Giúp bé chiến đấu với ma quỷ
Các bé ở tuổi chập chững tập đi hiếm khi gặp ác mộng, nhưng nếu bé thức dậy giữa đêm vì một giấc mơ đang sợ nào đó, bạn nên vỗ về bé rằng đó chỉ là tưởng tượng thôi. Sau đó, bạn ở lại cho đến khi bé đủ bình tĩnh để ngủ lại. Nếu bé gặp cùng một cơn ác mộng nhiều lần, bạn cần dành thời gian nói chuyện với bé về cơn ác mộng đó vào sáng hôm sau, khi bé không còn phải lo ngại về bóng tối nữa.
Khi bé đã bình tĩnh hơn, bạn có thể giúp bé chiến thắng sự sợ hãi bằng cách gợi ý hướng giải quyết những tình huống bé có thể gặp phải trong mơ. Ví dụ, nếu một người đáng sợ đuổi theo bé, gợi ý bé xua chó đuổi người ấy đi. Còn nếu tâm lý trẻ nhỏ khiến bé tin rằng kẻ xấu có thể bay, đi xuyên qua các bức tường, bạn có thể thuyết phục rằng bé cũng có phép thuật để chống lại.
Trấn an bé với những câu chuyện thần tiên
Kể một câu chuyện có thể là cách tuyệt vời để giải thoát những điều đáng sợ khỏi tâm lý trẻ nhỏ. Ví dụ, khi bé đang co người vì sợ cơn bão ngoài cửa sổ, bạn có thể kể về một nhân vật nhân từ, người tạo ra tia chớp và sấm sét để trừng phạt kẻ xấu chẳng hạn.
Khen ngợi bé
Tận dụng mọi cơ hội có thể để khen ngợi những điều bé làm được cũng là một cách hay để củng cố tâm lý trẻ nhỏ. Không bao giờ trêu chọc hay chế nhạo khi bé sợ vì làm như vậy sẽ càng ám ảnh bé thêm. Bạn cũng có thể giúp tăng sự tự tin bằng cách cho bé làm quen với các thử thách, ví dụ như nghịch nước ở bồn tắm. Dần dần bé sẽ cảm thấy đủ can đảm để đến hồ bơi cùng bạn.
Không đòi hỏi quá nhiều ở bé
Một số cha mẹ yêu cầu con cái phải độc lập trước khi các bé sẵn sàng, nhưng cách đó thường phản tác dụng. Nếu bạn gây sức ép để bé chơi những trò bé sợ tại sân chơi, điều này không tốt cho tâm lý trẻ nhỏ vì chỉ khiến bé cảm thấy xấu hổ về bản thân mình và bé sẽ càng sợ bạn bè cũng như cái cầu tuột. Mỗi bé đều cần được phát triển quyền tự chủ một cách tự nhiên theo tốc độ của riêng bé.
Người lớn cần làm gương cho bé
Tâm lý trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng từ cách cư xử của ba mẹ, ví dụ nếu bạn lo lắng với tiếng động lạ trong đêm, đi lòng vòng xung quanh trong khi bé chơi, tỏ ra quyến luyến mỗi khi chào tạm biệt, hệ quả là mỗi khi đối mặt với một thách thức, bé tin rằng phải có ai đó bên cạnh để bảo vệ bé. Ngược lại, nếu bạn tiếp cận tình huống với sự tự tin và bình tĩnh, bé sẽ dần dần học cách phản ứng giống như vậy.
Nỗi sợ hãi chỉ đáng bận tâm nếu chúng làm bé bất an, gián đoạn giấc ngủ hoặc làm bé không còn tự nhiên chơi đùa như trước. Nếu sự trấn an nhẹ nhàng của bạn không khiến bé bớt lo lắng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.