Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay 7 loại thuốc thụt hậu môn đang được chị em phụ nữ sau sinh tìm mua nhiều nhất hiện nay. Nhưng trước khi biết rõ từng loại thuốc thụt hậu môn sau sinh để có sự lựa chọn phù hợp. Chị em cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên chứng táo bón sau sinh gây phiền toái này.
Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu thuốc thụt hậu môn sau sinh, bạn cần biết về căn bệnh táo bón sau sinh. Tình trạng táo bón không phải lúc nào cũng nghiêm trọng hay trở nên nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ nếu thấy trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu.
Trong trường hợp bị đau bụng cùng với bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau thì đó có thể là triệu chứng của một căn bệnh khác.
Ngoài ra, tình trạng táo bón ở phụ nữ sau sinh và sự căng thẳng khi đi đại tiện có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Búi trĩ có thể co lại nhanh chóng hoặc tồn tại nhiều tháng sau sinh.
Có thể nói rằng, táo bón sau sinh là tình trạng thường xảy ra, người bệnh không nên quá lo lắng. Nên lưu ý rằng, cho dù tình trạng táo bón sau sinh không nghiêm trọng, cũng đừng ngại hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sỹ, nếu nó vẫn tồn tại một cách dai dẳng.
Đi tìm nguyên nhân chị em phụ nữ sau sinh bị táo bón
Táo bón sau sinh là một dạng táo bón chức năng liên quan chính bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Trong đó, có nhiều nguyên nhân gây nên chứng táo bón sau sinh như:
- Nội tiết tố của người phụ nữ sau sinh thay đổi trong thời kỳ cho con bú.
- Nếu mẹ bầu bị táo bón thai kỳ thì sau sinh thường nặng hơn.
- Khi cho con bú thì mẹ phải chia sẻ một phần nước trong cơ thể cho em bé. Mà mẹ lại không dám uống nhiều nước sợ sữa loãng, con thiếu chất dinh dưỡng.
- Nhiều mẹ sau sinh kiêng cữ quá mức hay uống bổ sung bằng các loại thuốc bắc, các loại vitamin, canxi, sắt…
- Phần lớn các mẹ sinh đều có can thiệp thủ thuật cắt nới tầng sinh môn. Và sau khi sinh nhiều mẹ không dám đi tiêu, cố nhịn vì sau đau và bục vết khâu.
- Nhiều mẹ sau sinh mất rất nhiều máu và sản dịch khiến cơ thể hư hao. Còn máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng và khí huyết lại bị hư tổn nặng nề nên táo bón dễ xảy ra. .
- Sau sinh, cơ thể người mẹ cũng rất mệt mỏi nên lười vận động. Chính điều này có thể khiến cho hoạt động của ruột giảm đi, phân di chuyển chậm nên bị táo bón là điều dễ hiểu.
Gợi ý 7 loại thuốc thụt hậu môn sau sinh tốt nhất hiện nay
Thuốc thụt hậu môn sau sinh được sử dụng khi các phương pháp kích thích đi ngoài thông thường không phát huy hiệu quả. Chúng được sản xuất chủ yếu dưới dạng gel hoặc dung dịch lỏng nhằm giúp làm mềm phân và hỗ trợ bôi trơn cho trực tràng, phần đoạn nối liền hậu môn.
Thành phần thuốc chứa lượng muối, phốt phát hay dầu khoáng sẽ hạn chế tối đa các tổn thương cho hậu môn khi đi ngoài. Do đó, các loại thụt hậu môn mà phụ nữ sau sinh sử dụng phổ biến nhất thường chứa muối và dầu khoáng.
Vậy cùng tham khảo top 7 thuốc thụt hậu môn sau sinh đang được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất hiện nay. Chắc chắn các mẹ sẽ tìm được một loại thuốc thụt hậu môn tốt nhất mà an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay chất lượng sữa của con.
1. Thuốc thụt lợi khuẩn
Thuốc thụt hậu môn lợi khuẩn có tác dụng khắc phục chứng táo bón nhanh chóng và hiệu quả, an toàn cho mọi cho cả phụ nữ sau sinh. Vì chúng có khả năng phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình sử dụng.
Sau khi sử dụng thuốc sẽ hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn xấu và kích thích vi khuẩn tốt nhân đôi. Chính yếu tố này sẽ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh được khỏe mạnh.
2. Thuốc thụt Natri Phosphate (nếu được bác sĩ chỉ định)
Loại thuốc thụt hậu môn này có khả năng làm tăng hàm lượng chất lỏng trong ruột non. Chú ý, một số chị em phụ nữ sau sinh có hệ đường ruột nhạy cảm dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy sau khi dùng Natri Phosphate. Do đó, chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng thuốc.
3. Thuốc thụt táo bón Microlax bebe 5ml (nếu được bác sĩ chỉ định)
Microlax được sản xuất dưới dạng thuốc bơm trực tràng. Sản phẩm phù hợp với những chị em bị táo bón do sinh lý hay do bệnh lý ở trực tràng và hậu môn. Còn trong y tế, thuốc Microlax bebe dùng để hỗ trợ bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi đại trực tràng.
Thuốc Microlax cũng được dùng để hạn chế những tổn thương do các đợt trĩ cấp, rò hậu môn. Một số người bị viêm đại tràng và xuất huyết đại tràng cùng sử dụng Microlax điều trị lúc đầu.
Chị em phụ nữ sau sinh không được lạm dụng Microlax. Vì sử dụng thuốc lâu dài gây nóng rát tại chỗ, hoặc nguy cơ bị viêm đại tràng xung huyết. Liều sử dụng an toàn được khuyến cáo là 1 ống/ ngày trước khi đi ngoài 15-20 phút.
