1. Lợi ích của dạy bé kể chuyện
Dạy bé kể chuyện là một cách giúp con luyện tập giao tiếp bằng mắt và nâng cao khả năng truyền đạt, ngôn ngữ của con trẻ. Nghiên cứu của Tiến sĩ Rebacca Isbell – một chuyên gia về kể chuyện trong giáo dục mầm non; đã cho thấy những đứa trẻ được học kể chuyện có khả năng hiểu câu chuyện nhanh hơn; truyền đạt lại tốt hơn và có mức độ chú ý cao hơn so với những bạn đồng trang lứa.
Đồng thời, dạy bé kể chuyện giúp con nuôi dưỡng trí tưởng tượng và ý tưởng mới. Không dừng lại ở đó, dạy bé kể chuyện khuyến khích khả năng sử dụng ngôn ngữ và hành động thành thạo hơn. Nhìn chung, thông qua kể chuyện; trẻ sẽ nâng cao trí tưởng tượng; tăng vốn từ vựng và cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Ngoài những lợi ích về mặt tinh thần và giáo dục; dạy trẻ kể chuyện có thể kết nối trẻ em với cha mẹ hoặc ông bà; đặc biệt là khi những câu chuyện được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chia sẻ những câu chuyện cá nhân hoặc những câu chuyện về di sản của gia đình có thể gắn kết trẻ và mọi người với nhau.
2. Nên dạy trẻ kể chuyện lúc mấy tuổi?
Khi được 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu có thể kể được những câu chuyện phức tạp.
Bé biết kể chuyện khi ở độ tuổi từ 3-4. Bé bắt đầu biết xâu chuỗi những sự kiện phức tạp của một vấn đề thành một câu chuyện. Những câu chuyện này có thể có thật, hư cấu hoặc kết hợp cả hai. Nó sẽ giúp bé cảm thấy có hứng thú với những sự kiện và những người bé gặp hàng ngày.
Cha mẹ đã biết phương pháp dạy bé kể chuyện để con phát triển ngôn ngữ chưa?
3. Cách dạy bé kể chuyện
3.1 Chọn một câu chuyện hay
Bước đầu để dạy bé kể chuyện đó là trẻ cần một câu chuyện hay. Một câu chuyện có đầy đủ phần mở đầu, phần thân và kết thúc rõ ràng để con có thể học được nội dung và cách tường thuật của một câu chuyện.
Cha mẹ lưu ý chọn câu chuyện có thể để lại những tác động lâu dài (những tác phẩm kinh điển). Trẻ em cũng thích nghe những câu chuyện cá nhân từ thời thơ ấu của cha mẹ; hoặc thử sáng tạo một câu chuyện cùng nhau.
Để tìm thấy những câu chuyện hay, mẹ có thể xem thêm những truyện cổ tích; và truyện ngắn đọc cho thiếu nhi gợi ý từ MarryBaby.
3.2 Đối thoại, tương tác khi dạy bé kể chuyện
Trong quá trình dạy bé kể chuyện; mẹ nhấn mạnh một vài cụm từ lặp đi lặp lại xuất hiện ở một số điểm chính trong câu chuyện; và sau đó để trẻ thử sức với khả năng nhấn nhá.
Mẹ cần duy trì giao tiếp bằng mắt với con. Đồng thời, tạo ra khuôn mặt hoặc cử chỉ vui nhộn trong khi dạy bé kể chuyện. Chưa hết, mẹ có thể thay đổi nhịp độ của câu chuyện để tạo cảm xúc hồi hộp. Tất cả những điều này giúp trẻ hiểu câu chuyện tốt hơn và giữ sự chú ý của chúng.
>> Mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ
3.3 Đặt câu hỏi
Hãy cho trẻ biết mục đích của việc lắng nghe mẹ kể chuyện. Đây là cách dạy bé kể chuyện giúp con tập trung dành thời gian và năng lượng để lắng nghe các chi tiết của câu chuyện.
Sau khi kể chuyện, mẹ và bé sẽ cùng thảo luận một số câu hỏi như: “Con thấy nhân vật trong chuyện đã có những hành động dũng cảm nào?”; “Bài học con rút ra từ câu chuyện là gì?”; “Hiện tại con cảm thấy thế nào sau khi nghe câu chuyện?”
Điều này thúc đẩy tư duy phản biện khi trẻ xử lý những gì họ đã nghe. Các câu hỏi cũng có thể cho biết những gì trẻ không hiểu. Do đó, mẹ lưu ý về điều này khi dạy trẻ kể chuyện nhé.
3.4 Dạy trẻ kể lại câu chuyện
Dạy trẻ kể lại câu chuyện sẽ cho thấy những gì con hiểu được; và cho trẻ cơ hội để chia sẻ quan điểm riêng của con. Mẹ hãy khuyến khích trẻ kể câu chuyện tương tự với một thành viên gia đình khác (như cha hoặc ông bà hoặc bạn bè).
Mẹ cũng có thể kể lại cùng một câu chuyện với trẻ rồi sau đó, thêm vào những chi tiết mới hoặc những điều bất ngờ.
3.5 Cùng nhau sáng tạo câu chuyện riêng
Một cách khác để kể lại câu chuyện là vẽ hoặc tạo ra một cái gì đó liên quan đến câu chuyện. Mẹ và bé hoàn toàn có thể thêm “những chương sách” tiếp theo cho câu chuyện. Hoặc sáng tạo câu chuyện của riêng hai mẹ con.
3.6 Cách dạy trẻ kể chuyện khác
Những câu chuyện này có thể xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú của bé hoặc do sự kết hợp các câu chuyện trong thực tế cuộc sống.
Nếu đóng vai khán giả; cha mẹ hãy lắng nghe, tán thưởng và khuyến khích bé bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bức tranh bé vẽ hoặc quyển sách bé đang kể; đề nghị bé bổ sung thêm những chi tiết vào câu chuyện đó. Đây là cách dạy bé kể chuyện mà nhiều mẹ đã áp dụng rất thành công.
Để giúp bé có tư duy sáng tạo và nhiều màu sắc hơn, mẹ nên cho bé nghe tất cả các thể loại truyện từ cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh đến những mẩu chuyện trong cuộc sống thường ngày. Thêm vào đó, bạn hãy dạy bé kể chuyện kết hợp diễn xuất sẽ giúp bé tăng cường thêm trí tưởng tượng và kỹ năng kể chuyện.
>> Mẹ có thể xem thêm: Đồ chơi trẻ em nào an toàn, tốt cho sự phát triển của bé?
[inline_article id=226937]
Dạy bé kể chuyện; cùng nhau đọc sách và sáng tạo câu chuyện riêng là những cách thú vị để giúp phát triển nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Chúc mẹ và bé có thời gian ý nghĩa để cùng nhau học và phát triển.