Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ: Sự khác biệt, nguyên nhân và cách giải quyết

Dù giữa cha mẹ và con cái có mâu thuẫn sâu sắc đến đâu, thì việc tìm hiểu nguyên nhân, và tìm cách đối diện luôn là cách tốt nhất để hàn gắn gia đình.v

Vậy mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ thường bắt nguồn từ đâu? Và có cách nào để giải quyết những mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ hay không? Sau đây là một số bước để xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa con cái và cha mẹ.

1. Sự khác biệt về nhận thức và tâm lý tạo nên mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Sự phát triển của con trong giai đoạn này có thể tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con. Chính sự khác biệt về nhận thức và tâm lý này tạo tiền đề dẫn đến mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ:

1.1 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về hình thức bề ngoài của con cái

Con ở tuổi dậy thì sẽ chọn cách thể hiện cá tính của mình thông qua vẻ ngoài. Ví dụ như, con đeo khuyên tai, trang điểm đậm; cắt tỉa tóc và nhuộm màu theo xu hướng, thậm chí khoác lên mình những bộ đồng phục thiếu vải.

Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, nếu cha mẹ muốn con sống giản dị; và truyền thống như cha mẹ.

1.2 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về vấn đề học tập của con

Cha mẹ sử dụng điểm như một thang đo đánh giá sự trưởng thành, sự chăm chỉ trong học tập và tính kỷ luật của con. Mặc dù điểm số không thực sự phản ánh hai đặc điểm đó; nhưng lại là một cơ sở để đánh giá con mỗi khi nhìn sổ đầu bài. 

Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ thường xảy ra khi con không đáp ứng được kỳ vọng điểm của cha mẹ.

1.3 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về quan hệ bạn bè của con

xung đột con cái cha mẹ
Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về quan hệ bạn bè của con

Bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ trong độ tuổi dậy thì. Con thích mở rộng quan hệ và giao tiếp với những bạn đồng trang lứa. Vì con cảm nhận được sự tương hợp về lứa tuổi, và về xu hướng sở thích.

Các hoạt động kết bạn, đi chơi, mời bạn đến nhà, đã đánh dấu sự phát triển và hình thành kỹ năng xã hội của con. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ bắt đầu xảy ra khi cha mẹ muốn con kết bạn theo tiêu chuẩn của mình; trong khi con lại không muốn.

1.4 Xung đột về sở thích, hứng thú của con

Sở thích và hứng thú ở tuổi dậy thì của con sẽ giúp con tìm say mê và khám phá tính cách của mình. Lúc này, con sẽ liên tục lựa chọn và thay đổi sở thích của mình, từ âm nhạc, thể thao, thời trang, hay thậm chí là phim ảnh,…

Chính sự hiểu biết, thích khám phá và dần nảy sinh đam mê một loại hình nào đó là một cách để các con phấn đấu và theo đuổi. Tuy nhiên khuyết điểm của con lúc này là chưa biết kiềm chế cảm xúc, và không có khả năng cân bằng thời gian giữa đam mê, học tập và gia đình.

Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của con trong mắt cha mẹ phải là học tập. Thế là cha mẹ tìm đủ mọi cách đưa con vào khuôn khổ bằng cách nhắc nhở; giám sát; kiểm tra; đôi khi còn la mắng và đòn roi quá sức.

>> Cùng chủ đề: Con lười học thì phải làm sao? Cách dạy con hiệu quả

2. Nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ
Nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Ngoài những khác biệt gây ra mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ; có một số yếu tố chủ quan khác trực tiếp gây ra xung đột:

2.1 Cha mẹ và con cái có thái độ phòng thủ khi nói chuyện với nhau

Thái độ phòng thủ trong khi nói chuyện là tiền đề dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ.

Trong suốt quá trình nuôi dưỡng con, cha mẹ nào cũng muốn được chia sẻ; cũng như nghe chia sẻ từ các con. Nhưng điều đó đôi khi không xảy ra, chỉ vì thái độ phòng thủ, giấu kín, không muốn chia sẻ của con. Và rồi, thật đau lòng khi cha mẹ không đặt câu hỏi để thăm dò cảm xúc của con, mà cha mẹ truyền thống Châu Á sẽ muốn đòn roi để con nghe lời.

Kết quả là thái độ phòng thủ của con lại được nâng lên một cấp độ mới, cứng cáp và chắc chắn hơn.

>> Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2.2 Cha mẹ cằn nhằn và con không muốn lắng nghe là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa cả hai

Những đứa trẻ cá tính mạnh thường muốn thể hiện sự độc lập từ sớm, bằng cách chả thèm để ý đến lời nói của cha mẹ. Thậm chí là các bạn còn chọc giận cha mẹ để tạo khoảng cách. Và đó là cơ hội để cha mẹ phớt lờ và để yên các bạn ấy.

