Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai với 7 nguyên nhân

Với những phụ nữ đang mong ngóng “tin vui” thì khi thấy trễ kinh 1 tháng sẽ nghĩ ngay đến khả năng cao là có thai. Tuy nhiên, nếu bạn không có thai thì đâu là nguyên nhân?

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không? Bạn sẽ đỡ lo lắng hơn khi tìm hiểu những nguyên nhân gây trễ kinh dưới đây.

Trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?

1. Ăn kiêng và tập thể dục quá sức 

Trễ kinh có thể là do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và tập luyện. Điều này có thể do ảnh hưởng bởi các vấn đề sau:

  • Bị rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Bị giảm rất nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Thực hiện một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để hạn chế calo.
  • Đang trải qua quá trình tập luyện thể dục với cường độ cao như chạy marathon.

>> Bạn có thể xem thêm: Chậm kinh ra nhiều dịch nhầy: Dấu hiệu mang thai hay bệnh lý nguy hiểm?

[key-takeaways title=””]

Khi có thể của bạn bị trễ kinh do việc giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục chính là nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát. Điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn không đủ nguồn lực để mang thai.

[/key-takeaways]

2. Hội chứng đa nang buồng trứng (Polycystic ovary syndrome – PCOS)

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể do bị PCOS
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể do bị PCOS

PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến cản trở khả năng rụng trứng. Vì thế, điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh 1 tháng. Thông thường, dấu hiệu của PCOS gồm:

  • Nổi mụn.
  • Tóc bị rụng.
  • Tăng cân nhiều hoặc khó giảm cân.
  • Lông mọc ở mặt hoặc trên cơ thể nhiều.

Nếu thấy các dấu hiệu trên bạn nên đi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán PCOS bằng cách kiểm tra các dấu hiệu và thực hiện các xét nghiệm y tế khi cần thiết. Để điều trị bệnh lý, bạn có thể được cho uống thuốc và thay đổi lối sống để kiểm soát các dấu hiệu.

Liên quan đến vấn đề 1 tháng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai và PCOS; bạn có thể xem thêm “buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?”  trên MarryBaby nhé.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Hiện nay thuốc tránh nội tiết thường có hai loại gồm: loại chứa nội tiết progestin và loại chứa nội tiết hai nội tiết progestin + estrogen. Do đó, khi bạn sử dụng thuốc tránh thai nội tiết liên tục có thể gây ra hiện tượng ra ít kinh hoặc trễ kinh 1 thang nhưng không có dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên, nếu bạn ngưng sử dụng thuốc có thể gặp phải hiện tượng ra máu kinh ít được gọi là ra máu kinh giả. Nguyên nhân là do, cơ thể của bạn không còn nhận được hormone từ thuốc dẫn đến mất cân bằng. Do đó, bạn cần tham vấn y kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai hoặc phương pháp tránh thai nào nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không và câu trả lời từ bác sĩ

4. Bạn đang bị căng thẳng

Bạn trễ kinh do bị căng thẳng

Thông thường, khi bạn gặp phải những căng thẳng nhẹ thì sẽ không bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn rơi vào tình trạng bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố gây trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Một số ví dụ do căng thẳng quá mức dẫn đế trễ kinh gồm:

  • Trải qua sự “mất mát” lớn khi người thân qua đời.
  • Căng thẳng do áp lực về vấn đề biến cố lớn trong đời như đám cưới, ly hôn…
  • Đang phải ôn thi để chuẩn bị thi chuyển cấp hoặc thi Đại học, Cao học…
  • Đang bị căng thẳng do công việc, mất việc hoặc do môi trường văn phòng có nhiều bất công…

5. Bị các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm ở dưới cổ. Đây là một trong nhiều bộ phận ảnh hưởng đến nội tiết tố giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) đều có thể dẫn đến trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai.

6. Tiền mãn kinh

Giai đoạn chuẩn bị chuyển từ tuổi sinh sản sang tuổi mãn kinh được gọi là tiền mãn kinh (perimenopause). Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-2 năm hoặc vài năm. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể đổi từ 25 ngày trong tháng này sang 29 ngày trong tháng sau.

Nếu bạn đang trong độ tuổi từ 40-50 tuổi mà thấy dấu hiệu trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai thì hãy nghĩ đó có thể do tiền mãn kinh. Giai đoạn này, bạn cũng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:

  • Mất ngủ
  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Phụ nữ mãn kinh có mang thai được không?”

[key-takeaways title=””]

Kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh là điều bình thường. Nhưng nếu  kinh nguyệt của bạn liên tục ra nhiều hoặc xuất hiện gần nhau hơn thì cần đi khám sức khỏe phụ khoa ngay nhé.

[/key-takeaways]

7. Ngưỡng tuổi mới bắt đầu dậy thì

Mới dậy thì cũng có thể gây trễ kinh

Khi bạn đang ở tuổi dậy thì và mới bắt đầu có kinh nguyệt thì có thể gặp phải trường hợp không có dấu hiệu mang thai nhưng trễ kinh 1 tháng. Thông thường, rất hiếm khi có người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định 28 ngày ngay khi mới bắt đầu có kinh.

Chúng ta phải trải qua vài năm mới có thể ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Điều này là do bé gái nữ ở tuổi dậy thì có trục vùng dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành. Vì trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn bị trễ kinh phải làm sao?

Như vậy bạn đã biết các nguyên nhân dẫn đến trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Nhưng nếu bạn bị trễ kinh phải làm sao? Trước hết, bạn cần thay đổi lối sống tốt hơn với chế độ ăn uống, tập luyện và tinh thần lành mạnh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn rơi vào các trường hợp sau thì cần đi khám phụ khoa nhé:

  • Bạn thường xuyên bị trễ kinh (chu kỳ kinh của bạn thường trễ hơn 35 ngày)
  • Bạn không có kinh nguyệt trong 90 ngày.
  • Kinh nguyệt của bạn ra nhiều bất thường
  • Bạn bị xuất huyết âm đạo ở giữa kỳ kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn 21 ngày
  • Trong thời gian hành kinh bạn bị đau bụng dữ dội.
  • Thời gian hành kinh của bạn kéo dài hơn một tuần.

[inline_article id=148087]

Như vậy bạn đã biết vì sao trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai rồi. Nhưng nếu bạn bị bị trễ kinh phải làm sao? Hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt nếu thấy dấu hiệu thất thường thì hãy đi khám sức khỏe phụ khoa ngay nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.