Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì, nguyên nhân thất bại do đâu?

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ca thụ tinh nào cũng có kết quả thành công.

Vì thế, bạn nên biết các dấu hiệu chuyển phôi thất bại để nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và nguyên nhân. Vậy sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thất bại và chuyển phôi là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Chuyển phôi thai có nghĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì; chúng ta cần biết chuyển phôi là gì? Tham khảo trên website trường Emory University School Of Medicine tại Mỹ; Chuyển phôi là một bước trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (the in-vitro fertilization – IVF).

Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi thai và được cấy vào tử cung của người vợ. Quy trình này diễn ra từ 2 đến 5 ngày sau khi lấy tế bào trứng và tinh trùng ra ngoài cơ thể của hai vợ chồng. Nếu người vợ đã có phôi đông lạnh thì việc chuyển phôi sẽ diễn ra bất khi nào tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi? Giải mã toàn bộ thắc mắc về chọc hút trứng trong IVF

Không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi là sao?

Không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi là sao?

Khi bạn đã hiểu định nghĩa chuyển phôi rồi; thì cần biết sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thế nào. Thực tế, quá trình sau chuyển phôi sẽ có các dấu hiệu giống như đã thụ thai thành công như tăng độ nhạy cảm của ngực; thay đổi mùi vị; ra nhiều khí hưđau bụng nhẹ khi mang thai.

Nếu bạn nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi tức là quá trình chuyển phôi đã thất bại. Sau vài tuần, bạn không thấy dấu hiệu gì cả thì nên đi đến bệnh viện ngay nhé. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bạn biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?

Khi bạn biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại sẽ hiểu rõ hơn vì sao sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì. Dưới đây là các nguyên nhân:

1. Nguyên nhân thất bại từ phôi thai

  • Cấy phôi thất bại: Dù quá trình thụ tinh thành công nhưng phôi không thể bám làm tổ thành công trong tử cung.
  • Trứng và tinh trùng kém: Trứng hoặc tình trùng không khỏe mạnh có thể khiến cho sau khi chuyển phôi không có dấu hiệu gì.
  • Phôi bất thường: Phôi bất thường về nhiễm sắc thể hoặc phôi quá nhỏ hoặc quá lớn. Nếu phôi không thể sống được. việc điều trị phải được chấm dứt.

2. Nguyên nhân thất bại từ người mẹ

  • Người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Bệnh này vẫn là nguyên nhân chính gây ra thất bại IVF. Trong một trường hợp xấu nhất, không có cơ hội nào cả.
  • Người mẹ bị béo phì: Phụ nữ béo phì sẽ có nguy cơ nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi. Và tỷ lệ sảy thai khi mang thai cũng tăng cao hơn.
  • Tuổi tác của người mẹ: Tuổi tác có ảnh hưởng đáng kể đến số chu kỳ chuyển phôi. Phụ nữ có tuổi càng cao (trên 30 tuổi) thì tỉ lệ chuyển phôi thất bại sẽ càng cao hơn.
  • Người mẹ có lối sông không lành: Việc người mẹ thường xuyên hút thuốc, dùng chất kích thích, rượu bia hoặc đối mặt với stress thì nguy cơ chuyển phôi thất bại sẽ cao hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Hành trình làm IVF của mẹ: Vì con là món quà tuyệt vời nhất!

Nên làm gì sau khi chuyển phôi thất bại?

Nên làm gì sau khi chuyển phôi thất bại?

Có nhiều nguyên nhân khiến sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì. Tuy nhiên, khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần phải làm những việc sau:

  • Khám sức khỏe: Bạn cần được bác sĩ cho biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn một vài lời khuyên để cảm thấy an tâm hơn.
  • Thay đổi lối sống: Bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi lối sống để duy trì cân nặng khỏe mạnh, tăng hormone có lợi cho thai kỳ hoặc từ bỏ các thói quen xấu.
  • Tiến hành xét nghiệm di truyền: Trước khi chuyển phôi lần tiếp theo, bạn có thể cần làm xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân thất bại. Từ đó bác sĩ sẽ có cách khắc phục tình trạng này.

Sau khi chuyển phôi thất bại bạn nên làm gì?

Nếu bạn nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý. Vậy sau khi chuyển phôi thất bại nên làm gì? Bạn nên áp dụng các cách sau để vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé:

  • Tập trung làm những việc bạn thích: Thực hiện một chuyến du lịch, thưởng thức món ăn ngon… để lấy lại sự vui vẻ.
  • Tham gia vào hội những người đã làm IVF: Kết nối với những người cùng cảnh có thể giúp bạn nói lên cảm xúc và tìm được người có thể đồng cảm với mình.
  • Tự cố gắng phục hồi: Cơ thể cầ mất một thời để quay lại chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại, bạn hãy vui mừng vì điều đó là dấu hiệu tốt.
  • Lập kế hoạch tương lai: Xem qua các trang web và bài báo về các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương án mà mình có thể lựa chọn tiếp theo.
  • Tin tưởng vào quy trình: Nói chuyện với bác sĩ của bạn để hiểu lý do chuyển phôi thất bại. Những điều này có thể giúp bạn đối phó với nó và chấp nhận kinh nghiệm của bạn.
  • Ngừng đổ lỗi cho bản thân về kết quả: Quy trình IVF khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố để đạt được thành công tối ưu. Vì bạn đừng đổ lỗi cho bản thân khi kết quả thất bại.

[inline_article id=314880]

Như vậy bạn đã biết sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì chính là dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Nếu không may bạn bị thất bại trong việc chuyển phôi lần này thì không sao cả. Hãy đến bác sĩ xin tư vấn tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui nhé!

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.