Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Khô hạn khi mang thai và những sự thật mẹ cần biết

Nếu bị “khô hạn” (khô âm đạo) khi có thai, chuyện ấy cũng sẽ trở nên thưa thớt hơn vì bạn sợ cảm giác đau đớn khi lâm trận. Làm sao để bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khô hạn này đây?

Giai đoạn thai kỳ sẽ khiến cơ thể bạn thay đổi. Trong đó có sự thay đổi nội tiết tố gây khô hạn khi mang thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận tình trạng này bởi có thể khiến cho âm đạo bị đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục.

Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu đáng quan tâm, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng khô hạn khi mang thai nhé!

Vì sao bạn bị khô hạn khi mang thai?

Âm đạo có một lớp chất nhầy mỏng do màng âm đạo tiết ra. Lớp chất nhầy này được duy trì bởi hormone estrogen, chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo. Khi bạn mang thai, tình trạng mất cân bằng nồng độ estrogen gây ra giảm chất lỏng, dẫn đến khô âm đạo.

Tình trạng âm đạo khô trong thời kỳ đầu mang thai là khá phổ biến vì nồng độ estrogen giảm mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sự rối loạn nội tiết này làm giảm sản xuất chất nhầy trong âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến âm đạo khô ngứa.

khô hạn khi mang thai
Khô hạn khi mang thai là tình trạng bạn phải đối mặt khi bước vào thai kỳ khô hạn khi mang thai

Bạn có nên lo lắng nếu bị khô âm đạo?

Âm đạo thông thường vẫn ẩm và co giãn nhờ các màng nhầy có trong ống âm đạo. Những màng này bao phủ âm đạo với một lớp chất lỏng trong suốt.

Khi mang thai, hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy, gây khô âm đạo và có thể dẫn đến ngứa vùng kín khi mang thai. Tình trạng khô âm đạo có thể khiến bạn cảm thấy muốn né tránh chuyện ấy vì “cô bé” bị khô khi quan hệ.

Mặc dù tình trạng khô hạn khi mang thai có vẻ không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng vẫn gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Bạn có thể bị khô âm đạo do dị ứng, thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thuốc chống estrogen. Do đó, bạn nên quan tâm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô âm đạo.

Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ các dấu hiệu nếu cảm thấy khó chịu, nóng rát và khô ngứa âm đạo. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây khô âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Làm sao để bạn giảm tình trạng khô hạn khi mang thai?

Nếu bạn bị khô ngứa âm đạo khi mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân khác gây khô âm đạo và chỉ định một phương pháp điều trị thích hợp.

khô hạn khi mang thai
Bạn có thể liên hệ bác sĩ để giải quyết tình trạng khô hạn khi mang thai

Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để giảm khô hạn khi mang thai:

  • Làm sạch âm đạo đúng cách: Bạn nên giữ sạch vùng âm đạo bằng cách rửa dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó dùng khăn lau khô hoàn toàn.
  • Mặc đồ lót rộng rãi và mềm mại: Bạn nên mặc đồ lót bằng vải cotton rộng rãi, mềm mại và thấm nước. Hãy tránh mặc vải tổng hợp và đồ lót bó sát.
  • Tránh dùng hóa mỹ phẩm có mùi: Bạn cần tránh sử dụng xà phòng và sữa tắm có mùi hương để làm sạch vùng kín. Bạn cũng không nên tắm bồn với xà phòng, thụt rửa vùng kín và dùng kem dưỡng có mùi cho khu vực nhạy cảm này.
  • Dùng kem estrogen: Bác sĩ có thể kê toa kem estrogen để chống khô da.
  • Dùng chất bôi trơn gốc nước: Bạn có thể dử dụng chất bôi trơn gốc nước trước khi quan hệ tình dục.
  • Dưỡng ẩm cho vùng: Bạn có thể thoa dầu vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm được chuyên gia khuyên dùng ở vùng âm đạo.
  • Uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Chất nhầy âm đạo có đến 90% là nước nên sẽ giúp âm đạo được bôi trơn.

Những thay đổi khác ở cổ tử cung khi mang thai

Khô hạn khi mang thai chỉ là một trong nhiều thay đổi ở cổ tử cung mà bạn có thể nhận thấy trong thai kỳ. Dưới đây là một số thay đổi khác ở cổ tử cung cần chú ý như.

1. Ngứa âm đạo

Nồng độ Ph mất cân bằng khi mang thai và thay đổi nội tiết tố có thể gây ngứa và mẩn đỏ ở âm đạo. Nếu bạn cũng cảm thấy đau rát ở âm đạo, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

2. Suy tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận thấy chúng ở cả vùng âm đạo khi mang thai. Điều này thường là do trọng lượng tăng lên và áp lực lên cổ tử cung. Giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo thường biến mất sau khi sinh.

3. Tiết dịch âm đạo

Trong nhiều trường hợp, chị em có thể thấy dịch âm đạo có màu trắng đục và dính. Tình trạng khô rát thường chỉ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm xuống, nhưng trong những thời gian khác, bạn có thể bị tiết dịch âm đạo, vì vậy hãy dự trữ quần lót.

Khô âm đạo khi mang thai rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone dao động mạnh. Điều quan trọng là phải điều trị khô và giữ cho âm đạo sạch sẽ và khỏe mạnh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để khắc phục tình trạng khô âm đạo.

khô hạn khi mang thai
Khô hạn khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Một trong những vấn đề lớn nhất của tình trạng khô hạn khi mang thai chính là bạn sẽ mất cảm hứng với chuyện chăn gối. Khi tìm cách giảm khô âm đạo, bạn cũng nên trao đổi với chồng để anh có thể thông cảm cho bạn.

Đặc biệt, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì tốt nhất nên kiêng cả chuyện ấy. Hãy đón nhận thời kỳ khô hạn của “cô bé” như các dấu hiệu thai kỳ khác, cơ thể bạn sẽ dần trở lại bình thường sau khi thiên thần của bạn chào đời.

Xem thêm:

By Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo

Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo đã có 3 năm kinh nghiệm trong việc biên tập nội dung các bài viết liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm: Giải trí, Sức khỏe, Làm đẹp,... 

Với vị trí tác giả phụ trách nội dung cho các chủ đề về mẹ và bé cho website MarryBaby, Nguyệt Thảo mong muốn có thể góp phần cung cấp nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn đọc.