Không những không khiến cha mẹ ít cằn nhằn, mà cha mẹ còn kiểm soát chặt chẽ hơn. 

2.3 Trẻ cảm thấy không thể quan tâm cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa con và cha mẹ

Khi một đứa trẻ tỏ ra vô cảm hoặc ích kỷ, đó là bởi vì chúng đang quá đau khổ về tình cảm và không thể quan tâm cha mẹ. 

Nỗi đau đó cản trở việc lắng nghe và mong muốn thấu hiểu cho cha mẹ. Mỗi khi cha mẹ chạm đến nỗi đau này, các con sẽ dễ nổi cáu; hoặc ngược lại là im lặng và bỏ đi chỗ khác.

>> Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

2.4 Các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi biết rằng họ đang mất kiểm soát đối với hành vi của con

Cứ mỗi một lần cha mẹ mất quyền kiểm soát con, cha mẹ sẽ thể hiện bằng quyền lực; và buộc con phải nghe lời. Không may, cách này của cha mẹ đã khiến các con tiếp tục khép kín và đóng chặt cảm xúc của mình.

>> Cùng chủ đề: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.5 Khoảng cách giữa các thế hệ

Đây chính là một trong những lý do lớn gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. 

Cha mẹ không hiểu được con trẻ, và người trẻ cũng khó cảm thông cho thế hệ trước. Trong mắt bố mẹ, có thể người trẻ đang sống lệch múi giờ, sống quá thờ ơ với mọi người; lãng quên những bữa cơm nhà; không đoái hoài đến việc lập gia đình; và trên hết là không ưu tiên sự ổn định.

2.6 Cái tôi quá lớn là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa con và cha mẹ

“Con là con, con không được quyền cãi lại bố mẹ. Bố mẹ luôn đúng!”

Thật buồn khi cha mẹ luôn dạy con việc kiềm chế cảm xúc, và phải biết nhường nhịn. Nhưng cha mẹ lại không biết rằng, các con sẽ học theo hành động của cha mẹ chứ không phải bằng những lời nói.

Đôi khi cha mẹ thử nói xin lỗi các con, biết đâu các con không những nghe lời mà còn thương cha mẹ nhiều hơn. Vì con cảm nhận được sự chia sẻ và cảm giác được cha mẹ hiểu cho.

2.7 Cha mẹ độc hại

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Biểu hiện của cha mẹ độc hại đó là hay đi so sánh con mình với con người khác, không bao giờ công nhận sự cố gắng của con mình. Hãy nhớ rằng trẻ con sinh ra không phải thiên tài. Ai cũng có khuyết điểm của mình. Có thể con của mình không giỏi toán nhưng bé có thể giỏi ngữ văn.

Đừng vì thể diện được làm cha mẹ của một học sinh giỏi toàn diện mà ép con phải giỏi mọi thứ. Điều này sẽ khiến trẻ áp lực, dẫn đến trầm cảm.

>> Cùng chủ đề: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

2.8 Cha mẹ thiếu công bằng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và các con

Gia đình nhiều con cái dễ dẫn đến việc đối xử không cân bằng. Vì thế giữa cha mẹ và con cái dễ mâu thuẫn với nhau. Hãy đối xử công bằng với các con. Vì tất cả đều là con của cha mẹ mà đúng không.

2.9 Im lặng sau khi gây ra lỗi

Trong lúc nóng giận, tức tối chúng ta thường rất dễ nói ra những lời không hay ho làm đối phương bị tổn thương. Mặc dù vậy nhưng chúng ta lại càng không biết nên làm thế nào để xin lỗi, nhất là khi đó là cha mẹ hay con cái của mình. Đây chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Nhiều người nghĩ rằng im lặng hay cứ tự động nói chuyện là mọi chuyện sẽ qua nhưng thực tế nếu không xin lỗi thì sẽ để lại tổn thương cho cả hai bên.

>> Cùng chủ đề: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa

3. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ?

làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ
Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ?

3.1 Tìm mục tiêu chung giữa cha mẹ và các con

Tuy mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ khiến cả hai bên có xu hướng nghĩ họ quá khác nhau. Tuy nhiên, họ đều có thể đang cảm thấy thất vọng, căng thẳng, áp lực về thời hạn công việc/học tập và sợ thất bại.

Sâu trong lòng, cả cha mẹ và con đều mong muốn những điều tốt nhất cho nhau. Cách họ đối mặt với những cảm giác và mong muốn này có thể gây ra sự mất kết nối. Nhưng nó cũng có thể là cơ sở quản lý xung đột mang tính xây dựng.

Vào những thời điểm căng thẳng, cả cha mẹ và con cái nên tạm dừng; và dành một chút thời gian để suy nghĩ về những mục tiêu cả hai bên đều hướng tới. Cha mẹ thường có nhiều khả năng kiểm soát cảm xúc để làm điều này; nhưng trẻ độ tuổi vị thành niên cần được khuyến khích để phát triển kỹ năng này.

