Vậy nếu trong gia đình có bé gái tròn 1 tuổi thì cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái là như thế nào? Cha mẹ yên tâm, Marrybaby sẽ hướng dẫn cha mẹ chi tiết nghi thức, vật phẩm, văn khấn, chọn ngày giờ, và cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái ngay dưới đây.
1. Ý nghĩa mâm cúng thôi nôi cho bé gái
Từ lâu, lễ cúng thôi nôi cho bé khi tròn 1 năm tuổi là một nghi thức được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Lễ cúng thôi nôi cho bé gái nhằm mục đích tạ ơn các vị thần, tổ tiên, các bà Mụ, Đức Ông đã che chở và phù hộ cho hai mẹ con được sinh ra khỏe mạnh.
Theo quan niệm dân gian, từ thôi nôi có nghĩa là bỏ lại cái nôi, cái giường nhỏ để bé sang nằm một chiếc giường to hơn. Nghi thức cúng thôi nôi cho bé dù trai hay gái cũng là đề đánh dấu cột mốc đầu đời của bé. Trong ngày này, gia đình và mọi người thường gửi lời chúc cho bé luôn mau ăn chóng lớn; và có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.
2. Các bước thực hiện nghi lễ cúng thôi nôi cho bé gái
Nghi thức lễ cúng thôi nôi cho bé gái sẽ diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Gia đình họp và chọn đúng ngày cúng thôi nôi cho bé.
- Bước 2: Mẹ sẽ chọn đúng lễ vật cần mua cho bé gái.
- Bước 3: Ba sẽ chọn hướng đặt bàn cúng.
- Bước 4: Gia đình sẽ chọn người đại diện để đốt nhang, đọc bài khấn cúng.
- Bước 5: Người đại diện đọc bài khấn cầu mong những điều tốt đẹp cho bé.
>> Xem thêm: Cách viết thiệp thôi nôi cho bé sáng tạo, đầy yêu thương
3. Cách tính ngày cúng thôi nôi chính xác cho bé gái
Tương tự như cách tính ngày cúng đầy tháng, khi tính ngày cúng thôi nôi cho bé, ông bà xưa thường dạy rằng “Con gái lùi 2, con trai lùi 1”. Điều đó có nghĩa là:
- Con gái lùi 2 ngày: Ví dụ bé gái sinh ngày 12/03 thì cúng ngày 10/03.
- Con trai lùi 1 ngày: Ví dụ bé trai sinh ngày 12/03 thì cúng ngày 11/03.
Trường hợp năm nhuận (có 1 tháng âm lịch lặp lại): Ví dụ con sinh ngày 12/05/2022.
- Thì ngày tổ chức cúng thôi nôi cho bé gái lùi 2 ngày là: 10/04/2023.
- Và ngày tổ chức cúng thôi nôi cho bé trai lùi 1 ngày là: 11/04/2023.
Mặc dù vậy, cha mẹ cũng có thể chọn ngày cúng thôi nôi cho bé vào đúng ngày con sinh ra của năm sau. Hoặc chọn một ngày gần đó vài ngày, sao cho tất cả mọi người trong gia đình có thể sum họp đông đủ.
>> Xem thêm: Tổ chức tiệc thôi nôi cho bé trai và bé gái sao cho thật vẹn tròn?
4. Chọn giờ cúng thôi nôi cho bé gái đúng cách
Sau khi đã biết cách chọn ngày cúng thôi nôi cho bé gái, nhiều cha mẹ cũng muốn biết thêm cách chọn giờ cúng thôi nôi tốt cho bé gái. Vậy cúng thôi nôi cho bé gái lúc mấy giờ là tốt nhất?
Mỗi gia đình sẽ có những quan điểm riêng, chính vì thế, nên Marrybaby sẽ đưa ra 2 gợi ý sau:
4.1 Cúng thôi nôi cho bé gái trước 12 giờ trưa
Với quan điểm này thì cúng thôi nôi cho bé gái trong buổi sáng từ 9 giờ đến trước 12 giờ trưa là được. Không quan trọng là giờ nào, miễn là buổi sáng mát mẻ. Đây là thời gian mà phần lớn người Việt sẽ bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái.
Cúng thôi nôi vào buổi sáng trước 12 giờ trưa khi trời còn mát mẻ. Việc tổ chức lễ cúng vào khoảng 9 đến 10h sáng thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Sau khi cúng xong cũng rơi vào tầm giờ cơm trưa, lúc này cả gia đình sẽ tiện ăn trưa cùng nhau. Đây cũng là cách giúp gắn kết tình cảm gia đình.
4.2 Cúng thôi nôi cho bé gái theo ngày, giờ sinh của con
Cách chọn giờ để bày mâm cúng thôi nôi cho bé theo ngày giờ sinh của con thường dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp, tứ hành xung để tính cho chính xác.
- Tam hợp: Trong 12 con giáp có 4 nhóm được xem là tam hợp. Dần – Ngọ – Tuất; Hợi – Mão – Mùi; Thân – Tý – Thìn; Tỵ – Dậu – Sửu.
- Tứ hành xung: Trong 12 con giáp, xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm. Dần – Thân – Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi; Tý – Ngọ – Mão – Dậu.
Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 11.10.2016, nhằm ngày 11.09.20216 Bính Thân âm lịch. Dựa vào đây, mẹ sẽ phải chọn giờ để bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái vào giờ Tam Hợp; và tránh các khung giờ rơi vài Tứ Hành Xung.
Giờ được tính theo 12 con giáp được chia ra như sau:
- Từ 23 giờ đến 1 giờ: Giờ Tý.
- Từ 1 giờ đến 3 giờ: Giờ Sửu.
- Từ 3 giờ đến 5 giờ: Giờ Dần.
