Một trong những cách nhận biết có thai dân gian thường được áp dụng là hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai. Liệu cách nhìn cổ để biết có thai này có thật sự chính xác và đáng tin cậy không? Hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby để được giải đáp cụ thể nhé.
Cổ ngẳng là gì?
Trước tiên cần tìm hiểu cổ ngẳng là gì. Cổ ngẳng là một từ trong dân gian chỉ những chiếc cổ dài và gầy. Chiếc cổ ngẳng này thường được ông bà xưa áp dụng làm cách nhìn cổ để biết có thai hay chưa cho các chị em phụ nữ.
Đây được xem là một trong những cách nhận biết có thai dân gian khá thú vị. Vậy hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là như thế nào và có chính xác không? Mời bạn cùng theo dõi những phần tiếp theo của bài viết nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!
Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là như thế nào?
Ông bà xưa thường dạy rằng, để nhận biết người phụ nữ có “tin vui” hay chưa thì hãy nhìn cổ để biết. Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai trong dân gian được hiểu là phần cổ của người phụ trở nên gầy đi và dài hơn bình thường.
Sở dĩ, những tuần đầu thai kỳ phần hõm xuống lộ xương quai xanh ở người phụ nữ sẽ xuất hiện một mạch đập nhanh. Khi đó, cổ người phụ nữ sẽ ngẳng ra dài hơn và da mặt cũng xanh xao mệt mỏi nữa.
>> Bạn có thể xem thêm: Có kinh sớm có phải mang thai không? Đừng vội kết luận nếu bạn chưa đọc bài viết này!
[key-takeaways title=”Mạch đập ở cổ như thế nào là có thai?”]
Khi đã tìm hiểu hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai, chúng ta cần hiểu mạch đập ở cổ như thế nào là có thai? Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần tăng cường bơm máu để nuôi thai nhi. Nên mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn để tạo nhiều máu hơn. Ở cổ có hai động mạch cảnh lớn cũng sẽ gia tăng nhịp xung. Điều này khiến cho người ngoài dễ nhìn thấy mạch cổ đập mạnh. Vì vậy ông bà xưa luôn quan niệm rằng, khi có thai phần mạch đập ở cổ vị trí gần xương quai xanh của người phụ nữ sẽ đập rất mạnh.
[/key-takeaways]
Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai liệu có chính xác không?
Thực tế, một số người phụ nữ có thân hình gầy và thanh mảnh đều có thể sở hữu chiếc “cổ ngẳng” này. Vậy cách đoán có thai qua hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai của ông bà xưa liệu có chính xác không?
[key-takeaways title=””]
Cho đến nay chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng mình mẹo cách nhìn cổ để biết có thai trên là chính xác. Bên cạnh đó, những người phụ nữ gầy cũng có thể có chiếc cổ ngẳng và lộ rõ mạch đập mạnh ở cổ. Vì thế, cách nhận biết có thai dân gian này trong một số trường hợp là không chính xác.
[/key-takeaways]
Nếu bạn muốn biết bản thân đã có thai hay chưa thì hãy nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm theo khoa học như chậm kinh, buồn nôn, mệt mỏi… Khi đó, bạn hãy dùng que thử thai kiểm tra nồng độ HCG qua nước tiểu để biết kết quả. Khi que báo 2 vạch để có kết quả chính xác hơn, bạn có thể đến bệnh viện xét nghiệm máu nữa nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!
Cách nhận biết có thai dân gian khác
Như vậy, bạn đã biết hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai có đáng tin cậy không rồi đúng không? Bên cạnh đó, ông bà xưa còn truyền lại một số cách nhận biết có thai dân gian khác cũng có độ chính xác tương đối. Dưới đây là một số mẹo dễ nhận biết:
– Dấu hiệu có thai trên khuôn mặt:
- Da mặt xanh xao, nhợt nhạt
- Da mặt xấu nổi mụn trứng cá
- Nổi gân xanh ở thái dương
- Tóc mai dựng
- Lông mày dựng
- Mũi nở to
- Cổ giật
– Dấu hiệu có thai trên cơ thể:
- Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
- Mông nở căng
[key-takeaways title=”Dấu hiệu mang thai sớm theo khoa học”]
Bên cạnh cách nhận biết có thai dân gian và hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu mang thai theo khoa học. Dưới đây là cách dấu hiệu bạn báo thai rất chính xác:
- Thân nhiệt tăng lên
- Đi tiểu nhiều hơn
- Mất kinh
- Nhũ hoa và vú cảm giác căng cứng và hơi đau tức
- Táo bón
- Cảm giác nhạt miệng
- Cảm thấy khó thở hoặc thở hụt hơi
- Thèm ăn bất thường
- Nhạy cảm với mùi
- Ra máu và thay đổi dịch âm đạo
- Chuột rút
- Xuất hiện rôm, sảy
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau lưng
- Buồn nôn
- Tâm trạng thay đổi
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Dễ ngất xỉu
- Chảy máu cam
- Tăng cân
[/key-takeaways]
[inline_article id=312004]
Qua bài viết này bạn đã hiểu về hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai là thế nào và có chính xác không. Trong một số trường hợp, cách nhận biết có thai dân gian này của ông bà xưa là không hoàn toàn chính xác. Để nhận biết mình đã có thai chưa, bạn hãy dùng que thử thai hoặc đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu nhé.