Mặc dù trong những thời điểm căng thẳng, cha mẹ và con có thể cảm thấy khó kết nối với nhau. Nhưng dành thời gian để ngồi, suy ngẫm và tìm ra điểm chung là bước đầu tiên để giải quyết mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ hiệu quả.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Tất tần tật về phương pháp giáo dục Steiner

3.2 Giữ bình tĩnh để quản lý cảm xúc tốt hơn

Khi có mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ, sự giao tiếp bắt đầu đổ vỡ; và sự căng thẳng trong cảm xúc sẽ tăng vọt. Lúc này, cha mẹ và con sẽ thấy khó nói chuyện và khó giải quyết xung đột mang tính xây dựng. Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ có thể vượt ngoài tầm kiểm soát; kéo theo làn sóng cảm xúc giận dữ, cáu kỉnh và phẫn nộ lên ngôi.

Trong tình huống như vậy, việc cha mẹ giữ bình tĩnh và quản lý cảm xúc là rất cần thiết. Vì cảm xúc mạnh có thể kéo theo những hành động khiến cha mẹ và con khó hàn gắn sau xung đột; hoặc để lại những tổn thương tinh thần sâu sắc. Sau đây là một vài gợi ý giúp bố mẹ điều hòa cảm xúc khi đối mặt với mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ:

  • Cho phép bản thân không tiếp tục tranh luận khi quá nóng giận. Cha mẹ có thể chia sẻ thẳng với con rằng thời điểm hiện tại không phải là lúc tốt nhất để nói về chủ đề này. Cha mẹ cần thời gian và chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi lại vào một dịp cả hai bình tĩnh hơn.
  • Trước khi phản ứng theo cảm xúc, hãy hít thở thật sâu. Khi tức giận, cha mẹ có thể nhận thấy mình thở gấp hơn, cả cơ thể trở nên căng thẳng; lúc này, việc hít thở sâu giúp cơ thể của cha mẹ được xoa dịu, và lấy lại trạng thái tinh thần cân bằng để hồi đáp với con một cách bình tĩnh.
  • Tìm cách tác động các giác quan để xua tan cơn nóng nảy tức thì. Cha mẹ có thể tìm một mùi hương dễ chịu để ngửi (khứu giác); hoặc nhắm mắt để tưởng tượng về một khung cảnh bình an, hay nhìn vào một đồ vật, hình ảnh mang lại cảm giác an yên (thị giác); hoặc vào nhà vệ sinh rửa mặt bằng nước lạnh, thậm chí đi tắm (xúc giác); hoặc uống một cốc nước lọc đầy (vị giác).

>> Cùng chủ đề: 7 hoạt động giúp gắn kết gia đình và vun đắp yêu thương

3.3 Chỉ lắng nghe và không đưa ra ý kiến

Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc của mình về sự xung đột. Cho phép con bày tỏ toàn bộ cảm nhận của mình; chỉ cần con biết thể hiện ra một cách tôn trọng và không gây ra tình huống mất an toàn.

Bố mẹ không nên phán xét hoặc chống lại biểu hiện của con; cũng đừng tự bào chữa cho bản thân. Hãy để con được bộc lộ hoàn toàn trước khi bố mẹ chia sẻ trải nghiệm của mình. Cách chúng ta giao tiếp với con cái giúp hình thành cách chúng điều chỉnh cảm xúc và xung động của chính mình. Nếu con học được cách phản ứng tốt hơn khi gặp mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ; các vấn đề cũng theo đó mà dễ giải quyết hơn.

3.4 Hãy viết ra những nguyên tắc bố mẹ và con đã đồng ý với nhau

Khi mâu thuẫn và căng thẳng nhiều, bố mẹ hoặc con vẫn không nhất quán trong các quyết định và hành động; việc viết ra những gì đã thống nhất có thể vô cùng hữu ích. Đó có thể là thói quen sử dụng thiết bị, thời gian đi ngủ hay công việc nhà đã thỏa thuận với nhau.

Trên thực tế, đôi khi sự mâu thuẫn và xung đột không phải lúc nào cũng là do hành vi của thanh thiếu niên. Các thỏa thuận bằng văn bản cung cấp bằng chứng chắc chắn về các kế hoạch trước đó để giúp mọi người có trách nhiệm giải thích.

>> Cùng chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non với 5 bài học từ gia đình

4. Kết luận

Tóm lại, mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ chắc chắn là gia đình nào cũng có. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ đôi khi chỉ là tiền đề, là cơ hội để cha mẹ và con cái hiểu nhau. Hãy trân trọng những lúc mâu thuẫn để suy ngẫm lại hành vi của mỗi bên, thay vì thể hiện quyền lực và phớt lờ lẫn nhau. Bởi vì cha mẹ cũng từng là các con.

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.