Nếu đã thực hiện nâng ngực trước khi sinh con, bạn có thể sẽ băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không, nâng ngực cho con bú có bị xệ không, hay nâng ngực có sữa cho con bú không. Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby và bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Phụ nữ nâng ngực có cho con bú được không?
Sản phụ làm ngực có cho con bú được không? Hay sản phụ đặt túi ngực có cho con bú được không? Hầu hết các sản phụ đã thực hiện nâng ngực trước đó đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp như kích cỡ và vị trí đặt túi ngực cũng như phương pháp phẫu thuật thì mới biết được khả năng nuôi con bằng sữa mẹ có bị ảnh hưởng không.
Nếu trong quá trình thực hiện nâng ngực; bác sĩ mổ ở vị trí dưới nếp vú hoặc qua nách thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu vết mổ nằm xung quanh quầng vú; bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú vì có khả năng ống dẫn sữa đã bị cắt trong quá trình làm ngực.
Do đó, tuỳ vào từng trường hợp thì việc cho con bú sau nâng ngực có được hay không. Bạn cần phải cho con bú thử để biết mình có thể sản xuất được sữa cho con bú không rồi mới quyết định cho con bú thêm hay bú hoàn toàn bằng sữa công thức nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn
Nâng ngực có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?
Bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không; thì túi ngực có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Túi ngực thường được chế tạo bằng chất liệu silicon. Do đó, nhiều phụ nữ thường lo sợ chất liệu này có thể nhiễm vào sữa và gây hại cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, theo Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC); túi ngực bằng nhựa silicon không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và không gây hại cho trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bạn có thể sản xuất được sữa mẹ thì vẫn có thể yên tâm cho con bú nhé.
Đừng quá lo lắng về vấn đề sữa mẹ có bị nhiễm silicon mà lại không cho con bú. Bởi vì sữa mẹ vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất cho những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh đấy, bạn nhé.
Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có nên đi xin sữa mẹ không bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Bởi vì, sữa mẹ dù tốt cho trẻ sơ sinh nhưng nếu uống sữa hiến tặng không rõ nguồn gốc cũng có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.
Một số vấn đề liên quan đến việc làm ngực và cho con bú
Sau khi tìm hiểu, sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; chúng ta cần tìm hiểu những ảnh hưởng của vấn đề này đến việc cho con bú trong phần này nhé.
1. Sản phụ thu nhỏ và treo ngực sa trễ có sữa cho con bú không?
Liên quan đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không, nếu bạn thực hiện các phương pháp nâng ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực thì đều có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và ống dẫn sữa dẫn đến giảm điều tiết sữa.
Ngoài ra, khi bạn thực hiện đặt túi ngực ở phần dưới cơ ngực sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ ít hơn khi đặt túi ngực ở phần trên cơ ngực. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện mổ xung quanh quầng vú có thể sẽ dân đến nguy cơ bị cắt đứt các ống dẫn sữa trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
Tuy nhiên, theo thời gian các ống dẫn sữa bị cắt đứt trong quá trình phẫu thuật có thể phát triển và các dây thần kinh có thể phục hồi chức năng trở lại để giúp cơ thể sản xuất sữa. Do đó, lượng sữa tạo ra sẽ phụ thuộc vào số lượng ống dẫn sữa, các dây thần kinh hồi phục và một số yếu tố khác ngoài phẫu thuật như hormone.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách mẹ bỉm nên nên áp dụng ngay!
2. Sản phụ làm ngực to có sữa cho con bú không?
Một số phụ nữ có bộ ngực kém phát triển tìm đến việc nâng ngực để cải thiện kích thước. Những người này cơ địa thực chất đã không đủ các mô tuyến sữa nên thường có ngực hình ống, khoảng cách rộng hoặc không đối xứng. (*)
Nếu bạn ở trong trường hợp này thường đã không thể có nhiều sữa trước khi làm ngực rồi. Do đó, bạn có thể cân nhắc các phương pháp kích thích sản xuất sữa, cho con bú sữa công thức hoặc sữa mẹ hiến tặng nhé.
Nâng ngực vẫn cho con bú được nhưng nếu bị tắc tia sữa thì sao? Bạn có thể tìm hiểu thêm 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn cùng với chủ đề nâng ngực có cho con bú được không.
(*) Ngực hình ống là loại ngực có ít mô vú hơn ở phần trên và phần dưới đầy đặn hơn. Điều này tạo ra hình dạng thon dài, giống như hình ống. Hay nói cách khác là ngực nhỏ và ngực bị chảy xệ.
3. Sản phụ nâng ngực cho con bú có bị xệ không?
Nâng ngực cho con bú có bị xệ không? Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp Phẫu thuật Thẩm mỹ thường niên của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) tại San Diego cho biết; việc cho con bú dường như không làm bộ ngực bị chảy xệ ở những phụ nữ đã thực hiện nâng ngực.
Tình trạng ngực chảy xệ thường xảy ra sau khi sinh con là do những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai. Do đó, dù bạn đã làm ngực hay chưa thì việc cho con bú không phải lý do khiến cho bộ ngực biến thành “quả mướp” đâu nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay
Làm gì để tăng sữa mẹ sau khi nâng ngực?
Sau khi tìm hiểu sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; bạn cần làm gì để có thể tăng tiết sữa cho con bú? Dưới đây sẽ là những mẹo giúp bạn có nhiều sữa để nuôi con:
- Thường xuyên cho con bú mẹ: Việc bạn thường xuyên cho con bú sẽ khiến cho bầu ngực luôn trống dẫn đến kích thích tăng tiết sữa nhiều hơn.
- Tăng cường vắt sữa ngoài những lúc cho con bú trực tiếp: Ngoài việc cho con bú, bạn có thể vắt sữa rồi trữ đông để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra liên tục nhé.
- Sử dụng thuốc kích sữa: Bạn có thể gặp bác sĩ để xin tư vấn về các loại thuốc có thể giúp bạn tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn không nên tự mua bất kì loại thuốc nào để tăng tiết sữa được bán ở ngoài thị trường. Bởi vì điều này có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn và con.
Nếu đột ngột bạn bị mất cảm giác căng sữa thì phải làm sao? Bạn có thể tìm hiểu vấn đề này trên MarryBaby cùng với chủ đề phụ nữ cho con bú nâng ngực có được không nhé.
[inline_article id=314685]
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề nâng ngực có cho con bú được không rồi. Phụ nữ đã từng phẫu thuật nâng ngực vẫn có thể cho con bú tuỳ vào từng trường hợp. Nếu không thể cho con bú do vấn đề phẫu thuật ngực; bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp khắc phục tốt nhất nhé.