protein tạo nên cấu trúc cho da, tóc và móng; giúp làn da được săn chắc và giảm hình thành nếp nhăn. Ngoài ra, vitamin C còn có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ da khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra để phản ứng với các tác nhân từ môi trường như ô nhiễm, bức xạ UV và khói thuốc lá.
  • Cải thiện chức năng não: Cam có thể giúp cải thiện chức năng não do có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp trung hòa các gốc tự do được cơ thể tạo ra phản ứng với các tác nhân gây hại từ môi trường như ô nhiễm, bức xạ UV và khói thuốc lá. Các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào và mô trong cơ thể, bao gồm cả não. Nhờ đó, bạn có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh như suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ. 

Khi em bé có dấu hiệu mẫn cảm với nước cam cần làm gì?

Khi em bé có dấu hiệu mẫn cảm với nước cam cần làm gì?

Sau khi tìm hiểu mẹ sau sinh bao lâu được uống nước cam; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách khắc phục khi em bé có dấu hiệu mẫn cảm với nước cam trong phần dưới đây:

  • Kiểm tra xem nước cam có phải là thủ phạm thực sự gây mẫn cảm cho bé hay không: Nếu bạn nhận thấy con mình quấy khóc trong vòng vài giờ sau khi bú và có dấu hiệu nôn trớ; bạn nên cắt giảm lượng nước cam từ từ để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
  • Giảm số lượng tiêu thụ để theo dõi tình hình sức khỏe của em bé: Nếu em bé vẫn bị mẫn cảm, bạn nên tránh uống nước cam trong vài ngày để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe con.
  • Nếu bạn không thể uống nước cam do con bạn bị dị ứng thì hãy thay thế bằng các loại nước ép từ rau củ, dâu tây hoặc các loại trái cây giàu vitamin C khác: Những loại rau củ và trái cây giúp bạn bổ sung vitamin C cho cơ thể nhưng vẫn an toàn cho em bé. 

[key-takeaways title=””]

Tốt nhất, nếu bạn nghi ngờ con bạn bị mẫn cảm với nước cam thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn cách làm thế nào để bổ sung vitamin C nhưng vẫn an toàn cho em bé nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=264974]

Như vậy, MarryBaby đã cùng bạn tìm hiểu thật kỹ về vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước cam và uống nước cam nhiều có tốt không rồi. Tốt nhất, bạn nên đợi khi em bé được 6 tháng tuổi rồi hãy bắt đầu uống nước cam để tránh gây tác phụ. Mặc dù, mẹ sau sinh uống nước cam mỗi ngày là tốt nhưng đừng uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến em bé nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn na được không và na có gây mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn na được không? Hay sau sinh ăn mãng cầu ta được không? Trái na nóng hay mát và có làm mất sữa không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Dinh dưỡng có trong trái na

Trước khi tìm hiểu bà đẻ ăn na sau sinh được không hay cho con bú ăn mãng cầu ta được không; chúng ta cần tìm hiểu trong 100g trái na có bao nhiêu chất dinh dưỡng theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA) nhé (1).

  • Nước: 71.5g
  • Năng lượng: 101kcal
  • Protein: 1.7g
  • Lipid: 0.6g
  • Carbohydrate: 25.2g
  • Chất xơ: 2.4g
  • Canxi: 30mg
  • Sắt: 0.71mg
  • Magie: 18mg
  • Phốt-pho: 21mg
  • Kali: 382mg
  • Natri: 4mg
  • Vitamin C: 19.2mg
  • Vitamin B1: 0.08mg
  • Vitamin B2: 0.1mg
  • Vitamin B3: 0.5mg
  • Vitamin B5: 0.135mg
  • Vitamin B6: 0.221mg
  • Vitamin A: 2µg
  • Axit béo: 0.231g
  • Tryptophan: 0.007g
  • Lysine: 0.037g
  • Methionine: 0.004g

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ sau sinh cho con bú ăn cà tím được không?

Bà đẻ sau sinh ăn na được không?

Bà đẻ sau sinh ăn na có được không?
Bà đẻ sau sinh ăn na có được không?

Trái na là một loại trái cây nhiệt đới, có vị ngọt rất dễ ăn. Do đó, có nhiều bà đẻ thắc mắc; sau sinh ăn na được không hay đang cho con bú ăn mãng cầu ta được không. Thực tế, MarryBaby chưa tìm được bất kì nghiên cứu khoa học nào khẳng định bà đẻ không được ăn na sau sinh. Do đó, bạn có thể ăn loại trái này trong giai đoạn hậu sản nhé.

Trái na giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe của mắt và tim mạch (2) (3). Tuy nhiên, trái na thuộc loài Annona có chứa chất annonacin – một loại độc tố có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh (4) (5) (6). Tất cả các bộ phận của cây na đều có thể chứa chất annonacin nhưng chất này tập trung nhiều nhất ở hạt và vỏ của trái cây (4) (8). Do đó, khi ăn na bạn loại bỏ hạt và vỏ cũng như tiêu thụ với một lượng vừa phải thôi nhé.

Mặc khác, nếu bạn tiêu thụ nhiều trái cây có chứa Annona có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson (6) (7). Nếu bạn đã có tiền sử về bệnh Parkinson hoặc có vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh thì nên hạn chế ăn trái na nhé.

[quotation title=””]

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để cùng các mẹ bỉm khác thảo luận về vấn đề mẹ sau sinh có được ăn na không. Bạn không chỉ có thêm nhiều chia sẻ kinh nghiệm từ các mẹ đi trước mà còn có thông tin khoa học bổ ích dưới góc nhìn từ các chuyên gia.

[/quotation]

>> Xem thêm: Mẹ sau sinh cho con bú ăn cà tím được không?

Trái na nóng hay mát và có gây mất sữa không?

Trái na có nóng không? Trái na được xếp vào loại trái cây có tính nóng mặc dù có nhiều chất xơ và nước. Do đó, nếu bạn ăn nhiều có thể gây táo bón, nổi mụn và nóng trong.

Nhiều mẹ lo lắng, trái na có tính nóng có thể làm mất sữa mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn na gây mất sữa mẹ. Do đó, quan niệm trên là không đáng tin cậy. 

Những lợi ích trái na mang đến cho bà đẻ

Sau sinh ăn na được không và những lợi ích từ na là gì?
Sau sinh ăn na được không và những lợi ích từ na là gì?

Sau khi tìm hiểu bà đẻ sau sinh ăn na được không; chắc hẳn bạn đang rất hoang mang về những tác dụng phụ của loại quả này. Đừng lo lắng, vì bên cạnh tác dụng phụ trái na có khá nhiều lợi ích khác như:

  • Giúp chống lại bệnh tim mạch: Trong trái na có chứa axit kaurenoic, flavonoid, carotenoids và vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ (2) (3). Các chất này giúp chống lại các gốc tự do có thể gây ra stress oxy hóa. Nhờ đó, khi bạn ăn na có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư và tim mạch (9) (10)
  • Cải thiện tâm trạng tốt hơn: Trái na có chứa vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng như serotonin và dopamine (11) (12). Trên thực tế, nếu trong cơ thể thiếu hụt nồng độ vitamin B6 trong máu có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm; nhất là ở người lớn tuổi. 
  • Tốt cho sức khoẻ của mắt: Na giàu chất lutein – một trong những chất chống oxy hóa giúp duy trì thị lực khỏe mạnh (13). Chất lutein có công dụng giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể (14) (15) (16) (17).
  • Giúp ngăn ngừa cao huyết áp: Trong trái na có chứa kali và magie có công dụng làm giãn nở mạch máu giúp làm hạ huyết áp. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ (18) (19) (20).
  • Ngăn ngừa ung thư: Trái na có chứa chất flavonoid bao gồm catechin, epicatechin và epigallocatechin, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm (21) (22).
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Chất xơ hoà tan có trong trái na giúp hỗ trợ cho các lợi khuẩn hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, khi chất xơ không được tiêu hoá sẽ tạo thành phân giúp hỗ trợ cho lượng phân trong cơ thể di chuyển trơn tru ngăn ngừa tình trạng táo bón (23) (24) (25) (26).
  • Tăng hệ miễn dịch: Trong na chứa một lượng vitamin C có tác dụng tăng hệ miễn dịch bằng cách chống lại nhiễm trùng và các nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường (27) (28) (29) (30)

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Lưu ý và lợi ích từ yến

Những lưu ý cho bà đẻ khi ăn na sau khi sinh

trái na có nóng không
Sau sinh ăn na được không và cần lưu ý những gì?

