Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh có ăn bún mắm được không? Có bị hôi sữa không?

Bún mắm là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn đối với nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bún mắm cũng là “thủ phạm” làm tăng rủi ro các vấn đề về dạ dày. Vậy đối với mẹ bỉm, sau sinh có ăn bún mắm được không?

Để biết sau sinh có ăn bún mắm được không, mẹ cần biết sau sinh ăn bún được không và sau sinh ăn mắm được không bởi bún và mắm là 2 thành phần chính của món ăn này.

Sau sinh ăn bún được không?

Bún được làm từ gạo, bổ sung tinh bột tốt cho cơ thể nên khá an toàn cho mẹ. 

Tuy nhiên, việc ăn bún vô tội vạ sẽ không tốt, đặc biệt đối với mẹ sau sinh, bởi có không ít cơ sở sản xuất bún đã tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách thêm các chất hóa học độc hại như formol hay hàn the. Cụ thể như sau:

1. Hàn the

Chất này giúp thực phẩm không bết dính, giòn dai nên được nhiều nhà sản xuất đưa vào bún, phở nem chua, giò chả… Hàn the (tên hóa dược là Borax) là chất bị Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm.

Dùng hàn the lâu ngày sẽ tích lũy dần trong mô tế bào, từ đó, gây ra các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc gan… Do đó, mẹ sau sinh dùng hàn the có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, chậm phát triển ở bé qua đường sữa mẹ. 

2. Tinopal

Tinopal (hay huỳnh quang) giúp bún có độ bóng đẹp mắt, khó thiu, không bị cứng khi để lâu ở ngoài. Sử dụng thực phẩm chứa tinopal lâu ngày sẽ khiến cơ thể tồn dư kim loại, gây ung thư cho mẹ.

sau sinh ăn được bún mắm không

3. Formol

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê formol vào danh sách các hóa chất độc hại và là chất phụ gia cấm sử dụng trong thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Dùng formol có thể làm tăng rủi ro viêm loét dạ dày, nôn mửa, hôn mê, ung thư mũi hoặc họng…

Vậy sau sinh ăn bún được không? 1 tháng sau khi sinh, hệ tiêu hóa của mẹ đã tốt hơn nên mẹ đã có thể ăn bún. Tuy nhiên, mẹ nhớ đảm bảo dùng những loại bún sau đây:

  • Bún tự làm hoặc bún tại cơ sở uy tín, không chứa chất độc hại
  • Không nên ăn nhiều, chỉ nên ăn khoảng 1 bát con ăn cơm vì bún không thực sự tốt với hệ tiêu hóa còn yếu sau sinh.
  • Nếu không quá thèm bún, tốt nhất mẹ vẫn nên chờ khoảng 2 tháng sau sinh mới ăn bún vì lúc này hệ tiêu hóa đã tương đối ổn định, tránh tình trạng đau dạ dày sau sinh.

Sau sinh ăn mắm cá được không?

Người ta thường dùng mắm cá sặc hoặc mắm cá linh để làm bún mắm. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi dùng mắm bởi những lý do dưới đây:

1. Tạo mùi hôi cho sữa

Mắm ăn rất ngon nhưng cũng rất nồng và nặng mùi. Do đó, mẹ ăn vào sẽ dễ ảnh hưởng đến mùi sữa, khiến bé khó chịu và quấy khóc khi bú.

2. Gây lạnh bụng, khó tiêu

Mẹ sau sinh chưa hồi phục hoàn toàn, sức đề kháng còn yếu nên ăn những món như mắm dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng cả mẹ và bé. Bởi mắm thường là nguyên liệu sống, không qua quá trình nấu chín, chỉ lên men nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Hơn nữa, mẹ cũng khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm có tươi, sạch không.

>>Xem thêm: Sinh mổ ăn tôm được không? Mẹ sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy!

sau sinh ăn được mắm không

Sau sinh có ăn bún mắm được không?

[key-takeaways title=””]

Sau khi đã biết từng thành phần trên có ăn sau sinh không, mẹ đã có cho mình câu trả lời sau sinh có ăn bún mắm được không rồi.

Tuy món bún mắm thơm ngon, lại có nhiều nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn như tôm, mực… nhưng đối với mẹ sau sinh, mẹ vẫn nên kiêng cữ, tối thiểu 1-2 tháng nhé!

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn mực được không? Có làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho con?

sau sinh có ăn bún mắm được không
Sau sinh có ăn bún mắm được không?

Lưu ý gì khi ăn bún mắm sau sinh?

Mẹ tuyệt đối không được ăn bún sau sinh trong một số trường hợp như sau đây:

  • Nếu mẹ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đau đại tràng… Ăn bún mắm được chế biến bằng cách lên men sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Hơn nữa, mẹ sẽ bị đầy hơi, ợ chua, chướng bụng…
  • Mẹ vẫn còn yếu hay bị sốt nên tránh ăn bún mắm để giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nguy cơ đau dạ dày cao.

Như vậy, sau sinh có ăn bún mắm được không? Sau sinh 1 – 2 tháng khi sức khỏe của mẹ đã dần cải thiện, hệ tiêu hóa khỏe hơn, mẹ có thể ăn bún mắm với lượng nhỏ.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn cho con bú ăn mắm tôm được không. Chúc mẹ mau hồi phục để được thử nhiều món ngon khác sau khoảng thời gian kiêng khem vất vả trong thai kỳ và sau khi mới sinh nhé.