Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Wonder week 26 – Tuần khủng hoảng 26 của trẻ có gì đặc biệt?

Wonder week là một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh sự phát triển về thể chất và các kỹ năng, trẻ cũng sẽ đối mặt với nhiều cảm xúc và thử thách mới.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích cho mẹ wonder week 26 hay tuần khủng hoảng thứ 26 của bé là gì; cũng như có biểu hiện như thế nào. Để từ đó mẹ biết cách chăm sóc và cùng bé vượt qua những thử thách mới.

1. Wonder week 26 là gì?

Wonder week 26 hay tuần khủng hoảng 26 là bước nhảy vọt thứ năm trong quá trình phát triển của bé. Thuật ngữ tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week) được dùng để mô tả sự tăng trưởng nhảy vọt về thể chất, về kỹ năng và về khả năng nhận thức.

Tuần khủng hoảng 26 của trẻ (wonder week 26) còn được biết đến với một cụm từ tiếng Anh là “The World of Relationships”. Ý muốn nói, đây là giai đoạn mà trẻ sẽ bắt đầu phân biệt được khoảng cách giữa hai đồ vật, hai người… Nghĩa là bé hiểu được sự riêng lẻ, sự độc lập của mỗi sự vật, sự việc.

Nhờ có khả năng này mà bé trở nên bám mẹ nhiều hơn. Mỗi khi mẹ rời đi bé sẽ quấy khóc và bám dính không rời.

2. Wonder week 26 bắt đầu từ khi nào?

Wonder week 26 bắt đầu khi trẻ bước vào tuần tuổi thứ 23 – 26. Mẹ lưu ý khi tính tuần tuổi của bé là phải tính vào ngày dự sinh của bé; chứ không phải là ngày bé thực sinh.

Ví dụ bé được dự sinh ngày 12/09, nhưng ngày 20/09 bé mới chào đời. Khi đó, cách tính tuần tuổi chính xác của bé là mẹ phải tính từ ngày 12/09.

[key-takeaways title=”Dành cho mẹ đang mang thai:”]

[/key-takeaways]

Wonder week 26 bắt đầu khi nào?
Wonder week 26 bắt đầu khi nào?

3. Trẻ có biểu hiện như thế nào trong wonder week 26?

Dưới đây là một số biểu hiện của tuần khủng hoảng 26 của trẻ:

  • Trẻ quấy khóc và ném đồ vật.
  • Trẻ không muốn cha và mẹ rời khỏi bé.
  • Trẻ bắt chước và lập lại những âm thanh mà bé nghe được.
  • Trẻ bắt đầu thắc mắc về hình thức, vẻ ngoài của các đồ vật.
  • Điều thú vị là trẻ hay nhấc các đồ vật lên để xem có gì bên dưới không.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú và nhất định không chịu ăn kể cả khi cha mẹ đã dỗ ngọt.
  • Trẻ không thích tiếp xúc với người lạ vì bé cảm thấy xấu hổ. Thậm chí là không muốn bị người lạ nhìn, kêu tên hay đụng chạm.

4. Wonder week 26 kéo dài bao lâu?

Tương tự như những tuần khủng hoảng trước. Không có câu trả lời hay khoảng thời gian cố định nào cho thắc mắc “wonder week 26 kéo dài trong bao lâu thì kết thúc”.

Tuy nhiên, không phải là không có cách để biết bé đã vượt qua ww26. Để biết tuần khủng hoảng của bé kéo dài trong bao lâu hay khi nào kết thúc; mẹ hãy quan sát xem khi nào là bé bớt “khó ở”. Vì đó có thể là dấu hiệu trẻ đã bước qua giai đoạn nắng đẹp (sunny) trong tuần khủng hoảng; cũng như là sắp kết thúc giai đoạn tuần khủng hoảng.

5. Sau khi kết thúc wonder week 26 trẻ sẽ học được gì?

Sau khi kết thúc wonder week 26 trẻ sẽ học được gì?
Sau khi kết thúc tuần khủng hoảng – wonder week 26 trẻ sẽ học được những gì?

Đặc trưng của tuần khủng hoảng ở trẻ, là bước nhảy vọt về sự tăng trưởng thể chất, cải thiện kỹ năng và nhận thức.

5.1 Sự tăng trưởng về thể chất của trẻ sau wonder week 26:

  • Chiều cao: Bé trai cao khoảng 72 cm; Bé gái cao khoảng 70,1 cm.
  • Cân nặng: Bé trai nặng khoảng 8,9 kg; Bé gái nặng khoảng 8,2 kg.
  • Chu vi vòng đầu của bé tăng khoảng 0,5cm so với tháng trước.

[key-takeaways title=”Mẹ xem thêm:”]

[/key-takeaways]

5.2 Sự phát triển kỹ năng vận động

  • Bé có thể tự ngồi dậy khi đang nằm.
  • Tay và chân của bé cũng cứng cáp hơn. 
  • Bé có khả năng phối hợp vận động giữa tay và chân.
  • Trẻ trườn chéo chi thành tạo, bò lùi hoặc bò về phía trước.
  • Ở wonder week 26, bé thích nhấc các đồ vật lên để xem phía dưới có gì không.