Bà đẻ ăn na sau sinh được không? Câu trả lời là được với mức độ vừa phải. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ các lưu ý sau để mang đến nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe khi ăn na nhé.

  • Đối tượng không nên ăn na: Người bị tiểu đường, có tiền sử bị Parkinson hoặc có vấn đề về hệ thần kinh thì không nên ăn na.  
  • Không ăn na khi còn xanh: Trái na còn xanh có hàm lượng tanin cao. Nếu bạn ăn trái na xanh có thể gây đầy bụng và tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Không ăn hạt và vỏ: Bên trong hạt và vỏ trái na có độc tố có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó, bạn cần cẩn thận không làm vỡ hạt, ăn hạt và vỏ trái na nhé.
  • Không ăn quá nhiều na trong thời gian dài: Nếu bạn ăn quá nhiều na trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh Parkinson.
  • Cách chọn na ngon: Bạn nên chọn mua những trái na to tròn, mắt to, cùi trắng, cuống nhỏ, không bị nứt, không có đốm đen, không bị thối, không mềm và không chảy nước. 

[inline_article id=296892]

Như vậy, chúng ta đã biết bà đẻ sau sinh có được ăn na không rồi. Sau sinh, bạn vẫn có thể ăn na được nhé. Tuy nhiên, bạn đừng ăn quá nhiều kẻo lại gây mất cân bằng chất dinh dưỡng đấy.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh cho con bú ăn cà tím được không?

Nhưng mẹ sau sinh, mẹ cho con bú ăn cà tím được không? Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh ăn cà tím được không”, mẹ cùng xem qua lợi ích của cà tím là gì nhé!

1. Lợi ích của cà tím

Cà tím (tiếng Anh eggplant) là một loại quả có nhiều lợi ích sức khỏe với nhiều lợi ích nổi bật như:

  • Giàu chất chống oxy hóa: Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa dồi dào như anthocyanin, acid chlorogenic và vitamin C. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, có liên quan đến lão hóa, ung thư và các bệnh mãn tính khác.
  • Tốt cho tim mạch: Cà tím chứa kali, vitamin C và B6, đều là những chất có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali giúp kiểm soát huyết áp, vitamin C giúp giảm cholesterol xấu LDL, và vitamin B6 giúp giảm viêm.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong cà tím giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và tạo cảm giác no lâu.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Cà tím có chỉ số đường huyết thấp (GI) và chất xơ, hai yếu tố giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn cà tím.
  • Hỗ trợ giảm cân: Cà tím ít calo và giàu chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, cà tím có thể là một thực phẩm bổ sung hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
  • Làm đẹp da: Cà tím chứa vitamin C và E, đều là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các gốc tự do. Vitamin C còn giúp tăng cường sản xuất collagen, giúp da săn chắc và đàn hồi.

2. Sau sinh ăn cà tím được không?

Mặc dù cà tím có nhiều chất dinh dưỡng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bỉm sau sinh cũng như là mẹ cho con bú nên hạn chế ăn cà tím. Nguyên nhân là vì sau sinh, cơ thể mẹ đang còn yếu ớt và cần thời gian để hồi phục. Quả cà tím có tính hàn nếu mẹ ăn phải có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra, sau sinh không nên ăn cà tím vì cà có chứa solanine. Solanine là một chất độc nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, v.v. Hàm lượng solanine ở những quả cà tím bị dập nát, bị úng hoặc mọc mầm có thể cao hơn bao giờ hết.

Thêm vào đó, một số chị em phụ nữ sau sinh có thể bị dị ứng với cà tím, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban, sưng tấy,… ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chính vì thế, mẹ sau sinh không được ăn cà tím. Song nếu cơ thể mẹ khỏe mạnh và quá thèm thì có thể ăn một ít. Để đảm bảo an toàn, mẹ không nên ăn cà tím tươi mà nên ăn cà tím đã được nấu chín kỹ. Trước khi ăn, có thể cắt cà tím và ngâm trong nước giấm để làm giảm solanin.

Sau sinh ăn cà tím được không
Sau sinh ăn cà tím được không?

[key-takeaways title=”Ăn cà tím có mất sữa không?”]

Với câu hỏi ăn cà tím có mất sữa không, mẹ nên biết ăn cà tím không gây ra tình trạng mất sữa và cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng ăn cà tím có thể gây mất sữa. Song tốt nhất mẹ vẫn nên kiêng ăn cà tím vì những rủi ro nói trên.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Các loại cá không nên ăn khi cho con bú

3. Sau sinh bao lâu thì được ăn cà tím?

Sau sinh cũng như cho con bú ăn cà tím được không thì câu trả lời là KHÔNG. Sau sinh thì các mẹ nên kiêng ăn cà tím trong khoảng thời gian 6 tháng đầu. Ăn cà tím có khả năng gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc đặc biệt đối với những người có bụng yếu hoặc dễ dị ứng. Sau 6 tháng, khi cơ thể mẹ dần phục hồi và trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cân nhắc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống.

Nếu sau khi ăn cà tím, mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy ngừng ăn cà tím và đi khám bác sĩ nhé.

>> Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch

4. Các loại rau củ quả tốt cho mẹ sau sinh

Các loại rau củ quả tốt cho mẹ sau sinh
Các loại rau củ quả tốt cho mẹ sau sinh

Vì sau sinh, mẹ không được ăn và nên kiêng cà tím nên mẹ có thể xem xét thêm các loại rau củ quả khác vào thực đơn để cơ thể đủ chất. Các loại rau củ quả mẹ có thể ăn sau sinh bao gồm:

  • Rau xanh lá: Rau xanh lá như bông cải xanh, măng tây, rau ngót chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, vitamin C, và kali;  giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh.
  • Cà rốt: Cà rốt giàu caroten, một dạng vitamin A, cũng như chất xơ và kali. Cà rốt có thể giúp cung cấp chất chống oxy hóa và hỗ trợ cải thiện các vấn đề da sau sinh.
  • Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ, canxi, và vitamin C. Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho mẹ sau sinh.
  • Bí đỏ: Bí đỏ giàu chất xơ, vitamin A, và kali, hỗ trợ chức năng tim mạch và giúp duy trì mức đường trong máu ổn định.
  • Cải thảo: Cải thảo chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như axit folic, canxi, kali, và vitamin K. Ăn cải thảo giúp củng cố xương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh.
  • Đu đủ xanh: Đu đủ xanh chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E. Hầm đu đủ xanh với móng giò có thể có ích trong việc lợi sữa, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé bú. 
  • Củ sen: Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ sau sinh là chất xơ, vitamin và khoáng chất (Kali, Photpho, Sắt, Vitamin B6, Vitamin C). Các mẹ sau sinh muốn nhanh lấy lại vóc dáng cũng rất nên ăn củ sen vì nó chứa ít calo, giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

>> Xem thêm: Sau sinh ăn rau dền được không và những điều cần lưu ý

[inline_article id=297047]

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc “Sau sinh ăn cà tím được không” của nhiều mẹ bỉm. Chăm sóc mẹ bầu sau sinh rất quan trọng để giúp mẹ phục hồi sức lực, có đủ sức khỏe chăm con cũng như cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con qua sữa mẹ. Bởi vậy mẹ hãy chú ý để có một chế độ ăn phù hợp cho cả mẹ và bé cùng khỏe nhé.

