Ở độ tuổi thanh thiếu niên, con bạn cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi người. Trẻ em từ 12-13 tuổi nên ăn 2 phần trái cây, 5-6 phần rau củ, 3.5 phần sữa, 5-6 phần bánh mì, ngũ cốc, cơm, và 2.5 phần thịt, cá.
Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao, nước tăng lực, trà và cà phê.
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:
Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm
Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.
Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.
Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.
>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo
Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế
Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.
Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.
Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng đồ uống có cồn.
MarryBaby