5.3 Sự phát triển nhận thức

  • Bé thích nghe tiếng kêu của các con vật.
  • Bé có thể hiểu và lắng nghe khi mẹ giải thích.
  • Bé quan sát các hoạt động của người lớn và bắt chước làm theo. 
  • Điều thú vị nhất là trẻ sẽ biết vẫy tay chào khi được cha mẹ yêu cầu.
  • Bé có thể nói được vài từ đơn giản như “baba – mama – bánh – bai bai…”.
  • Bé nhận ra mối quan hệ giữa các vật về không gian và khoảng cách của chúng.
  • Khả năng ghi nhớ của bé trong giai đoạn wonder week 26 khá tốt. Bé có thể nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà.
  • Bé thích những âm thanh do bản thân tự tạo ra, như âm thanh từ một tác động, âm thanh rơi đồ đạc xuống sàn…

6. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 26

6.1 Đảm bảo dinh dưỡng cho bé 26 tuần tuổi

Trẻ 26 tuần tương đương 9 tháng tuổi, độ tuổi này là thời điểm trẻ đã ăn dặm. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, mẹ hãy tham khảo thêm nhiều món cháo ăn dặm khác nhau để bé không ngán mẹ nhé.

Gợi ý các món cháo cho bé ăn dặm: cháo gà, cháo ếch, cháo cá hồi, cháo cá chẽm, cháo cá ngừ, cháo cá diêu hồng, 9 công thức nấu cháo cho bé ăn dặm chống ngán

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 26
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 26

6.2 Hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển của trẻ

  • Tập cho bé kỹ năng nhai thức ăn: Thật ra không đợi đến 9 tháng, ngay từ 6 tháng mẹ đã cần tập phản xạ nhai cho bé bằng cách cho bé tự cầm nắm thức ăn. Mẹ có thể cho bé theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW để cải thiện kỹ năng.
  • Tập cho bé tập trườn, bò nhiều hơn: Mẹ đặt bé nằm sấp và đặt các món đồ chơi trước mặt con, khuyến khích con tiến tới để với lấy đồ chơi.
  • Tập cho bé đứng với sự hỗ trợ: Thông thường trẻ 10 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết đứng, nên trong giai đoạn này, cha mẹ hãy đặt trẻ ở gần những chân bàn, bờ tường hoặc bất cứ vật dụng nào để trẻ bám vào và tập đứng.
  • Tập cho bé nói chuyện nhiều hơn: Mẹ dành thêm thời gian để nói chuyện, kể chuyện, đọc sách, cho bé xem tranh ảnh; thậm chí là hát cho bé nghe. 
  • Chăm sóc giấc ngủ cho bé: Trong giai đoạn phát triển nhảy vọt, sự tăng trưởng của trẻ chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Vì hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều lúc trẻ ngủ. Vậy nên mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ ngủ đủ giấc và đủ tiếng trong ngày.

6.3 Xoa dịu những nỗi lo của trẻ trong wonder week 26

Trẻ 9 tháng đang trong giai đoạn bám mẹ không rời. Để xoa dịu nỗi lo mỗi khi cha mẹ đi ra ngoài, mẹ có thể thử theo các cách sau:

Hãy để bé làm quen với sự chia cách từ từ theo thời gian

Ban đầu, mẹ có thể thử để em bé chơi với người thân (mà bé biết rõ) trong thời gian ngắn. Xây dựng tương tác một cách từ từ để bé gắn bó lâu hơn với những người mà chúng ít biết.

Chia sẻ với con về những thay đổi sắp tới (nếu bé đủ lớn)

Mẹ có thể nói chuyện với trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi về những việc mẹ sẽ làm. Mẹ có thể nói chuyện với con về việc ăn tối cùng nhau sau đó; ngày mẹ đưa con đến công viên khi kết thúc buổi học mẫu giáo; hoặc cuốn sách mà cả hai sẽ cùng đọc vào chiều nay.

Để lại một món đồ quen thuộc với con

Một món đồ chơi nhỏ mà chúng yêu thích hoặc thứ gì đó có mùi của mẹ; chẳng hạn như khăn quàng cổ hoặc áo khoác; có thể những đứa trẻ bám mẹ thấy thoải mái hơn.

Hãy kiên nhẫn đối với trẻ bám mẹ

Em bé sẽ không đeo bám mãi mãi. Một ngày nào đó, mẹ sẽ đi làm và chào tạm biệt bé ở nhà trẻ một cách vui vẻ. Mẹ sẽ có thể thả chúng ở nhà trong nửa giờ mà không cần quá bất an.

Kết luận

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về wonder week 26 của trẻ. Bên cạnh đó, để có thể chia sẻ và cùng lắng nghe các mẹ bỉm có con trong giai đoạn tuần khủng 5, mẹ hãy tham gia cộng đồng mẹ bỉm thuộc MarryBaby để chia sẻ ngay nhé! 

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

By Huỳnh Phong

Senior Writer at HelloBacsi & MarryBaby

Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.