 

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Lưu ý và lợi ích từ yến

Có nhiều người thắc mắc, mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Hay sau sinh bao lâu thì uống được nước yến? Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ sau sinh là gì? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Dinh dưỡng có trong tổ yến

Trước khi tìm hiểu mẹ cho con bú có được uống nước yến không; chúng ta cần tìm hiểu trong 100g tổ yến chứa những chất dinh dưỡng gì nhé.

  • Chứa 345 kcal
  • Khoáng chất 
  • 55% protein không béo 
  • 18 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp: Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn ốc?

Mẹ đang cho con bú có được uống nước yến không?

Mẹ cho con bú có được uống nước yến không?
Mẹ cho con bú có được uống nước yến không?

Hiện nay, MarryBaby chưa tìm được bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh mẹ sau sinh đang cho con bú thì không được uống nước yến. Do đó, bạn có thể uống nước yến khi đang cho con bú.

Hơn nữa, trong yến có chứa protein không béo, khoáng chất và 18 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy, nước yến sẽ giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng để bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe ngay sau khi sinh con.

Tuy nhiên, yến cũng có thể gây dị ứng cho một số người do nước bọt của chim yến khi làm tổ, côn trùng lẫn trong yến hoặc khi làm sạch yến không đúng cách. Ngoài ra, trong yến cũng có thể tiềm ẩn các loại vi khuẩn như E. coli, Salmonella, Staphylococcus Aureus, nấm men và nấm mốc có thể gây ngộ độc (1). Do đó, bạn cần tìm hiểu nơi cung cấp yến an toàn, uy tín để đảm bảo uống yến hợp vệ sinh. Nếu là tổ yến, bạn cần chế biến kỹ để tránh các vi khuẩn. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề sau sinh có được ăn sướng sáo không bên cạnh vấn đề mẹ cho con bú có được uống nước yến không.

Mẹ sau sinh bao lâu thì uống được nước yến?

Như vậy, mẹ cho con bú được uống nước yến vì thức uống này có chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, thời gian nào mẹ sau sinh nên bắt đầu uống nước yến là tốt nhất? Mẹ sau sinh bao lâu thì uống được nước yến?

Vừa mới sinh xong, cơ thể của bạn vẫn còn rất yếu. Do đó, bạn nên bắt đầu uống yến sau sinh khoảng 1 tháng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi xin tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ sau sinh là gì?

Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Mẹ uống nước yến có tác dụng gì?
Mẹ cho con bú có được uống nước yến không? Mẹ uống nước yến có tác dụng gì?

Sau khi tìm hiểu mẹ cho con bú có được uống nước yến không; chắc hẳn bạn cũng sẽ rất thắc mắc nước yến có tác dụng gì với sản phụ phải không? Dưới đây là những lợi ích mang đến khi bạn uống nước yến:

  • Cải thiện làn da: Ăn tổ yến giúp cung cấp độ ẩm, làm trắng và chống lão hoá cho làn da nhờ vào lượng protein có trong thực phẩm (1) (6)
  • Tăng cường xương chắc khỏe: Ăn yến có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm xương khớp và cải thiện sức khỏe toàn diện của xương (2).
  • Ngăn ngừa bệnh tật: Một số hoạt tính tìm thấy trong tổ yến có thể ngăn ngừa cơ thể nhiễm virus gây cúm. Ngoài ra, các thành phần trong yến còn giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển (2). Tuy nhiên, điều này cũng cần có thêm nhiều nghiên cứu chứng minh để xác thực.
  • Là một phương thuốc chữa bệnh: Trong Đông y, tổ yến có tác dụng như một phương thuốc chữa các bệnh như lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày. Hơn nữa, tổ yến còn có tác dụng cải thiện ham muốn tình dục, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng và trao đổi chất, đồng thời còn hỗ trợ tuần hoàn máu (2) (3).
  • Tăng cường sức khỏe não bộ: Bổ sung yến có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của não bộ và ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ có liên quan đến suy giảm nhận thức do viêm não (4).
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao thúc đẩy căng thẳng oxy hóa và nguy cơ gây ra bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Một nghiên cứu đã chứng minh, tổ yến có thể bảo vệ mạch máu của những người mắc bệnh đái tháo đường khỏi stress oxy hóa dẫn đến các biến chứng về tim mạch (5).

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?

[recommendation title=”Cách sử dụng nước yến hiệu quả nhất:”]

  • Bước 1: Yến sau sau khi sơ chế sạch, thì ngâm nước cho mềm trong tô hoặc hũ thủy tinh. 
  • Bước 2: Cho đường phèn vào tổ yến rồi thêm nước vào ngập bề mặt yến rồi chưng cách thủy trong vòng 30 – 40 phút. 

Để tăng thêm hương vị, bạn có thể kết hợp yến với các nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, long nhãn, nhân sâm, hạt sen, đông trùng hạ thảo,… Trong quá trình chưng yến bạn nhớ đậy kín nắp và đun trên lửa liu riu để tránh các dưỡng chất bay hơi.

[/recommendation]

Những lưu ý khi mẹ đang cho con bú uống nước yến

Mẹ cho con bú không những có được uống nước yến mà còn lại rất tốt cho sức khỏe
Mẹ cho con bú không những được uống nước yến mà còn nên uống vì tốt cho sức khỏe

Như vậy chúng ta đã hiểu, mẹ cho con bú không những có được uống nước yến mà thức uống này còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng nước yến, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín để mua yến: Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm yến bị làm giả và kém chất lượng. Do đó, bạn nên chọn cơ sở kinh doanh uy tín để mua yến nhé.
  • Không sử dụng quá nhiều yến trong thời gian dài: Mặc dù yến là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng yến quá nhiều trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược không tốt cho sức khỏe.
  • Thời gian uống yến: Bạn chỉ nên uống nước yến như một bữa phụ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Bạn không nên dùng yến như một bữa chính vì có thể gây mất cân bằng chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ tổng thể.

[inline_article id=296892]

Tóm lại, mẹ sau sinh cho con bú có được uống nước yến không? Mẹ đang cho con bú có thể dùng yến sau khi sinh 1 tháng. Các dưỡng chất trong yến sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khoẻ sau khi sinh con đấy nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Nâng ngực có cho con bú được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Nếu đã thực hiện nâng ngực trước khi sinh con, bạn có thể sẽ băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không, nâng ngực cho con bú có bị xệ không, hay nâng ngực có sữa cho con bú không. Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby và bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ nâng ngực có cho con bú được không?

Sản phụ làm ngực có cho con bú được không? Hay sản phụ đặt túi ngực có cho con bú được không? Hầu hết các sản phụ đã thực hiện nâng ngực trước đó đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp như kích cỡ và vị trí đặt túi ngực cũng như phương pháp phẫu thuật thì mới biết được khả năng nuôi con bằng sữa mẹ có bị ảnh hưởng không. 

Nếu trong quá trình thực hiện nâng ngực; bác sĩ mổ ở vị trí dưới nếp vú hoặc qua nách thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu vết mổ nằm xung quanh quầng vú; bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú vì có khả năng ống dẫn sữa đã bị cắt trong quá trình làm ngực.

