Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hướng dẫn vệ sinh để tránh thâm vùng kín ở tuổi dậy thì

Những sự thay đổi đột ngột của tuổi dậy thì khiến không ít bé gái lo lắng vì sự lạ lẫm của cơ thể. Trong các sự thay đổi của cơ thể, vùng kín thâm là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất.

Nhiều trẻ tuổi dậy thì hoang mang với sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này. Đặc biệt, vấn đề thâm vùng kín ở tuổi dậy thì đang ảnh hưởng đến sự tự tin của các em.

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu bộ phận sinh dục của bé gái thay đổi như thế nào khi con đến tuổi dậy thì; đồng thời, hiểu vì sao vùng kín trẻ dậy thì bị thâm và cách để vệ sinh, chăm sóc vùng kín cho trẻ dậy thì.

1. Bộ phận sinh dục của bé gái sẽ thay đổi ra sao khi bắt đầu dậy thì?

Khi bước vào tuổi dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý và vẻ bề ngoài. Theo góc độ sinh học, dậy thì là giai đoạn thay đổi từ một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành; và có khả năng sinh sản.

Cơ thể có nhiều thay đổi, đặc biệt là đặc điểm, hình dạng “vùng kín” khiến rất nhiều bé gái không khỏi bối rối. Chẳng hạn như:

  • Trẻ dậy thì bắt đầu có kinh nguyệt.
  • Lông mu bắt đầu phát triển trên vùng “tam giác mật” (vùng mu).
  • Tuyến mồ hôi, bã nhờn phát triển mạnh mẽ có thể khiến “cô bé” có mùi khó chịu.
  • Mụn nhọt xuất hiện trên vùng kín do vệ sinh kém hoặc do bệnh lý.
  • Âm hộ trở nên to hơn và bị sẫm màu hay có thể được xem là thâm vùng kín ở tuổi dậy thì.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao vùng kín lại bị thâm khi trẻ ở tuổi dậy thì. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Con gái tuổi dậy thì thích gì, bạn biết ngay để giúp con tránh cú sốc đầu đời!

2. Vì sao vùng kín bị thâm ở tuổi dậy thì?

vì sao thâm vùng kín tuổi dậy thì

Sự thật là vùng kín, vùng da xung quanh hậu môn hoặc bên trong đùi (bẹn) vốn dĩ thường sẫm màu hơn những khu vực còn lại của cơ thể. Vì vậy, vùng kín bị thâm rất hiếm khi là sự đổi màu bất thường nên bạn đừng quá lo lắng.

Sau đây là một vài nguyên nhân lý giải cho tình trạng này mà bạn có thể cần biết:

2.1 Thâm vùng kín do thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì

Nhiều trẻ dậy thì thường thắc mắc tại sao cô bé bị thâm hay vùng kín bị thâm đen là vì sao? Da của trẻ có một số tế bào nhất định; được gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố (melanocytes), có vai trò sản xuất sắc tố melanin.

Đối với vùng da xung quanh “cô bé”; những tế bào tạo hắc tố này sẽ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của hormone hơn các khu vực khác. Vì vậy, trong giai đoạn dậy thì và mang thai; phụ nữ thường bị thâm vùng kín do nồng độ estrogen tăng cao dẫn đến tăng sắc tố ở vùng da xung quanh âm đạo.

Tương tự như khi tăng estrogen, việc suy giảm hormone này trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể gây thâm vùng kín cho phụ nữ trên 40 tuổi. Có thể nói, tình trạng vùng kín bị thâm là một phần của tự nhiên để đáp ứng sự thay đổi của nội tiết tố theo thời gian.

2.2 Ma sát hoặc tổn thương vùng kín

Tại sao vùng kín bị thâm ở tuổi dậy thì? Các chuyên gia đã chỉ ra rằng sự ma sát thường xuyên đối với “cô bé” có thể gia tăng hoạt động của tế bào hắc tố. Điều này làm cho các tế bào sản xuất nhiều melanin hơn; và khiến vùng kín bị thâm không chỉ ở tuổi dậy thì mà còn ở các độ tuổi khác.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ma sát cho vùng kín, bao gồm:

  • Hoạt động tình dục, quan hệ đường âm đạo hoặc hậu môn đều có thể gây ma sát.
  • Mặc đồ lót quá chật khiến vùng kín không được thông thoáng.
  • Cạo lông vùng kín cũng có thể gây sạm da.
  • Tổn thương khi sinh nở.
  • Môi âm hộ, vùng đùi trên và các nếp gấp da ở vùng bẹn thường sẫm màu do sự cọ xát hàng ngày khi đi bộ, đạp xe, tập thể dục… và điều này rất bình thường.

