Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Vô sinh có di truyền không? Vợ chồng nào mong con vào xem ngay nhé!

Vô sinh có di truyền không là thắc mắc của không ít cặp vợ chồng đang mong con. Thực hư chuyện này thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh ảnh hưởng đến 15% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến vô sinh, trong đó, nguyên nhân gây tranh cãi nhất là: yếu tố di truyền. Vậy vô sinh có di truyền không? Cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vô sinh là gì?

Vô sinh được WHO định nghĩa là khi một cặp vợ chồng có quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ với tần suất đều đặn, nhưng không có khả năng thụ thai sau 1 năm. Hiện tượng này dấy lên không ít thắc mắc về việc vô sinh có di truyền không.

Phân loại vô sinh

Có hai dạng vô sinh là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. 

  • Vô sinh nguyên phát: Hai người quan hệ tình dục quá một năm mà không có thai lần nào 
  • Vô sinh thứ phát: Trường hợp hai người đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy hoặc đã đẻ con) mà nay muốn tiếp tục sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai được. 

Vô sinh thường sẽ khiến các cặp vợ chồng rơi vào trạng thái thất vọng, tội lỗi, tức giận, thậm chí oán hận. Vậy thực sự nguyên nhân của nỗi đau này là gì? Vô sinh có di truyền không?

>>Bạn có thể quan tâm: Cách kiểm tra xem mình có bị vô sinh không đúng chuẩn xác

Vô sinh có di truyền không? Trước hết, bạn tìm hiểu định nghĩa vô sinh là gì nhé.

Nguyên nhân gây vô sinh là gì? Liệu vô sinh có di truyền không?

Trước khi tìm hiểu vô sinh có di truyền không, bạn cần phân biệt hai khái niệm: vô sinh do bất thường yếu tố vật chất di truyền (nhiễm sắc thể, gen…) và khái niệm “di truyền” (theo ngôn ngữ Việt Nam được hiểu là truyền lại qua các thế hệ). Đa số nguyên nhân vô sinh do bất thường vật chất di truyền nhưng thực tế không di truyền vì những người này không thể có được một đứa con sinh học đúng nghĩa của họ.

Các nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể là:

  • Rối loạn tinh trùng 
  • Rối loạn chức năng rụng trứng hoặc giảm dự trữ buồng trứng 
  • Rối loạn chức năng vòi và tổn thương khung chậu 
  • Chất nhầy cổ tử cung bất thường 
  • Các yếu tố không xác định 

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp 7 bệnh lây qua đường tình dục thường gặp

Vô sinh có di truyền không?

Trước khi tìm hiểm vô sinh có di truyền không, bạn cần biết các yếu tố di truyền gây vô sinh ở nam và nữ như thế nào.

1. Vô sinh có di truyền không? Trường hợp vô sinh nguyên phát

1.1 Các yếu tố di truyền gây vô sinh ở nữ giới

  •  Tình trạng sức khỏe

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và lạc nội mạc tử cung có thể có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy nếu có nguời thân “máu mủ” trong gia đình (như mẹ ruột, chị gái, dì ruột…) mắc các rối loạn này thì đôi khi bạn có thể có tình trạng tương tự và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Về hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thì sự ảnh hưởng đến sự phóng noãn còn có vai trò của yếu tố môi trường (chế độ ăn uống, lối sống…)

  • Rối loạn vật chất di truyền

Một số rối loạn vật chất di truyền (nhiễm sắc thể, gen…) ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. 

Vô sinh có di truyền không? Câu trả lời là có
Vô sinh có di truyền không? Câu trả lời là có

Các rối loạn di truyền có thể gây vô sinh ở nữ giới bao gồm:

Hội chứng Turner: Một phụ nữ được sinh ra với một nhiễm sắc thể X bị thay đổi hoặc chỉ có một nhiễm sắc thể X (thay vì hai) dễ khiến cho buồng trứng không phát triển đúng cách.

Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy: Sự thay đổi gen này khiến cho buồng trứng hoạt động kém hơn, hạn chế khả năng sinh sản.

Hội chứng Kallmann: Hội chứng này có thể gây ra bởi những thay đổi trong một số gen khác nhau. Dẫn đến sự thiếu hụt tiết GnRH (hormone kích thích tiết FSH và LH của tuyến yên), gây ra dậy thì muộn hoặc không có dấu hiệu dậy thì.

Cả hội chứng Turner và hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy đều có thể dẫn đến suy buồng trứng nguyên phát (POI). Trong POI, buồng trứng sẽ ngừng hoạt động trước khi bạn 40 tuổi. Trứng không rụng dẫn đến không có trứng để thụ tinh với tinh trùng và gây vô sinh.

Tác động của hội chứng Kallmann thì khác, GnRH tạo tín hiệu để buồng trứng tạo ra estrogen và progesterone – những chất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như biểu hiện kiểu hình giới tính của phụ nữ. Do đó, nếu GnRH đang ở mức thấp nghĩa là khả năng sinh sản của bạn cũng giảm.

  • Thay đổi cấu trúc gen

Những thay đổi về gen có thể dẫn đến những thay đổi về cấu trúc trong hệ thống sinh sản nữ. Điều này sẽ khiến cho việc thụ thai hoặc duy trì thai khó khăn hơn.