Do đó, tuỳ vào từng trường hợp thì việc cho con bú sau nâng ngực có được hay không. Bạn cần phải cho con bú thử để biết mình có thể sản xuất được sữa cho con bú không rồi mới quyết định cho con bú thêm hay bú hoàn toàn bằng sữa công thức nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

Nâng ngực có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?

Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không; thì túi ngực có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Túi ngực thường được chế tạo bằng chất liệu silicon. Do đó, nhiều phụ nữ thường lo sợ chất liệu này có thể nhiễm vào sữa và gây hại cho trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, theo Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC); túi ngực bằng nhựa silicon không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và không gây hại cho trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bạn có thể sản xuất được sữa mẹ thì vẫn có thể yên tâm cho con bú nhé. 

Đừng quá lo lắng về vấn đề sữa mẹ có bị nhiễm silicon mà lại không cho con bú. Bởi vì sữa mẹ vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất cho những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh đấy, bạn nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có nên đi xin sữa mẹ không bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Bởi vì, sữa mẹ dù tốt cho trẻ sơ sinh nhưng nếu uống sữa hiến tặng không rõ nguồn gốc cũng có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.

Một số vấn đề liên quan đến việc làm ngực và cho con bú

Sau khi tìm hiểu, sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; chúng ta cần tìm hiểu những ảnh hưởng của vấn đề này đến việc cho con bú trong phần này nhé.

1. Sản phụ thu nhỏ và treo ngực sa trễ có sữa cho con bú không?

Liên quan đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không, nếu bạn thực hiện các phương pháp nâng ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực thì đều có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và ống dẫn sữa dẫn đến giảm điều tiết sữa.

Ngoài ra, khi bạn thực hiện đặt túi ngực ở phần dưới cơ ngực  sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ ít hơn khi đặt túi ngực ở phần trên cơ ngực. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện mổ xung quanh quầng vú có thể sẽ dân đến nguy cơ bị cắt đứt các ống dẫn sữa trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Tuy nhiên, theo thời gian các ống dẫn sữa bị cắt đứt trong quá trình phẫu thuật có thể phát triển và các dây thần kinh có thể phục hồi chức năng trở lại để giúp cơ thể sản xuất sữa. Do đó, lượng sữa tạo ra sẽ phụ thuộc vào số lượng ống dẫn sữa, các dây thần kinh hồi phục và một số yếu tố khác ngoài phẫu thuật như hormone. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách mẹ bỉm nên nên áp dụng ngay!

2. Sản phụ làm ngực to có sữa cho con bú không?

Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?
Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?

Một số phụ nữ có bộ ngực kém phát triển tìm đến việc nâng ngực để cải thiện kích thước. Những người này cơ địa thực chất đã không đủ các mô tuyến sữa nên thường có ngực hình ống, khoảng cách rộng hoặc không đối xứng. (*)

Nếu bạn ở trong trường hợp này thường đã không thể có nhiều sữa trước khi làm ngực rồi. Do đó, bạn có thể cân nhắc các phương pháp kích thích sản xuất sữa, cho con bú sữa công thức hoặc sữa mẹ hiến tặng nhé.

Nâng ngực vẫn cho con bú được nhưng nếu bị tắc tia sữa thì sao? Bạn có thể tìm hiểu thêm 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn cùng với chủ đề nâng ngực có cho con bú được không. 

(*) Ngực hình ống là loại ngực có ít mô vú hơn ở phần trên và phần dưới đầy đặn hơn. Điều này tạo ra hình dạng thon dài, giống như hình ống. Hay nói cách khác là ngực nhỏ và ngực bị chảy xệ.

3. Sản phụ nâng ngực cho con bú có bị xệ không?

Nâng ngực cho con bú có bị xệ không? Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp Phẫu thuật Thẩm mỹ thường niên của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) tại San Diego cho biết; việc cho con bú dường như không làm bộ ngực bị chảy xệ ở những phụ nữ đã thực hiện nâng ngực.

Tình trạng ngực chảy xệ thường xảy ra sau khi sinh con là do những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai. Do đó, dù bạn đã làm ngực hay chưa thì việc cho con bú không phải lý do khiến cho bộ ngực biến thành “quả mướp” đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Làm gì để tăng sữa mẹ sau khi nâng ngực?

Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ
Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ

Sau khi tìm hiểu sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; bạn cần làm gì để có thể tăng tiết sữa cho con bú? Dưới đây sẽ là những mẹo giúp bạn có nhiều sữa để nuôi con:

  • Thường xuyên cho con bú mẹ: Việc bạn thường xuyên cho con bú sẽ khiến cho bầu ngực luôn trống dẫn đến kích thích tăng tiết sữa nhiều hơn. 
  • Tăng cường vắt sữa ngoài những lúc cho con bú trực tiếp: Ngoài việc cho con bú, bạn có thể vắt sữa rồi trữ đông để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra liên tục nhé. 
  • Sử dụng thuốc kích sữa: Bạn có thể gặp bác sĩ để xin tư vấn về các loại thuốc có thể giúp bạn tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn không nên tự mua bất kì loại thuốc nào để tăng tiết sữa được bán ở ngoài thị trường. Bởi vì điều này có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn và con.

Nếu đột ngột bạn bị mất cảm giác căng sữa thì phải làm sao? Bạn có thể tìm hiểu vấn đề này trên MarryBaby cùng với chủ đề phụ nữ cho con bú nâng ngực có được không nhé.

[inline_article id=314685]

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề nâng ngực có cho con bú được không rồi. Phụ nữ đã từng phẫu thuật nâng ngực vẫn có thể cho con bú tuỳ vào từng trường hợp. Nếu không thể cho con bú do vấn đề phẫu thuật ngực; bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp khắc phục tốt nhất nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và những lưu ý cần biết cho sản phụ

Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh có thể góp phần giúp mẹ cải thiện tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby trong phần bài viết dưới đây nhé.

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch sau sinh, còn được gọi là lochia, là dịch từ trong buồng tử cung ra ngoài cùng với niêm mạc âm đạo của phụ nữ sau khi sinh. Sản dịch tiết ra là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi sau khi sinh con. Thông thường thì sản dịch sau khi sinh mổ hết nhanh hơn sinh thường, bởi trong quá trình mổ đẻ lớp nội mạc tử cung đã được bóc sạch.

Sản dịch sau sinh bao gồm máu, mô tử cung và các tạp chất từ tử cung. Ban đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, tương tự như kinh nguyệt, nhưng sau đó sẽ dần chuyển sang màu hồng nhạt, màu nâu và sau cùng là màu trắng hoặc màu vàng. Thời gian để sản dịch sau sinh hoàn toàn ngừng sản xuất thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng người.

Sản dịch ra sau sinh là một phần bình thường của quá trình hồi phục sau sinh và giúp tử cung trở về kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu mất quá nhiều, màu sắc sản dịch ra bất thường, có mùi hôi, hoặc nếu có bất thường nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều trị nếu cần.

sản dịch sau sinh
Hình ảnh 3 giai đoạn sản dịch sau sinh

2. Dấu hiệu nào cảnh báo sản dịch sau sinh bất thường?

Sản dịch sau sinh thông thường chỉ có mùi tanh nhẹ của máu, không có mùi hôi và thường kéo dài khoảng 1 tháng tùy theo cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sản dịch có dấu hiệu bất thường cảnh báo một số bệnh lý. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sản dịch sau sinh bất thường mà mẹ nên lưu ý vì có thể mẹ đang mắc bệnh phụ khoa, nhiễm trùng và cần đi khám ngay:

  • Sản dịch sau sinh có màu đỏ sáng hoặc màu đỏ tươi quá lâu (sau 1 tuần).
  • Sản dịch có mùi tanh hôi khó chịu và đôi khi có lẫn mủ.
  • Lượng máu sản dịch sau sinh tăng đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, hay tim đập nhanh (dấu hiệu của xuất huyết nội khoa hay băng huyết).
  • Đau bụng dưới, đau tử cung âm ỉ mãi không thuyên giảm.
  • Xuất hiện cục cứng trong vùng tử cung hoặc âm đạo và có thể sờ thấy được. 