2.3 Viêm nhiễm âm đạo cũng gây ra thâm vùng kín ở tuổi dậy thì

Vùng kín là bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ nên rất dễ bị viêm nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn; hoặc chăm sóc sai cách.

Bên cạnh đó, vùng kín của các bé cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men; kích ứng từ xà phòng giặt quần áo hoặc các sản phẩm chăm sóc vùng kín không phù hợp. Điều này thường góp phần làm tăng nguy cơ cô bé bị thâm ở tuổi dậy thì theo thời gian.

2.4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng này gây ra sự dư thừa hormone androgen trong cơ thể nên có thể là yếu tố góp phần gây ra tình trạng thâm vùng kín ở tuổi dậy thì.

Trên thực tế, mặc dù vùng kín bị thâm không phải lúc nào cũng do PCOS gây ra nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân gây thâm vùng kín ở tuổi dậy thì cần lưu ý.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị ra khí hư khi nào là bất thường?

3. Đặc điểm nhận biết cô bé bị thâm ở tuổi dậy thì

đặc điểm thâm vùng kín tuổi dậy thì
Đặc điểm thâm vùng kín tuổi dậy thì

Khi đến tuổi dậy thì; cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi và xáo trộn cả về thể chất và tâm sinh lý. Đặc điểm thường gặp là cô bé bị thâm ở tuổi dậy thì thường thấy có thể kể đến:

  • Môi lớn có màu nâu sẫm hoặc bị chuyển sang màu đen.
  • Môi nhỏ, cửa mình có màu hơi nhạt hơn một ít hoặc màu hồng đậm thậm chí chuyển sang tím nhạt hoặc tím đen.
  • Xuất nhiên những đốm sẫm màu như tàn nhang ở vùng kín khiến vùng da này chuyển sậm màu.

Việc thâm vùng kín ở tuổi dậy thì là hiên tượng hoàn toàn bình thường nên mẹ; và các bé gái không cần quá lo lắng. Thế nhưng, nếu thấy những dấu hiệu bất thường mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. 

>> Mẹ có thể tham khảo: 8 cách làm mũi cao và nhỏ ở tuổi dậy thì không đụng dao kéo

4. Hướng dẫn vệ sinh tránh tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì

hướng dẫn vệ sinh vùng kín tuổi dậy thì

Những cách vệ sinh tránh tình trạng thâm vùng kín tuổi dậy thì

Sau đây là cách vệ sinh vùng kín để tránh bị thâm cho các bé ở độ tuổi dậy thì:

  • Ưu tiên sản phẩm dành cho vùng kín có thành phần tự nhiên, tránh chọn sản phẩm chứa hóa chất hoặc chất tẩy trắng mạnh.
  • Cho dung dịch vệ sinh lên tay rồi trải đều trên môi âm hộ (phần thịt nhô lên bên ngoài vùng kín); và dùng tay làm sạch các nếp gấp xung quanh âm vật.
  • Nhẹ nhàng làm sạch các nếp gấp từ ngoài vào trong; nhưng không được cho vào bên trong âm đạo vì có thể khiến cô bé khô và nhiễm khuẩn.
  • Sau khi làm sạch âm hộ thì di chuyển đến vùng hậu môn.
  • Xả sạch với nước (lưu ý là xả nước từ phía âm hộ đến hậu môn; không được làm ngược lại vì vi khuẩn có thể từ hậu môn đi vào âm đạo).
  • Lau khô vùng da bằng khăn sạch sau khi rửa sạch.

Một số lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh để tránh thâm ở tuổi dậy thì:

  • Tập thói quen vệ sinh âm “cô bé” bằng dung dịch 1-2 lần/ngày.
  • Chọn sản phẩm có độ pH phù hợp từ 4-6 để tránh kích ứng.
  • Tránh thụt rửa sâu vào trong âm đạo.

Vùng kín bị thâm ở tuổi dậy thì có thể là do cơ địa, thay đổi nội tiết tố, ma sát hoặc cũng có thể do viêm nhiễm, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hãy chăm sóc vùng kín đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ để cô bé thêm hồng hào, khỏe mạnh và căng tràn sức sống. Mẹ cũng có thể nắm bắt tâm lý của con để giúp con vượt qua những thay đổi đột ngột này.

[inline_article id=265161]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.