Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Dấu hiệu thai ngừng phát triển: nguyên nhân từ đâu và xử trí thế nào?

Khi thai ngừng phát triển dẫn đến tình trạng sảy thai. Điều này là một điều không mong muốn nhưng mẹ bầu cũng phải nhận biết tình trạng này để kịp thời đến bệnh viện và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để nhận biết được dấu hiệu thai ngừng phát triển, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao và cách xử lý nếu gặp phải. Bài viết này MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả vấn đề trên. Hy vọng qua bài viết này các mẹ bầu sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe và giữ thai trong 3 tháng đầu được khỏe mạnh.

Thai ngừng phát triển là gì?

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu thai ngừng phát triển, bạn cần hiểu tình trạng thai ngừng phát triển là gì. Theo y khoa, thai ngừng phát triển sớm chỉ sự hiện diện của một túi thai với phôi thai nhìn thấy trên hình ảnh. Nhưng phôi thai lại không có dấu hiệu sinh tồn trứng (vitality), tức không có tim thai hoặc là tình trạng xuất hiện túi thai nhưng một thời gian sau đó đủ lâu không thấy phôi thai xuất hiện.

Thai ngừng phát triển còn diễn tả quá trình mang thai không thành công. Thai ngừng phát triển có thể diễn ra bất cứ khi nào. Đây còn được gọi là trường hợp thai nghén thất bại sớm (Early Pregnancy Failure – EPL) có thể được chia thành:

  • Thai chết lưu (missed miscarriage)
  • Dọa sẩy thai lưu (threatened miscarriage)
  • Sẩy thai khó tránh (inevitable miscarriage)
  • Sẩy thai không trọn (incomplete miscarriage)
  • Sẩy thai trọn (complete miscarriage)

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

[key-takeaways title=”Mẹ bầu nào có nguy cơ gặp phải thai ngừng phát triển?”]

Mẹ bầu nào cũng có thể rơi vào tình trạng xuất hiện dấu hiệu thai ngừng phát triển. Tuy nhiên, các mẹ bầu thuộc nhóm sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn gồm:

  • Mang thai ở tuổi 35 trở lên.
  • Nghiện thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Đã từng bị sảy thai tái diễn.
  • Mắc bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì….
  • Nhiễm trùng hoặc sử dụng một số thuốc kéo dài
  • Đang mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu thai ngừng phát triển

1. Không thấy thai nhi chuyển động

Dấu hiệu thai ngừng phát triển dễ nhận thấy nhất là không thấy thai nhi chuyển động hoặc đạp như thường ngày. Nếu cảm nhận thai nhi không chuyển động hoặc thai nhi đạp ít; bạn có thể cần thêm một vài tư vấn và theo dõi của bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Dấu hiệu này thường sử dụng đối với những thai kỳ cuối tam cá nguyệt thứ 2 hoặc trong tam cá nguyệt thứ 3 vì lúc này bạn mới có thể cảm nhận đc thai máy.

2. Dấu hiệu thai ngừng phát triển: Không nghe được tim thai

dấu hiệu thai ngừng phát triển

Một trong những dấu hiệu thai ngừng phát triển là không tìm thấy tim thai. Trong những lần khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Trong trường hợp không nhận thấy tim thai qua đầu dò hoặc doppler thì có thể phải kiểm tra trên siêu âm. Nếu siêu âm ghi nhận tim thai ngừng đập tức là thai lưu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ đã biết chưa?

4. Tử cung không phát triển

Dấu hiệu thai ngừng phát triển là tử cung sẽ không phát triển do thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ. Khi khám thai, bác sĩ cũng sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung.

Khi bác sĩ nhận thấy tử cung của người mẹ không có dấu hiệu tăng trưởng sẽ tiến hành thăm khám kỹ hơn để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Nếu tửu cung không gia tăng kích thước thì có thể thai kỳ gặp vấn đề.

5. Dấu hiệu thai ngừng phát triển: Mất dấu hiệu thai nghén đột ngột

Nếu một ngày bạn nhận thấy các dấu hiệu mang thai mất đi; bụng không to thêm hoặc bụng ngày càng nhỏ đi;… thì nên đi khám. Vì đó có thể là dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển.

6. Chảy máu âm đạo

Trong quá trình mang thai, nếu bạn nhận thấy âm đạo bị chảy máu bất thường hoặc âm đạo tiết dịch nhầy màu đen. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám. Vì đây có thể là dấu hiệu thai ngừng phát triển và có thể đang sắp sảy thai.

Nguyên nhân thai ngừng phát triển

Sau khi bạn đã biết các dấu hiệu thai ngừng phát triển thì sẽ hiểu hơn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân bạn nên biết:

  • Bong nhau thai ra khỏi thành tử.
  • Biến chứng từ dây rốn gây ảnh hưởng quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng.
  • Thai nhi mang bộ nhiễm sắc thể bất thường.
  • Nhiễm trùng lây từ mẹ sang bào thai.
  • Bệnh lý của mẹ
  • Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng khi mang thai cũng không an toàn cho thai nhi.
  • Các áp lực, stress, việc uống rượu bia, hoặc mẹ bầu mang thai đôi, đa thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm

nguyên nhân thai ngừng phát triển

Cách xử trí khi thai ngừng phát triển

Nếu thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh sẽ được gọi là sẩy thai rất sớm. Lúc này, người mẹ có thể chưa biết mình đã có thai. Trong trường hợp này hầu như mẹ sẽ không thấy có triệu chứng gì.

Trường hợp phôi thai ngừng phát triển trong giai đoạn từ lúc trễ kinh cho đến lúc được 12 tuần, thì người mẹ phải cần đến bệnh viện để được bác sĩ giúp đỡ đưa thai ra ngoài.

Còn khi mẹ bầu đang trong giai đoạn thai kỳ đã lớn thì cũng cần đến bệnh viện để xử lý. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phá thai; hoặc hỗ trợ từ thuốc giục sinh để tử cung co bóp giúp đẩy thai nhi ra ngoài giống như lúc chuyển dạ sinh thường.

[inline_article id=308351]

Như vậy bạn đã biết các dấu hiệu thai ngừng phát triển là gì rồi đúng không? Nếu nhận thấy các dấu hiệu này trong thai kỳ, bạn cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám ngay nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.