Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không? Mẹ đang cai sữa nên lưu ý!

Một số mẹ bỉm sữa truyền tai nhau mẹo vắt sữa để nhanh hết sữa trong quá trình cai sữa.

Thực hư “lời đồn” này có đúng hay không? Để biết có nên vắt sữa khi cai sữa không và những điều liên quan; bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không? Câu trả lời là có. Khi bạn bắt đầu quá trình cai sữa, không cho con bú đột ngột thì sẽ dễ dẫn đến việc bạn bị căng sữa rất đau đớn. Để tránh tình trạng ngực bị căng sữa, bạn nên vắt sữa khi cai sữa cho con.

Khi vắt sữa bạn không được vắt quá nhiều. Thay vào đó, bạn hãy vắt một lượng sữa vừa đủ. Nếu bạn vắt quá nhiều sẽ không làm giảm nguồn sữa lại khiến quá trình cai sữa có thể lâu hơn.

Bạn có thể chuyển từ một cữ vắt sữa mỗi ngày sang vài ngày vắt sữa một lần để tránh căng sữa. Bạn có thể chuyển từ một cữ vắt sữa mỗi ngày sang vài ngày vắt sữa một lần để tránh căng sữa. Khi em bé ngưng bú mẹ, vú bạn có thể xuất hiện một vài khối nhỏ, bạn nên để ý những dấu hiệu này vì đây có thể là chỉ điểm của các ống tuyến bị tắc hoặc giai đoạn đầu của viêm vú. Hãy thử massage nhẹ nhàng, kết hợp chườm ấm để làm tan những khối này.

Nếu khối u này ngày càng nặng không giảm, có kèm theo đau ngực và sốt thì bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?
Mẹ bỉm có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?

Cai sữa từ từ một cách tự nhiên là sinh lý nhất và khiến con bạn chấp nhận từ từ, tránh những tổn thương tâm lý cho trẻ. Tuy nhiên, đôi khi việc này không đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta có thể sử dụng thuốc cắt sữa. Khi uống thuốc, cơ thể bạn sẽ ngưng sản xuất sữa, đôi khi quá trình này có thể mất một thời gian ngắn để dừng hoàn toàn việc tạo sữa, nếu cảm thấy bầu bú căng tức, bạn vẫn có thể vắt bỏ để giảm khó chịu.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm mất sữa mẹ tự nhiên sau cai sữa

Cách vắt sữa ra ngoài khoa học

Khi bạn đã biết có nên vắt sữa khi cai sữa cho con không; thì cũng cần biết thêm cách vắt sữa mẹ như thế nào cho khoa học. Dưới đây sẽ là hướng dẫn nguyên tắc vắt sữa mẹ.

1. Nguyên tắc vắt sữa mẹ bằng tay

Nguyên tắc vắt sữa khi cai sữa cho bé

  • Bước 1: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.
  • Bước 2: Bạn hãy cố gắng thư giãn và nghĩ về con. Sau đó, bạn cần massage ngực trong khoảng 1 phút bằng lòng bàn tay, hướng về từng núm vú.
  • Bước 3: Đặt ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bên của núm vú từ gốc vú nhẹ nhàng kéo căng và lăn núm vú.
  • Bước 4: Đặt ngón tay cái phía trên núm vú tại các cạnh của quầng vú, hoặc cách núm vú khoảng 2 cm và ngón tay trỏ ở bên dưới.
  • Bước 5: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng ấn mô vú về phía thành ngực và bóp. Sữa mẹ sẽ di chuyển xuống các ống dẫn ra tiết ra ngoài. Bạn không cần phải di chuyển các ngón tay về phía núm vú trong khi bóp vì sữa sẽ tự chảy ra khi bóp vú.

[key-takeaways title=””]

Hãy vắt sữa nhịp nhàng khoảng một lần mỗi giây. Sữa mẹ sẽ sớm chảy ra, thậm có thể còn phun ra ngoài. Đôi khi tay của bạn có thể bị mỏi nên hãy đổi tay thường xuyên. Và khi sữa mẹ giảm dần xuống còn vài giọt, bạn hãy thử di chuyển sang vùng khác của vú và tiếp tục ấn và vắt để lấy hết sữa.

[/key-takeaways]

2. Vắt sữa bằng máy hút sữa

  • Bước 1: Rửa sạch tay và bắt đầu massage kích thích ngực để sữa tiết ra.
  • Bước 2: Đặt phễu hút sữa trực tiếp lên trên núm vú của bạn (hãy đảm bảo rằng núm vú nằm ở giữa) và giữ chặt phễu vào bầu ngực của bạn.
  • Bước 3: Bóp và nhả tay cầm bơm sữa một cách nhịp nhàng. Điều này sẽ giúp bạn hút được lượng sữa ra ngoài.
Có nên vắt sữa khi cai sữa không và nguyên tắc vắt sữa là gì?
Có nên vắt sữa khi cai sữa không và nguyên tắc vắt sữa là gì?

3. Vắt sữa bằng máy hút điện

  • Bước 1: Rửa sạch tay và bắt đầu massage kích thích ngực để sữa tiết ra.
  • Bước 2: Đặt phễu hút sữa trực tiếp lên trên núm vú của bạn (hãy đảm bảo rằng núm vú nằm ở giữa) và giữ chặt phễu vào bầu ngực của bạn.
  • Bước 3: Bạn hãy chỉnh lực hút sữa ở áp suất thấp rồi từ từ tăng áp suất đến mức bạn cảm thấy thoải mái nhất khi vắt sữa.

[key-takeaways title=””]

Khi sử dụng máy hút sữa, nếu bạn thấy đau, hãy kiểm tra xem phễu hút sữa có nằm ngay giữa núm vú không và giảm lực hút xuống. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không hút sữa quá nhiều vì không loại bỏ hết sữa thừa mà có thể gây đau và tổn thương núm vú.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi cai sữa để sữa hết nhanh và không đau

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bỉm trong quá trình cai sữa:

  • Cần tập cho con cai sữa từ từ: Điều này sẽ giúp em bé có thể quen với sự thay đổi trong thói quen và chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, cơ thể bạn có thể quen với việc không tạo ra sữa nữa.
  • Tạo sự thoải mái cho mẹ và con: Bạn cần tạo thêm sự thoải mái khi bạn và con chuyển sang bú bình hoặc uống bằng ly. Hãy dùng sự âu yếm và thời gian ở bên con để giúp con cảm thấy an toàn và được yêu thương mà không cần dựa vào vú mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa? Cách điều trị thế nào cho an toàn?

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho vấn đề có nên vắt sữa khi cai sữa không rồi đúng không? Khi cai sữa cho con, bạn nên vắt sữa mẹ để tránh tình trạng bị căng sữa do ngưng cho con bú đột ngột. Cách tốt nhất là bạn nên vắt sữa và cai sữa từ từ để em bé có thể thích nghi với sự thay đổi và để cơ thể làm quen với việc ngừng sản xuất sữa mẹ.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.