Quả vú sữa có vỏ dày, bề mặt mịn, hơi bóng, màu xanh lục chuyển sang màu vàng lục hoặc xanh tía hoặc tím khi chín. Thịt vú sữa màu trắng, mềm, bao quanh bởi lớp nước sền sệt, vị ngọt dịu. Vú sữa là trái cây mê mẩn của nhiều trẻ em và cả người lớn. Nhiều mẹ sau sinh nghiện loại quả này nhưng băn khoăn sau sinh ăn vú sữa có tốt không. MarryBaby sẽ cùng mẹ đi tìm câu trả lời.
Sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Những lợi ích không ngờ
Mẹ sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Câu trả lời là có. Quả vú sữa không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
1. Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào
Trong 100g quả vú sữa chín có đến 8g carbohydrate, 1g protein, 3.1g chất béo lành mạnh, 45mg photpho, 18mg canxi, 0.8mg sắt, rất nhiều vitamin cùng nhiều khoáng chất khác.
Một quả vú sữa sẽ cung cấp khoảng 5% lượng vitamin C và vitamin A cần thiết trong ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi trong vú sữa cũng đạt đến 10% lượng canxi được khuyến nghị hàng ngày.
Lượng canxi và phốt pho có trong vú sữa có thể giúp xương và răng chắc khỏe, đồng thời giảm triệu chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
2. Sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Rất tốt cho hệ tiêu hoá
Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp, gây ám ảnh cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Quả vú sữa chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ sẽ giúp phân mềm hơn, dễ dàng đào thải qua đường ruột.
3. Ngăn ngừa thiếu máu
Phụ nữ sau sinh rất cần bổ sung sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt hỗ trợ cơ thể sản xuất hemoglobin, một phân tử protein trong các tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Khi thiếu máu, mẹ sau sinh thường gặp các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Mẹ có thể bổ sung sắt bằng các viên uống hoặc ăn những thực phẩm có hàm lượng sắt cao như thịt đỏ, các loại rau lá xanh và cả vú sữa.
4. Cung cấp chất chống oxy hóa
Theo một nghiên cứu, vú sữa có chứa hợp chất alkaloid được gọi là elearning, có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Hợp chất này cũng được phát hiện có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm.
5. Sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Mẹ có thể ăn mà không lo béo
Vú sữa là trái cây ít chất béo và calo. Lượng chất xơ dồi dào trong vú sữa còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường. Chất xơ cũng khiến mẹ có cảm giác no lâu, từ đó hạn chế cơn thèm ăn.
Ăn vú sữa như thế nào cho ngon
Quả vú sữa có thể ăn được ngay mà không cần phải chế biến cầu kỳ. Tuy nhiên, để biến tấu cho thêm phần lạ miệng, mẹ có thể tham khảo một số cách ăn vú sữa dưới đây.
- Ăn trực tiếp: Đây là cách ăn vú sữa phổ biến và đơn giản, nhanh gọn nhất. Khi ăn, bạn chỉ cần nhẹ nhàng bóp đều cho quả mềm, sau đó cắt đôi quả vú sữa rồi dùng thìa múc lấy phần thịt quả. Hạt vú sữa hơi sắc nên bạn chú ý tránh ăn phải hạt nhé.
- Vú sữa dầm sữa: Cách ăn này dành cho những người hảo ngọt. Bạn nạo thịt vú sữa cho ra chén, sau đó thêm sữa đặc vào và trộn đều. Cho thêm một ít đá bào vào sẽ giúp món ăn hoàn hảo hơn. Nếu mẹ đang có nhu cầu giảm cân thì nên hạn chế ăn theo cách này nhé.
- Sinh tố vú sữa: Thay vì dầm, mẹ cũng có thể cho thịt vú sữa vào máy xay sinh tố, thêm ít đường hoặc sữa đặc và đá vào xay cùng. Chỉ vài thao tác đơn giản, mẹ đã có ngay ly sinh tố vú sữa ngọt ngào và mát lạnh.
Tác hại khi ăn quá nhiều vú sữa
Sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Câu trả lời là tốt nếu mẹ ăn với liều lượng thích hợp. Bất cứ thực phẩm nào khi tiêu thụ quá nhiều cũng có thể đem lại tác dụng phụ.
Vú sữa có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều, mẹ sau sinh dễ nổi mụn, nóng trong người, khó chịu.
Phần thịt vú sữa có nhiều chất xơ, nhưng phần sát vỏ quả lại có nhiều nhựa, dễ gây táo bón. Nếu vô tình ăn phải quá nhiều phần này, mẹ sẽ bị khó tiêu, thậm chí táo bón.
Ăn quá nhiều vú sữa khiến mẹ có cảm giác no, không muốn ăn thêm món khác. Điều này gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho mẹ sau sinh.
Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn vú sữa
Vú sữa là loại quả ngon ngọt, vừa kích thích vị giác, vừa bổ dưỡng cho mẹ sau sinh. Để yên tâm thưởng thức trái cây ngọt lành này, mẹ cần lưu ý một số điều sau.
1. Ăn vú sữa đúng mùa
Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất khi được tiêu thụ đúng mùa. Mùa vú sữa chín rộ rơi vào tầm tháng 2, tháng 3 dương lịch hàng năm. Khi ăn vú sữa đúng mùa, mẹ có thể mua với giá mềm nhất, đồng thời giá trị dinh dưỡng trong quả cũng được đảm bảo cao nhất. Các loại trái cây khi ăn trái mùa thường có nhiều chất bảo quản nên không tươi ngon bằng lúc đúng vụ.
2. Chỉ ăn vú sữa đã chín
Cách nhận biết vú sữa đã chín: Quả có màu sáng, bề mặt bóng nhẵn, vỏ chuyển từ xanh nhạt sang màu kem đến hơi nâu ở phần đáy. Khi dùng tay bóp nhẹ, quả sẽ mềm đều.
Vú sữa chín khi ăn sẽ có độ ngọt thơm, phần nước nhiều và sóng sánh. Vú sữa chưa chín hoặc chín ép sẽ bị chát, còn nhiều mủ, ăn không ngon và không tốt cho sức khỏe.
3. Không ăn phần vỏ và phần gần cuống
Phần thịt sát vỏ và phần cuống chứa nhiều nhựa mủ. Mẹ ăn phải phần này sẽ thấy rất chát và dễ bị táo bón. Ngoài ra, cuống quả vú sữa hay có sâu, mẹ lưu ý không dùng miệng ăn để tránh ăn phải sâu nhé.
4. Ăn với lượng vừa đủ
Mẹ sau sinh chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả vú sữa và ăn cách ngày là tốt nhất.
Sau sinh ăn vú sữa có tốt không? Phụ nữ sau khi sinh ăn quả vú sữa rất tốt. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách cân bằng giữa các món ăn để đảm bảo dinh dưỡng, tránh gây tác dụng ngược. Vì vậy, dù vú sữa rất tốt nhưng mẹ cũng không nên ăn hàng ngày đâu nhé.
Xem thêm:
- Sau sinh ăn rau dền được không và những điều cần lưu ý
- Sau sinh có được ăn vải không? Những tác hại có thể bạn chưa biết?
- Sau sinh ăn dưa hấu được không? Những lưu ý sức khỏe mẹ cần biết!
- Mẹ sau sinh ăn đậu bắp được không? Ăn đậu bắp nhiều có gây mất sữa?