>> Xem thêm: Sau sinh 1 tháng chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?

Dấu hiệu ra sản dịch bất thường
Tư thế nằm có tác dụng giúp đẩy sản dịch ra nhanh hơn

3. Tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn

Tư thế nằm góp một phần quan trọng trong việc đẩy sản dịch sau sinh ra nhanh hơn. Dưới đây là một số tư thế nằm có thể hỗ trợ quá trình này:

  • Tư thế nằm nghiêng về một bên: Nằm nghiêng về bên phải hoặc trái có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến tử cung. Tư thế này cũng có thể tạo áp lực từ đáy tử cung xuống, giúp đẩy sản dịch ra ngoài.
  • Tư thế nằm thẳng với gối dưới lưng: Đặt một chiếc gối dưới lưng có thể giúp tử cung cao hơn so với âm tạo. Tư thế nằm này giúp tạo áp lực nhẹ và hỗ trợ tử cung đẩy sản dịch ra ngoài một cách hiệu quả hơn.
  • Tư thế nâng cao chân: Một tư thế nằm để sản dịch ra nhanh khác là mẹ đặt một chiếc gối hoặc gấp một chăn dưới chân để nâng cao chân. Tư thế này giúp tạo áp lực từ phía dưới, thúc đẩy quá trình đẩy sản dịch ra ngoài.
Nâng cao chân là một tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn
Nâng cao chân là một tư thế nằm để đẩy sản dịch ra nhanh hơn

4. Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh thường và sinh mổ

Làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh mổ và sinh thường? Thật ra, sản dịch sau sinh sẽ biến mất sau vài tuần nên việc mẹ cần làm lúc này là sống chung với tình trạng này và nghỉ ngơi thật tốt. Có như vậy mẹ mới mau khỏe và sản dịch nhanh tống ra ngoài.

Ngoài thực hiện những tư thế nằm để sản dịch ra nhanh, mẹ có thể thử những cách sau:  

  • Chỉ sử dụng băng vệ sinh hoặc tã lót để thấm sản dịch. Mẹ nên sử dụng băng hoặc tã kích thước lớn hoặc dài để vận động thoải mái hơn.
  • Không được sử dụng cốc nguyệt san, tampon hoặc bất cứ sản phẩm nào nhét vào âm đạo vì có thể gây ra nhiễm trùng. 
  • Tránh các hoạt động vất vả như nâng vật nặng hoặc các bài tập đòi hỏi nhiều sức. Tập trung dành thời gian ở bên trẻ, ngủ trưa và thư giãn.
  • Vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thuận tiện cho việc đi tiểu nhằm ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu, một bệnh dễ mắc phải sau sinh.

>> Xem thêm: Sau sinh ra chất nhầy màu trắng là bệnh lý hay hiện tượng sinh lý bình thường?

[inline_article id=305705]

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết được các tư thế nằm để sản dịch ra nhanh. Ra sản dịch sau sinh là hiện tượng bình thường nhằm giúp làm sạch tử cung sau khi mẹ sinh xong. Thông thường sản dịch sau sinh qua 6 tuần sẽ hết. Nếu sau đó sản dịch vẫn còn hoặc sản dịch ra bất thường thì mẹ nên sắp xếp thời gian đi khám bệnh nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Các loại cá không nên ăn khi cho con bú

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về các loại cá không nên ăn khi cho con bú, cũng như giải thích lý do khoa học đằng sau những khuyến nghị này. Đồng thời, bạn sẽ được hướng dẫn cách lựa chọn và chế biến cá an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé yêu.

Các loại cá không nên ăn khi cho con bú

Các loại cá không nên ăn khi cho con bú bao gồm: Cá có hàm lượng thủy ngân cao, cá có nguy cơ bị nhiễm độc, cá sống, cá không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cá đóng hộp.

1. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Cá có hàm lượng thủy ngân cao bao gồm:

  • Cá thu vua
  • Cá ngừ mắt to
  • Cá kiếm
  • Cá marlin
  • Cá mập
  • Cá ngói
  • Cá thu
  • Cá tuyết

Lý do: Thủy ngân là một kim loại nặng có thể:

  • Đi qua nhau thai và sữa mẹ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thần kinh đang phát triển, do đó, trẻ nhạy cảm hơn với tác hại của thủy ngân.
  • Trẻ tiếp xúc với thủy ngân có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển trí não, ngôn ngữ và vận động.
  • Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em tiếp xúc với thủy ngân khi còn trong bào thai hoặc khi bú mẹ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn.

2. Cá có nguy cơ nhiễm độc tố cao

Các loại cá không nên ăn khi cho con bú: Các loại cá có nguy cơ nhiễm độc cao
Các loại cá không nên ăn khi cho con bú: Các loại cá có nguy cơ nhiễm độc cao

Cá có nguy cơ nhiễm độc tố cao bao gồm:

  • Cá nóc
  • Cá ngừ đại dương
  • Cá thu đao
  • Cá đuối gai độc

Lý do: 

  • Các loại cá này có thể chứa độc tố như ciguatera, scombroid, tetrodotoxin, … 
  • Độc tố có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, …
  • Trong trường hợp nặng, ngộ độc do cá có thể dẫn đến tử vong.

3. Cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ

Gỏi cá sống không an toàn cho phụ nữ sau sinh
Gỏi cá cũng là một trong các loại cá không nên ăn khi cho con bú

Một số ví dụ điển hình về cá sống hoặc cá chưa được nấu chín bao gồm:

  • Gỏi cá
  • Sushi
  • Sashimi

Lý do: 

  • Cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể chứa vi khuẩn như Salmonella, Vibrio cholerae, Listeria, …
  • Các vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, …
  • Một số trường hợp ngộ độc do vi khuẩn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

4. Cá không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

  • Loại cá này thường không được kiểm soát chất lượng, có nguy cơ nhiễm độc tố cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Một số loại độc tố có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé.
  • Việc tiêu thụ cá nhiễm độc tố có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

5. Các loại cá không nên ăn khi cho con bú: Cá đóng hộp 

  • Quá trình chế biến cá đóng hộp có thể làm giảm lượng dinh dưỡng trong cá, đồng thời tăng lượng muối và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Lượng muối cao có thể gây ra các vấn đề về huyết áp và tim mạch.
  • Chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé.

>> Xem thêm: Mẹ cho con bú không nên ăn gì để không ảnh hưởng đến nguồn sữa?

Các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh

cá hồi là một trong các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh
Cá hồi là một trong các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh

Các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh bao gồm cá giàu Omega-3 và cá giàu DHA.

1. Cá giàu Omega-3

Cá giàu Omega-3 tốt cho phụ nữ sau sinh bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá mòi

Lợi ích:

  • Hỗ trợ phát triển trí não và thị giác của bé
  • Giúp mẹ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Tốt cho tim mạch

2. Cá giàu DHA

Loại cá giàu DHA tốt cho mẹ và bé bao gồm:

  • Cá chép
  • Cá rô phi
  • Cá basa

Lợi ích:

  • Hỗ trợ phát triển trí não và thị giác của bé
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ

Sau sinh bao lâu thì ăn được cá?