4. Thuốc thụt hậu môn sau sinh Lainema (nếu được bác sĩ chỉ định)
Không chỉ làm thuốc thụt hậu môn cho phụ nữ sau sinh mà Lainema còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực điều trị khác. Chúng được sử dụng phổ biến cho những người bị táo bón hay dùng trước khi nội soi để làm sạch đại tràng.
Bên cạnh đó, Lainema còn hỗ trợ phẫu thuật đại tràng, chụp x-quang và làm sạch đại tràng trước khi sinh nở. Lưu ý, Lainema chống chỉ định với những người bị nứt hậu môn, suy thận hoặc bị xuất huyết hậu môn. Thuốc còn có một số tác dụng khiến người sử dụng bị suy tim sung huyết, hoặc mất nước.
5. Thuốc thụt táo bón Clisma-Lax (nếu được bác sĩ chỉ định)
Phụ nữ sau sinh bị táo bón có thể sử dụng thuốc thụt Clisma lax để hỗ trợ việc đi ngoài dễ dàng hơn. Nguyên lý hoạt động của Clisma-lax là kéo giữ nước trong kết tràng sigma rồi thúc đẩy nhu động ruột để đẩy chất thải ra ngoài.
Với những bệnh nhân phẫu thuật cũng dùng Clisma-Lax với mục đích rửa sạch trực tràng. Phụ nữ sau sinh sử dụng Clisma-Lax nên có hướng dẫn từ bác sĩ.
6. Thuốc thụt táo bón Fleet enema (nếu được bác sĩ chỉ định)
Thuốc thụt hậu môn Fleet enema được chỉ định trong điều trị táo bón. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm sạch trực tràng trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc chụp X-quang.
Nếu ai mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột, hay bị buồn nôn, đau bụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Bật mí cách ngăn ngừa táo bón mà mọi chị em phụ nữ sau sinh cần biết
Nếu muốn an toàn không cần dùng thuốc thụt hậu môn sau sinh, chị em phụ nữ sau sinh có thể ngăn ngừa được chứng táo bón bằng một số cách đơn giản dưới đây. Vậy hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!
1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Sau sinh, mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục thể lực cũng như đủ sữa cho con bú. Mẹ cũng cần hạn chế một số thực phẩm không tốt cho phụ nữ sau sinh.
Các mẹ nhớ là đừng quên bổ sung chất xơ thực vật vào chế độ ăn uống mỗi ngày của mình. Bởi trong chất xơ thực vật có tác dụng phòng chống táo bón sau sinh, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Vì vậy, các mẹ có thể phòng ngừa táo bón sau sinh bằng cách bổ sung cho cơ thể các xơ thực vật có trong tất cả các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám.
2. Uống đủ nước mỗi ngày
Bổ sung chất lỏng cho cơ thể cũng là điều cần thiết nếu mẹ sau sinh muốn phòng ngừa bệnh táo bón. Vì chất xơ cần có nước để trương nở và làm mềm phân. Khi lượng nước trong cơ thể không đủ hấp thu, phân sẽ thiếu nước và trở nên khô cứng.
Vì vậy, các mẹ đừng quên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày. Nước thì mẹ có thể bổ sung ở nhiều dạng khác nhau như nước đun sôi để nguội, nước trái cây, sữa, nước canh…
3. Tích cực vận động cơ thể
Vận động cơ thể không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi và trơn tru. Từ đó, làm giảm nguy cơ tích tụ chất thải ở ruột già gây táo bón.
Sau thời gian ở cữ, các mẹ nên vận động với các bài tập thể dục phù hợp. Sau đó, các mẹ cũng nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
4. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng
Việc đi tiêu từng chừng vô cùng đơn giản nhưng nếu mẹ sau sinh đi sai cách có thể gây nên chứng táo bón vô cùng nghiêm trọng. Do đó, các mẹ khi đi vệ sinh cần ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây.
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Điều này sẽ tạo nếp cho não bộ và tăng cường sự hoạt động ổn định của đường ruột, đại tràng. Nên vệ đi vệ sinh vào buổi sáng hay chọn 1 khung giờ thoải mái trong ngày.
- Không được nhịn khi đi vệ sinh: Nhịn vệ sinh lâu sẽ dần làm mất phản xạ đi tiêu dẫn tới tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nhịn đi tiêu còn khiến cho cơ thể tích tụ nhiều chất độc.
- Hạn chế ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh: Nhiều người có thói quen đi vệ sinh mang theo sách hay điện thoại và ngồi thật lâu. Như vậy thật sự không tốt vì gây áp lực lớn lên tĩnh mạch và lâu ngày gây nên bệnh trĩ, táo bón.
- Chú ý tư thế đi vệ sinh:Tư thế đi vệ sinh đúng cũng góp phần thúc đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tư đi tiêu tốt nhất là ngồi xổm bởi ở tư thế này trực tràng sẽ là một đường thẳng, tạo điều kiện để đẩy khối chất thải ra ngoài nhanh hơn. Nếu mẹ ngồi bệt thì nên để để một chiếc ghế tầm 20cm dưới chân để tạo tư thế ngồi xổm.
5. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Một tinh thần lạc quan, thoải mái luôn giúp đẩy lùi bệnh tật. Theo đó, các mẹ nên giữ một tinh thần để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa được bệnh tật, trong đó có bệnh táo bón sau sinh.
Hy vọng với các loại thuốc thụt hậu môn sau sinh ở trên, các mẹ đã tìm được sản phẩm phù hợp. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn, chị em vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Chúc các mẹ sớm thoát khỏi cảnh đi vệ sinh khó khăn và trở lại cuộc sống bình thường.