>>Bạn có thể quan tâm: Hút thai 1 lần có bị vô sinh không? Kiến thức sản khoa bạn cần biết

1.2 Các yếu tố bất thường vật chất di truyền gây vô sinh ở nam giới

  •  Rối loạn di truyền

Những rối loạn di truyền làm giảm khả năng sinh sản của nam giới có thể kể đến như:

Hội chứng Klinefelter: Nếu bị hội chứng này, nam giới sẽ có thêm một nhiễm sắc thể X, nghĩa là có thêm hai nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Hội chứng Klinefelter là nguyên nhân nhiễm sắc thể phổ biến nhất gây vô sinh nam vì nó cản trở quá trình sản xuất tinh trùng. Trên thực tế, nam giới mắc hội chứng Klinefelter thường không tạo ra bất kỳ tinh trùng nào.

Vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể Y: Nhiễm sắc thể Y thường chỉ xuất hiện ở những người có giới tính nam khi sinh ra. Sự mất đoạn nhiễm sắc thể này là một nguyên nhân di truyền khác của vô sinh nam vì ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng. Chẳng hạn như nam giới bị mất đoạn nhiễm sắc thể này có thể có: tinh trùng không đúng hình dạng, tinh trùng không di động kém, số lượng tinh trùng ít hoặc không có tinh trùng nào cả.

  • Những thay đổi trong gen CFTR

Vô sinh có di truyền không? Các yếu tố gây ra vô sinh

Những thay đổi trong gen CFTR có thể thách thức khả năng sinh sản ở nam giới, theo các cách: giảm số lượng tinh trùng, ngăn chặn sự vận chuyển của tinh trùng qua hệ thống sinh sản nam giới, dẫn đến sự phát triển lệch lạc của hệ thống sinh sản nam giới.

  • Hội chứng Kallmann

Nếu bị mắc hội chứng này, việc sản xuất GnRH thấp dẫn đến giảm sản xuất testosterone – chất quan trọng đối với sự phát triển của tinh trùng.

  • Thay đổi cấu trúc

Những thay đổi về di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến thay đổi cấu trúc của hệ thống sinh sản nam giới. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và vận chuyển tinh trùng.

2. Trong trường hợp vô sinh thứ phát 

  • Trường hợp vô sinh thứ phát do vợ chồng bị mất thai nhi, có thể là do bất thường cấu trúc di truyền ở thai nhi, cụ thể là những thay đổi về nhiễm sắc thể ở thai nhi. 
  • Một nghiên cứu năm 2020 đã kiểm tra 406 mẫu mô của thai nhi sau khi sảy thai ở giai đoạn đầu thai kỳ và phát hiện ra 64,8% mẫu có những thay đổi nhiễm sắc thể rõ ràng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi tác ngày càng cao của vợ sẽ tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc những thay đổi này.

[key-takeaways title=””]

Vậy vô sinh có di truyền không? Vậy vô sinh có di truyền không? Câu trả lời là “có thể có”, số ít có liên quan đến một số tình trạng có thể di truyền, số khác là do bất thường yếu tố vật chất di truyền nhưng không thể truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, điều đáng mừng là không phải ai cũng gặp các tình trạng rối loạn di truyền, các vấn đề về gen hay một số hội chứng… 

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Bệnh bướu cổ có gây vô sinh không? Câu trả lời nằm ở đây!

Các giải pháp cho vợ chồng bị vô sinh

Sau khi biết vô sinh có di truyền không, bạn có thể sẽ tự hỏi “vậy có giải pháp nào cho vợ chồng bị vô sinh không?”

Nếu khả năng “có” của vợ chồng bạn với câu hỏi “vô sinh có di truyền không” thì bạn có thể thăm khám bác sĩ để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân gây vô sinh di truyền ở bạn, chẳng hạn như:

1. Phẫu thuật

Cách làm này thường có thể giải quyết những thay đổi cấu trúc trong hệ thống sinh sản ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như phẫu thuật để tinh trùng đi qua hệ thống sinh sản nam hiệu quả hơn hoặc loại bỏ vách ngăn từ tử cung.

Vô sinh có di truyền không? Cách điều trị vô sinh thế nào?

2. Cung cấp hormone bị thiếu hoặc cân bằng lượng hormone

Lượng hormone thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Do đó, việc cung cấp hormone bị thiếu hoặc cân bằng lượng hormone sẽ hỗ trợ tăng khả năng mang thai.

Cách làm này có thể khả thi với người mắc hội chứng Kallmann.

3. Trường hợp khó có thai tự nhiên, bạn có thể tham khảo cách thụ tinh nhân tạo

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản, bao gồm: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Trong đó, bạn có thể sẽ được xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) để sàng lọc phôi của bạn để biết các bất thường của nhiễm sắc thể trước khi đưa phôi cấy vào buồng tử cung.

>>Bạn có thể quan tâm: Hành trình làm IVF của mẹ: Vì con là món quà tuyệt vời nhất!

4. Nếu đã thử hết các cách nhưng không có tác dụng, vợ chồng bạn có thể cân nhắc:

  • Sử dụng trứng hoặc tinh trùng của người hiến tặng để thực hiện một trong các phương pháp trên.
  • Tìm người mang thai hộ: Pháp luật Việt Nam không có khái niệm “mang thai hộ”, chỉ có khái niệm về “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Theo đó, việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai. Cách thực hiện là lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
  • Nhận con nuôi

[video-embeb title=’Những thói quen hằng ngày dẫn đến vô sinh mà không một ai chú ý’ description=” url=’https://youtube.com/embed/bm4OSKUHAJo”>’ ][/video-embeb]

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về câu hỏi “vô sinh có di truyền không”. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho riêng mình về việc “vô sinh có di truyền không” và các hướng giải quyết phù hợp cho hai vợ chồng.