Biết các loại cá không nên ăn khi cho con bú là chưa đủ. Bạn cũng nên tìm hiểu sau sinh bao lâu thì ăn được những loại cá tốt và dinh dưỡng?
Biết các loại cá không nên ăn khi cho con bú là chưa đủ. Bạn nên tìm hiểu thêm sau sinh bao lâu thì ăn được những loại cá tốt và dinh dưỡng?

Quan niệm kiêng cữ cá sau sinh 3 tháng là không có cơ sở khoa học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà đẻ có thể ăn cá ngay sau khi sinh, miễn là chọn loại cá phù hợp và ăn với lượng vừa phải.

Đối với mẹ sinh thường:

  • Có thể ăn cá ngay sau khi sinh.
  • Nên chọn các loại cá giàu dinh dưỡng và ít thủy ngân như cá hồi, cá basa, cá lóc, cá chép,…
  • Nên ăn cá với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100g.

Đối với mẹ sinh mổ:

Lưu ý khi ăn cá sau sinh

Khi đã biết các loại cá không nên ăn khi cho con bú rồi thì mẹ cần lưu ý gì khác nữa không? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

1. Chọn loại cá phù hợp

  • Nên chọn các loại cá giàu dinh dưỡng và ít thủy ngân như cá hồi, cá basa, cá lóc, cá chép,…
  • Hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu vua, cá ngừ đại dương, cá kiếm,…
  • Tránh ăn các loại cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

2. Ăn cá với lượng vừa phải

  • Nên ăn cá với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100g.
  • Không nên ăn quá nhiều cá vì có thể dẫn đến dư thừa vitamin A, D và E.

3. Chế biến cá an toàn

Không chỉ phải cảnh giác với các loại cá không nên ăn khi cho con bú, bạn cũng cần phải cẩn thận khi chế biến các loại cá ăn được
Không chỉ phải cảnh giác với các loại cá không nên ăn khi cho con bú, bạn cũng cần phải cẩn thận khi chế biến các loại cá ăn được
  • Nên chọn các loại cá tươi, có nguồn gốc an toàn
  • Nấu chín kỹ cá trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • Có thể chế biến cá bằng cách hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo.
  • Hạn chế chiên rán cá vì có thể làm tăng lượng chất béo trong cá.

4. Theo dõi phản ứng của bé

  • Sau khi cho bé bú mẹ ăn cá, nên theo dõi phản ứng của bé.
  • Nếu bé có biểu hiện bất thường như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban,… nên ngừng ăn cá và tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Bổ sung đa dạng dinh dưỡng

Bên cạnh việc ăn cá, mẹ sau sinh cũng nên chú ý bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng khác nhau như thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây,… Thói quen ăn đa dạng thực phẩm giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và nguồn sữa cho bé bú.

>> Xem thêm: Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? 6 thực phẩm mẹ không nên bỏ lỡ

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ

  • Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bất kỳ loại cá nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
  • Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn về chế độ ăn cá phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và bé.

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần tránh các loại cá không nên ăn khi cho con bú. Hãy chọn loại cá phù hợp, ăn với lượng vừa phải và chế biến an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé.

[key-takeaways title=””]

Dưới đây là một số thông tin tóm tắt:

  • Sau sinh có thể ăn cá ngay, không cần kiêng cữ 3 tháng.
  • Nên chọn các loại cá giàu dinh dưỡng và ít thủy ngân như cá hồi, cá basa, cá lóc, cá chép,…
  • Ăn cá với lượng vừa phải, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100g.
  • Nấu chín kỹ cá trước khi ăn.
  • Theo dõi phản ứng của bé sau khi bú mẹ đã ăn cá.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dị ứng hoặc nhạy cảm với bất kỳ loại cá nào.

[/key-takeaways]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?

Món chân gà sả tắc thường ngày được chúng ta nhâm nhi khi quây quần bên gia đình nhỏ và được nhiều người yêu thích. Vậy mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Sau sinh sản phụ ăn chân gà có tốt không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Dinh dưỡng có trong chân gà

Trong món chân gà sả tắc, nguyên liệu chính được sử dụng là chân gà. Vậy trước khi tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; chúng ta cùng tìm hiểu về dinh dưỡng có trong 100g từ thực phẩm này nhé. 

  • Nước: 65.8g
  • Năng lượng: 215kcal
  • Protein: 19.4g
  • Lipid: 14.6g
  • Canxi: 88mg
  • Sắt: 0.91mg
  • Magie: 5mg
  • Phốt-pho: 83mg
  • Kali: 31mg
  • Natri: 67mg
  • Kẽm: 0.69mg
  • Đồng: 0.102mg
  • Selen: 3.6µg
  • Vitamin B1: 0.06mg
  • Vitamin B2: 0.2mg
  • Vitamin B3: 0.4mg
  • Vitamin B6: 0.01mg
  • Folate: 86µg
  • Choline: 13.3mg
  • Vitamin B12: 0.47µg
  • Vitamin A: 30µg
  • Vitamin E: 0.27mg
  • Vitamin D: 0.2µg
  • Vitamin K: 0.2µg

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp: Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn ốc?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?
Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Sau sinh ăn chân gà được không?

Chân gà ngâm sả tắc là một món ăn chơi nhâm nhi mỗi khi chiều chiều ngồi hàn thuyên với các thành viên trong gia đình. Đây là một món ăn bình dân nhưng rất thu hút khiến nhiều người yêu thích. Vậy mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ sau sinh ăn chân gà được không?

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh không nên ăn chân gà. Vì thực phẩm này có thể gây ra các biến chứng cho mẹ bỉm như run tay hay mưng mủ. Tuy nhiên quan niệm này vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh nên độ chính xác của thông tin không đáng tin cậy.

Thực tế, mẹ bỉm có thể ăn chân gà ngâm sả tắc sau khi sinh bởi món ăn này giàu dinh dưỡng như đã đề cập. Tuy nhiên, mẹ cũng nên kiêng cữ không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngược. 

Đặc biệt, với những mẹ vừa mới sinh mổ thì không nên ăn chân gà ngay vì có thể dẫn đến các biến chứng cho vết mổ. Tốt nhất, mẹ nên kiêng chân gà cho đến khi vết mổ đã lành thật sự. Với mẹ sinh thường có rạch tầng sinh môn cũng nên kiêng chân gà cho đến khi vết rạch được hồi phục trở lại nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú

Mẹ sau sinh ăn chân gà có tốt không?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ bỉm ăn chân gà có tốt không?
Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ bỉm ăn chân gà có tốt không?