- Từ 5 giờ đến 7 giờ: Giờ Mão.
- Từ 7 giờ đến 9 giờ: Giờ Thìn.
- Từ 9 giờ đến 11 giờ: Giờ Tỵ.
- Từ 11 giờ đến 13 giờ: Giờ Ngọ.
- Từ 13 giờ đến 15 giờ: Giờ Mùi.
- Từ 15 giờ đến 17 giờ: Giờ Thân.
- Từ 17 giờ đến 19 giờ: Giờ Dậu.
- Từ 19 giờ đến 21 giờ: Giờ Tuất.
- Từ 21 giờ đến 23 giờ: Giờ Hợi.
Dựa vào đây mẹ sẽ biết cách chọn được khung giờ chính xác để bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái để đảm bảo con được may mắn và tránh khỏi vận rủi.
>> Cùng chủ đề bé gái: Mâm cúng thôi nôi cho bé trai đầy đủ và đơn giản
5. Mâm cúng thôi nôi cho bé bao gồm những gì?
Mâm cúng thôi nôi cho bé gái là việc quan trọng khi tổ chức nghi thức cúng thôi nôi cho bé. Và để tiện cho mỗi gia đình thuộc mỗi vùng miền, cha mẹ có thể xem gợi ý dưới đây; và chọn ra những vật phẩm phù hợp để bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái được như ý.
5.1 Mâm cúng thôi nôi cho bé gái đầy đủ
Mâm cúng thôi nôi cho bé gái đầy đủ sẽ bao gồm luôn các đồ cúng cho 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông.
Tương truyền rằng, 12 bà Mụ là những vị thần có vai tạo hình cho cơ thể của bé khi con được phép có mặt trên cõi đời này. Và 3 Đức Ông sẽ thay phiên nhau để âm thầm giúp đỡ mẹ trong thời gian mang thai; và sinh nở.
Thông thường, đồ cúng trên mâm cúng thôi nôi cho bé gái sẽ bao gồm:
- Heo quay, bánh hỏi.
- Đĩa trái cây, bình hoa.
- Trầu cau têm cánh phượng.
- Một con gà ta luộc nguyên con.
- Mười hai đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.
- Mười hai chén cháo và 1 tô cháo lớn.
- Mười hai chung nước hoặc rượu trắng.
- Mười hai nén hương thắp xung quanh.
- Mười hai chén chè xôi nước và 1 tô chè lớn.
- Bộ tiền vàng, chén, đũa muỗng và 1 đôi đũa hoa.
5.2 Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Bên cạnh mâm cúng thôi nôi cho bé gái, cha mẹ cũng phải bày thêm 1 mâm cúng trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Mâm cúng này sẽ còn tùy thuộc vào mỗi vùng miền. Nhưng nhìn chung sẽ có những vật phẩm sau:
- Mười hai chén chè.
- Mười hai chén xôi.
- Một con gà/vịt luộc.
- Ba chén cháo nhỏ.
- Một tô cháo lớn.
5.3 Mâm cúng ông Địa, ông Thần Tài, Ông Táo
Mâm cúng ông Địa, Ông Thần Tài, Ông Táo bao gồm:
- Một đĩa xôi gấc.
- Một mâm ngũ quả.
- Một chén chè đậu trắng.
- Ba ly nước, hoa, nhang, đèn.
- Một bộ tam sên bao gồm: trứng, tôm, cua luộc.
>> Cùng chủ đề: Văn khấn Thần Tài Thổ Địa giúp cầu cho gia đình phát Tài phát Lộc
6. Hướng dẫn cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái
Sau khi đã biết cách chọn ngày, chọn giờ, vật phẩm; điều tiếp theo mẹ cần biết đó là cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái sao cho đẹp mắt, gọn gàng.
Mâm cúng thôi nôi của bé gái thông thường sẽ được chia ra làm hai mâm; một mâm lớn và một mâm nhỏ. Mâm lớn sẽ được đặt trên một chiếc bàn lớn và đặt thấp hơn mâm nhỏ dùng để cúng bà chúa Thai Sanh. Khi sắp xếp lễ vật cho mâm cúng thôi nôi bé gái, cha mẹ sắp theo nguyên tắc là “Đông bình Tây quả”.
Trường hợp gia đình có hai mâm cúng, một trong nhà, một trước cửa:
- Hướng đặt mâm cúng thôi nôi trong nhà là quay vào trong nhà. Tức có nghĩa là người cúng hướng mặt vào trong nhà, vì gia tiên và các bà Mụ đều bên cạnh bé và ở trong nhà.
- Hướng đặt mâm cúng thôi nôi ngoài đường là quay ra mặt đường. Tức có nghĩa người cúng cũng hướng ra ngoài đường khi khấn.
Các lễ vật khác, mẹ sẽ sắp xếp đối xứng với nhau để mâm lễ đẹp và có sự cân đối.
7. Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái
Cuối cùng, sau khi đã gia đình đã chuẩn bị xong mâm cúng thôi nôi cho bé gái, cũng cần chuẩn bị trước bài văn khấn. Bài văn khấn để tạ ơn và cầu cho con luôn được bình an và mạnh khỏe.
Bài vấn khấn là điều cuối cùng cha mẹ cần chuẩn bị, sau khi đã bày mâm cúng thôi nôi cho bé hoàn chỉnh. Đọc bài khấn để tạ ơn và cầu mong cho luôn được bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc về sau.
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái như sau:
Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ và gia đình cần biết về cách bày mâm cúng thôi nôi cho bé gái. Bên cạnh việc thực hiện các lễ cúng, cha mẹ cũng nên đọc thêm các thông tin; kiến thức để chăm sóc trẻ từ 1 tuổi trở lên.