Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sinh mổ khác với trẻ sinh thường như thế nào? Làm sao tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mổ?

Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt? Sự khác biệt giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường không chỉ ở cách thức bé được đưa ra khỏi bụng mẹ. Nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh mổ còn bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật của mẹ [1].

Hãy cùng Marry Baby xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có gì khác biệt cũng như biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ tốt nhất nhằm giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!

Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt?

trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt

Trẻ sinh mổ có thể bị thiếu hụt lợi khuẩn

Nếu nhìn từ bên ngoài, trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường dường như không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều vi sinh vật có lợi hơn trẻ sinh mổ [2].

Âm đạo của mẹ là nơi “cư ngụ” của hàng trăm tỷ vi sinh vật, trong quá trình sinh thường, bé sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên có có cơ hội “tiếp xúc” với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ [3], [4]. Và chính sự tiếp xúc này là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé sau sinh.

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và của hệ miễn dịch nói riêng [5]. Bởi đối với trẻ nhỏ, ruột chính là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể và sức khỏe đường ruột lại được quyết định bởi hệ vi sinh đường ruột. Trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé có cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng của mẹ nên sẽ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hơn. Và đây chính là nền tảng để hệ miễn dịch phát triển tốt, giúp bảo vệ cơ thể bé trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời [3].

Ngược lại, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến vi khuẩn gây hại gia tăng trong khi vi khuẩn có lợi giảm đi. Một số nghiên cứu cho thấy, các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở đường ruột khỏe mạnh bị giảm đi rất nhiều ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường [3].

Trẻ sinh mổ có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe

Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và nhận thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường [6]. Do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ và một số yếu tố khác nên trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các vi sinh vật quan trọng khiến trẻ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột lại được mệnh danh là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể [7]. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì chức năng và sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng gặp một số vấn đề như: [8].

  • Rối loạn miễn dịch: Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện với 2 triệu trẻ em tại Đan Mạch từ năm 1973 đến năm 2016, trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường. [3]
  • Hen suyễn: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn do thiếu vi sinh vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bé sinh mổ sinh ra với nhiều dịch ối trong phổi chưa được đẩy ra hết dẫn đến tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè. [3]
  • Béo phì và tiểu đường: Các nhà nghiên cứu cho rằng em bé sinh ra qua đường mổ có ít vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và Bacteroides giúp hạn chế nguy cơ béo phì. [3]
  • Bệnh nhiễm trùng: Trong một nghiên cứu năm 2020, thu thập dữ liệu trên hơn 7 triệu ca sinh tại Đan Mạch, Scotland, Anh và Úc từ năm 1996 đến 2015, kết quả chứng minh rằng trẻ sinh mổ có nhiều khả năng phát triển các loại bệnh nhiễm trùng liên quan đến tiêu hóa (dạ dày và ruột), hô hấp và nhiễm virus, từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 5 tuổi. [3]
  • Các vấn đề tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa như đau bụng ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón và tiêu chảy cũng có nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh mổ do hại khuẩn chiếm ưu thế, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột [9], [10]. Hơn nữa, với trường hợp trẻ dùng sữa ngoài do mẹ sinh mổ khiến sữa về chậm, ít sữa… sẽ dễ tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa hơn do đa phần công thức sữa hiện nay có chứa đạm biến tính. Vì đạm biến tính sau gia nhiệt nhiều lần khi đi vào đường ruột sẽ trở nên đông vón, khiến con khó tiêu, dễ ọc trớ, tiêu chảy, táo bón… và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Làm thế nào để trẻ sinh mổ có được hệ vi sinh khỏe mạnh, hoàn thiện hệ miễn dịch?

1000 ngày đầu đời là thời gian “đặt nền móng” quan trọng đối với sức khỏe của một đứa trẻ trong tương lai [11]. Trong giai đoạn này, sức khỏe đường ruột của bé phát triển nhanh chóng, bao gồm việc thành lập hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh vật này cũng thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường và dinh dưỡng bên ngoài [12].

Dù vậy, nếu trẻ sinh mổ bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật từ đường sinh của mẹ thì vẫn có cách để giúp bé có được một hệ vi sinh khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch sớm hoàn thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ vào sữa mẹ [13].

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ‘vàng’ với trẻ sơ sinh vì các thành phần chứa đạm (protein) và chất béo tự nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đặc biệt, đạm sữa mẹ mềm, nhỏ,con dễ tiêu hóa và ít gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón [18]. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium… cùng hàm lượng cao chất xơ prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đường ruột. Qua đó, giúp trẻ được tăng cường đề kháng tự nhiên từ bên trong [19], [20].

Chính vì điều này, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, nhất là bé sinh mổ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không thể cho bé bú hoặc bị ít sữa, hoặc sữa chậm về do cơ thể trải qua nhiều áp lực sau ca sinh, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mở, mẹ có thể cân nhắc các công thức có hệ dưỡng chất nâng cao miễn dịch, điển hình là hệ dưỡng chất BIOPRO+ gồm:

  • HMO: Hỗ trợ điều hòa miễn dịch, chống lại mầm bệnh, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nên cần bổ sung cho bé sinh mổ, đối tượng trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa. [21
  • Chất xơ GOS cùng Probiotics: Tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn, giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh cho bé sinh mổ, từ đó ổn định hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh và nâng cao miễn dịch từ bên trong. [22], [23]

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm sữa phù hợp với trẻ sơ sinh như:

  • Chứa đạm mềm, nhỏ, tự nhiên: Ưu tiên công thức có quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa tự nhiên giúp con tiêu hóa tốt và hấp thu hiệu quả. Đạm mềm cũng sẽ giúp hạn chế các nguy cơ về tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ sinh mổ.
  • Nguồn sữa chất lượng: Mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm với nguồn sữa chuẩn NOVAS của châu u vì mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao. Vị sữa thanh nhạt tự nhiên cho con dễ chịu sữa và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về những khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch nhưng nếu biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sinh mổ vẫn có thể lớn nhanh và khỏe mạnh!