Sau khi tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc không biết sau sinh ăn chân gà có tốt không. Dưới đây là những lợi ích khi mẹ bỉm hay bất cứ ai ăn chân gà sẽ nhận được gồm:

  • Cải thiện làn da: Mẹ bỉm ăn chân gà sẽ bổ sung collagen cho cơ thể giúp duy trì độ đàn hồi của da, làm giảm tình trạng da chảy xệ, khô và xuất hiện nếp nhăn.
  • Giúp nướu khoẻ mạnh: Ăn chân gà giúp bổ sung collagen từ đó hỗ trợ cho sức khỏe của răng và nướu. Điều này giúp cải thiện mật độ xương ở hàm, duy trì sự khỏe mạnh của nướu và cố định răng ở đúng vị trí.
  • Giúp móng chắc khoẻ: Chất arginine có trong collagen từ chân gà rất cần thiết cho sự phát triển của móng. Chất này tạo ra oxit nitric giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cho giai đoạn phát triển đầu tiên của móng.
  • Cải thiện lưu thông máu: Collagen có trong chân gà cũng giúp củng cố thành mạch máu. Proline được tìm thấy trong collagen giúp cơ thể phá vỡ các protein cần thiết để xây dựng các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
  • Giúp hồi phục vết thương nhanh: Ăn chân gà giúp cung cấp proline để tăng tốc độ phục hồi sau bất kỳ chấn thương nào. Các vết thương trên da sẽ được hỗ trợ chữa lành từ chất proline giúp phá vỡ protein để tế bào được tái tạo trở lại.
  • Hỗ trợ hoạt động của trái tim: Khi mẹ bỉm ăn chân gà có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát nhịp tim. Chất proline trong collagen sẽ giúp phá vỡ protein hỗ trợ cho quá trình tái tạo và sửa chữa tế bào tim mạch.
  • Cân bằng nội tiết tố: Cơ thể cần các axit amin có trong collagen để cân bằng nội tiết tố như insulin, estrogen, cortisol, melatonin và progesterone. Sự cân bằng này giúp hỗ trợ kiểm soát chức năng của tuyến giáp, tốc độ trao đổi chất và sản xuất nội tiết tố trong cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe gan: Glycine trong collagen có thể giúp giảm tổn thương và giảm thiểu thiệt hại do bất kỳ chất độc hại nào gây ra cho gan. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên dùng nước hầm xương có thêm một ít chân gà trong 3 ngày để giải độc cơ thể và bồi bổ sức khỏe.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Nước luộc chân gà có chứa gelatin có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, gelatin còn làm tăng quá trình tiêu hóa các protein có trong sữa, các sản phẩm từ sữa và thịt. Gelatin trong collagen còn kích thích sản xuất axit dạ dày giúp chống lại nhiều bệnh tật.
  • Giảm lo lắng và giúp ngủ ngon: Collagen trong chân gà có đặc tính chống lo âu do nồng độ glycine cao. Dưỡng chất này là chất dẫn truyền thần kinh ức chế hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, cân bằng lượng điện giải và giúp kiểm soát các xung thần kinh trên toàn cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Collagen có trong chân gà có thể làm giảm đau và viêm khớp; thậm chí còn thúc đẩy quá trình chữa lành với một số tình trạng thoái hóa như viêm xương khớp. Các axit amin có trong collagen có thể đóng một vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sụn ở khớp.
  • Giảm viêm: Chất gelatin trong chân gà khi nấu chín gồm có 2 loại axit amin chống viêm là arginine và glycine giúp cân bằng lượng protein trong khẩu phần ăn cũng như chống viêm hiệu quả. Các axit amin chống viêm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các tình trạng viêm da như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm.
  • Duy trì cân nặng: Collagen trong chân gà có thể giúp duy trì khối lượng cơ bắp và trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh. Điều này sẽ phát huy tốt khi mẹ kết hợp ăn chân gà với việc thường xuyên tập thể dục. Collagen là một loại protein tự nhiên không chứa carb giúp bổ sung năng lượng, tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn sự thèm ăn.
  • Giúp xương chắc khỏe: Collagen trong chân gà có thể giúp giảm nguy cơ khiến xương giòn, kích thích các tế bào tạo xương (nguyên bào xương) và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Ngoài ra, hai chất chondroitin và glucosamine có trong nước luộc chân gà còn giúp hỗ trợ xương chắc khỏe; nhất là chất chondroitin sulfate có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Cách làm chân gà ngâm sả tắc cho mẹ sau sinh

cách làm chân gà sả tắc
Công thức làm chân gà sả tắc ngon tuyệt chiêu!

Như vậy mẹ sau sinh không những được ăn chân gà ngâm sả tắc mà món ăn này cũng mang đến nhiều lợi ích. Để an toàn cho sức khỏe, mẹ bỉm có thể thực hiện cách làm chân gà sả tắc theo hướng dẫn dưới đây:

1. Nguyên liệu làm chân gà sả tắc

  • Ớt
  • Tỏi
  • Gừng
  • Sả cây
  • Tắc
  • Chân gà
  • Đường, muối, nước mắm, nước

2. Công thức làm chân gà sả tắc

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm chân gà sả tắc; bạn tiến hành thực hiện cách làm chân gà sả tắc theo công thức sau nhé:

  • Bước 1: Chân gà mua về rửa sạch, cắt bỏ móng, nếu chân còn da thì lột cho sạch rồi ngâm vào nước muối khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Sả, ớt, gừng và tắc rửa sạch rồi cắt thành từng lát. Với tỏi thì bóc vỏ và đập dập.
  • Bước 3: Bắt nồi nước nấu sôi với vài lát gừng, một chút muối, vài nhánh sả và cho chân gà vào luộc sơ qua để khử mùi hôi chân gà.
  • Bước 4: Sau khi luộc chín chân gà thì vớt ra và ngâm vào nước đá khoảng 5-10 phút. Sau đó, mẹ vớt chân gà ra xếp vào trong hộp cùng với tỏi, ớt, sả và tắc đã sơ chế.
  • Bước 5: Mẹ tiếp tục nấu khoảng 1 lít nước sôi. Sau khi nước sôi, mẹ cho vào khoảng 6 muỗng cà phê đường, 6 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy đều cho gia vị tan ra. Kế đến, mẹ dùng muỗng hớt bọt trên mặt để nước ngâm chân gà được sạch. Sau khi hoàn thành hỗn hợp nước mắm, mẹ tiếp tục nấu sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp để nguội rồi đổ vào hộp đựng chân gà. 

[key-takeaways title=””]

Mẹ bỉm nên đợi khoảng 2 ngày để chân gà có thể ngấm gia vị. Mặc dù, món chân gà sả tắc có thể kích thích vị giác khiến cảm thấy ngon miệng nhưng đừng ăn quá nhiều mẹ nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=327778]

Như vậy, mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ sau sinh có thể ăn chân gà ngâm sả tắc nhưng đừng dùng quá nhiều trong thời gian dài nhé. Để an toàn cho sức khỏe, mẹ có thể tham khảo cách làm chân gà sả tắc với công thức từ MarryBaby vừa mới cung cấp nhé.

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề sau sinh bao lâu được ăn hải sản để làm đa dạng thực đơn hàng ngày khi đang cho con bú nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không?

Sau khi sinh con là giai đoạn “nhạy cảm” đối với phụ nữ. Hầu như, tất cả các loại thực phẩm cũng như thuốc uống cần được bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng. Vậy phụ nữ sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ không?

Tìm hiểu về thuốc tránh thai 

Thuốc tránh thai là một phương pháp ngừa thai được thiết kế để ngăn chặn quá trình rụng trứng, từ đó ngăn chặn tinh trùng thụ tinh với trứng. Bạn sẽ không thể có thai nếu không diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. 

Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng còn có tác dụng làm đặc chất nhầy xung quanh cổ tử cung khiến tinh trùng khó đi vào tử cung để gặp trứng và thụ tinh. Các hormone trong thuốc tránh thai còn có thể gây tác động đến niêm mạc tử cung khiến trứng đã thụ tinh khó bám vào thành tử cung do đó quá trình mang thai không thể diễn ra được.

>> Bạn có thể xem thêm: Cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không và phải làm sao?

Các loại thuốc tránh thai hiện có trên thị trường

Các loại thuốc tránh thai hiện có trên thị trường

Các loại thuốc tránh thai được sử dụng bằng đường uống, gồm có các loại sau hiện có trên thị trường:

  • Thuốc tránh thai kết hợp: Hầu hết các loại thuốc tránh thai trên thị trường là loại thuốc tránh thai hàng ngày có sự kết hợp của hai loại hormone estrogen và progesterone. 
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone: Đây là loại thuốc tránh thai dành cho con bú chỉ có chứa một loại hormone progesterone.
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Loại thuốc được sử dụng sau khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai khác. Các hormone trong thuốc sẽ làm cản trở quá trình rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ và ngăn chặn quá trình thụ tinh. Nếu trứng đã thụ tinh, thuốc sẽ ngăn ngăn cản việc làm tổ của trứng đã thụ tinh trong lòng tử cung. Tuy nhiên nếu quá trình làm tổ đã diễn ra, thuốc sẽ không làm gián đoạn quá trình mang thai.

Ngoài thuốc tránh thai, bạn có tham khảo thêm phương pháp cho con bú vô kinh để tránh thai sau sinh nữa nhé.

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? 

Phụ nữ sau sinh mổ và thường chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Sau khi sinh, dù là mẹ sinh mổ hay sinh thường nếu chưa có kinh nguyệt thì vẫn có thể uống thuốc tránh thai được. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc tránh thai cho con bú là loại thuốc chỉ chứa hormone progesterone. Đồng thời, trước khi sử dụng loại thuốc nào đi nữa, bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ để an toàn. 

Vậy sau sinh chưa có kinh nguyệt lại có uống được thuốc tránh thai hàng ngày dạng kết hợp không? Phụ nữ sau sinh chưa có kinh nguyệt và đang cho con bú không nên uống thuốc tránh thai hàng ngày kết hợp. Vì loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Trong trường hợp sau sinh chưa có kinh lại có uống được thuốc tránh thai khẩn cấp không? Bạn cũng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ và chưa rõ có nghiên cứu nào nói về tác dụng của thuốc đối với trẻ sơ sinh. Nếu bạn đã lỡ sử dụng loại thuốc này thì không nên cho con bú trong 7 ngày sau khi sử dụng thuốc.

>> Bạn có thể xem thêm: Tác dụng phụ của cấy que tránh thai và cách phòng tránh

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?

Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?
Sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì uống thuốc tránh thai được?

Thông thường, phụ nữ có khả năng mang thai vào khoảng 2 tuần trước kỳ kinh (tức trong khoảng thời gian rụng trứng). Việc kinh nguyệt quay trở lại thời gian nào còn tùy thuộc vào việc bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bú sữa công thức hay sử dụng kết hợp cả hai loại sữa trên. Thông thường, phụ nữ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ không có kinh nguyệt. Do đó, mà nhiều người dùng phương pháp cho con bú để tránh thai. 

Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ vậy mà lầm tưởng. Nhiều người vẫn có thể mang thai ngay khi đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn bởi trứng có thể rụng bất ngờ mà bạn không biết. 

Thời điểm thích hợp để bạn uống thuốc tránh thai là từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi thăm ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ về thời gian nên uống thuốc tránh thai phù hợp với cơ địa cũng như thói quen cho con bú của bạn.

Các phương pháp tránh thai sau sinh khác có thể áp dụng

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không rồi. Vậy ngoài thuốc tránh thai, phụ nữ sau sinh còn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai nào khác không? Bạn còn có thể áp dụng các phương pháp tránh thai dưới đây: 

  • Dùng bao cao su
  • Cấy que tránh thai
  • Đặt vòng tránh thai
  • Tiêm thuốc tránh thai
  • Sử dụng vòng âm đạo
  • Dùng miếng dán tránh thai

[inline_article id=325162]

Tóm lại, sau sinh chưa có kinh nguyệt có uống thuốc tránh thai được không? Sau sinh, bạn chỉ có thể uống thuốc tránh thai chứa progesterone thôi. Và tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc từ tuần thứ 3 sau khi sinh để đảm bảo cho sức khoẻ của em bé và hiệu quả tránh thai.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Đang cho con bú có uống được collagen không?

Việc bổ sung các thực phẩm chức năng làm đẹp da từ collagen là để bạn trở nên trẻ đẹp hơn trong mắt chồng và mọi người xung quanh. Vậy phụ nữ đang cho con bú có uống được collagen không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Những lý do phụ nữ cần bổ sung collagen cho cơ thể

Trước khi tìm hiểu phụ nữ đang cho con bú có uống được collagen không; chúng ta nên tìm hiểu lý do vì sao phụ nữ cần bổ sung collagen nhé. Collagen là một thành tố quan trọng giúp xây dựng các khối xương, da, cơ, gân và dây chằng trong cơ thể. Công dụng của collagen đối với cơ thể và làn da gồm:

Công dụng của collagen đối với cơ thể và làn da gồm:

  • Giúp máu không bị loãng
  • Có vai trò giúp thay thế tế bào da chết.
  • Cung cấp lớp vỏ bảo vệ cho các cơ quan trong cơ thể
  • Giúp duy trì cấu trúc, sức mạnh và độ đàn hồi cho làn da
  • Giúp hình thành các nguyên bào sợi ở lớp hạ bì và giúp các tế bào da mới phát triển.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch

Phụ nữ đang cho con bú có uống collagen được không?

Đang cho con bú có uống collagen được không?
Đang cho con bú có uống collagen được không?

Hiện nay, trên thị có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng giúp chị em bổ sung collagen ở dạng nước, viên, thạch, bột,… Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có uống collagen được không?

Bạn có thể uống bổ sung collagen trong giai đoạn đang cho con bú. Tuy nhiên, một số phụ nữ khi dùng collagen bổ sung nhận thấy cơ thể phản ứng dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá nhẹ và miệng có mùi hôi. Thậm chí, có phụ nữ dùng collagen bổ sung còn dẫn đến căng thẳng oxy hoá gây tổn thương tế bào và mô trên cơ thể.

Tốt nhất, trước khi sử dụng collagen, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết đang cho con bú có uống collagen được không. Đối với sản phụ đang uống collagen mà có dấu hiệu dị ứng thì không nên dùng nữa. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung collagen qua các thực phẩm tự nhiên trong phần dưới đây của bài viết nhé.

Bên cạnh vấn đề đang cho con bú có uống collagen được không; bạn có thể tìm hiểu thêm tác dụng khi ăn bưởi sau sinh để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể được khỏe đẹp.

Một số thực phẩm bổ sung collagen tự nhiên

Bạn có thể bổ sung collagen bằng các món ăn giàu dinh dưỡng
Bạn có thể bổ sung collagen bằng các món ăn giàu dinh dưỡng

Nếu lo lắng vấn đề bổ sung collagen bằng đường uống không an toàn cho em bé, bạn có thể chọn dùng các thực phẩm bổ sung collagen như:

  • Thực phẩm giàu glycine và proline: thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng và các loại đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và đồng: trái cây họ cam quýt, cà chua, rau xanh, động vật có vỏ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

>> Bạn có thể xem thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh nên tránh để tốt cho con

Phụ nữ sau sinh bao lâu uống được collagen?

Như đã thông tin ở trên, sản phẩm collagen với phụ nữ cho con bú là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chính xác thời gian bao lâu uống được collagen sau khi sinh; cũng như các sản phẩm collagen phù hợp với bạn.

Và để an toàn cho sức khỏe, bạn nên tìm mua các sản phẩm bán tại các cửa hàng uy tín, chất lượng. Bạn không nên mua các sản phẩm bổ sung collagen trôi nổi không rõ nguồn gốc và không được kiểm chứng bởi các cơ quan có thẩm quyền nhé.

[inline_article id=265289]

Như vậy, phụ nữ cho con bú có uống được collagen không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để an toàn cho sức khỏe của bạn và em bé. Ngoài ra, khi mua các sản phẩm collagen cho phụ nữ cho con bú thì nên chọn những cửa hàng uy tín và chất lượng nhé.