Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Quá trình sinh nở: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ sớm và tích cực

Gần tới ngày sinh, không ít mẹ bầu ở trong tâm trạng nhấp nhổm lo lắng vì không biết khi nào bé sẽ “đòi ra”. Cùng Marry Baby tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm của quá trình sinh nở nhé.

Quá trình sinh nở của các sản phụ không ai giống nhau. Có người chuyển dạ sớm, người lại trễ. Đôi khi quá trình chuyển dạ kết thúc trong vài giờ. Đa số các giai đoạn chuyển dạ sẽ  thách thức sức chịu đựng về thể chất và tinh thần của người mẹ.

Bạn sẽ không biết các giai đoạn chuyển dạ sẽ diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị bằng cách hiểu rõ hơn một số sự kiện sẽ xảy ra trong quá trình sinh nở.

Quá trình sinh nở (chuyển dạ) là gì?

Chuyển dạ là một chuỗi các cơn co thắt liên tục của tử cung giúp cổ tử cung giãn ra và mỏng đi. Điều này cho phép thai nhi di chuyển qua ống sinh.

Quá trình sinh nở này thường bắt đầu hai tuần trước hoặc sau ngày dự sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác dẫn đến việc chuyển dạ vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học làm rõ.

quá trình sinh nở

Mặc dù các dấu hiệu chuyển dạ có thể khác nhau tùy vào mỗi sản phụ. Nhưng dấu hiệu phổ biến nhất là các cơn co thắt, vỡ túi ối và mất nút nhầy. Quá trình sinh nở thường được chia thành ba giai đoạn: sự giãn nở và bong ra của cổ tử cung, rặn đẻ và sổ nhau thai. Các lựa chọn làm giảm cơn đau trong quá trình sinh nở bao gồm các biện pháp không chuyên dụng, thuốc giảm đau và gây mê.

> Các mẹ cũng có thể muốn biết 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường

Dấu hiệu giai đoạn đầu của các giai đoạn chuyển dạ

Giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh nở xảy ra khi bạn bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên khiến cổ tử cung giãn ra, mềm hơn và mỏng đi. Điều này tạo điều kiện cho em bé di chuyển vào ống sinh. Giai đoạn đầu là giai đoạn dài nhất trong cả quá trình sinh nở.

Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Do đó, không hề dễ để nói chính xác giai đoạn này thường kéo dài bao lâu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn và mức độ đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt.

Với lần đầu sinh con, nếu cổ tử cung của bạn không mỏng đi hoặc giãn ra để sẵn sàng sinh nở, giai đoạn này có thể mất từ 6 đến 12 giờ. Tùy mỗi thai phụ mà nó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu cổ tử cung đã mở rất tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn; thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.

Các giai đoạn chuyển dạ này được chia làm giai đoạn nhỏ hơn bao gồm:

  • Giai đoạn chuyển dạ sớm.
  • Giai đoạn chuyển dạ tích cực.

Giai đoạn chuyển dạ sớm

Trong quá trình chuyển dạ sớm, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra và mỏng đi. Bạn sẽ cảm thấy các cơn co thắt nhẹ, không đều.

Khi cổ tử cung bắt đầu mở, bạn có thể nhận thấy âm đạo tiết dịch trong suốt, màu hồng hoặc hơi có máu. Đây có thể là chất nhầy bịt kín lỗ cổ tử cung khi mang thai.

1. Giai đoạn này kéo dài bao lâu?

Chuyển dạ sớm không thể đoán trước được. Đối với những người lần đầu làm mẹ, độ dài trung bình thay đổi theo từng giờ.

các giai đoạn chuyển dạ
Thực hành bài tập thư giãn trong giai đoạn chuyển dạ tích cực sẽ hữu ích cho các sản phụ

2. Bạn nên làm gì trong giai đoạn này?

Câu trả lời tùy thuộc vào bạn, cũng như tần suất, cường đủa các cơn co thắt. Đối với nhiều mẹ bầu, chuyển dạ sớm không quá khó chịu. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái.

Để thúc đẩy sự thư giãn trong quá trình chuyển dạ sớm, MarryBaby gửi cho các mẹ một vài gợi ý:

  • Đi dạo.
  • Đi tắm hoặc ngâm bồn.
  • Nghe nhạc xoa dịu tinh thần.
  • Thử các kỹ thuật thở hoặc thư giãn được dạy trong lớp tiền sản.
  • Thay đổi vị trí.

Các chuyên viên hỗ trợ y tế, bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn khi nào bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở. Nếu nước ối của bạn bị vỡ hoặc bạn bị chảy máu âm đạo đáng kể, hãy gọi cho bệnh viện ngay lập tức.

Giai đoạn chuyển dạ tích cực

Trong quá trình chuyển dạ tích cực, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra từ 6 cm đến 10 cm. Các cơn co thắt của bạn sẽ trở nên mạnh hơn, dồn dập hơn và đều đặn. Chân của bạn có thể bị chuột rút và bạn có thể cảm thấy buồn nôn. Bạn có thể thấy mình vỡ ối; hoặc cảm thấy áp lực ngày càng tăng ở lưng. Đây là lúc bạn cần đến cơ sở y tế và bệnh viện.

Bạn đừng quá ngạc nhiên khi sự phấn khích ban đầu giảm dần trong quá trình sinh nở vì cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Yêu cầu thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê nếu bạn muốn. Các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ hợp tác với bạn để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho hai mẹ con. Hãy nhớ rằng, bạn là người duy nhất có thể đánh giá nhu cầu giảm đau của chính mình.

1. Giai đoạn này kéo dài bao lâu?

Chuyển dạ tích cực thường kéo dài từ bốn đến tám giờ hoặc hơn. Trung bình, cổ tử cung của bạn sẽ giãn ra với tốc độ khoảng một cm mỗi giờ.

2. Bạn nên làm gì trong giai đoạn này?

Hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các nhân viên y tế, bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn để được khuyến khích, động viên. Hãy thử các kỹ thuật thở và thư giãn để chống lại sự khó chịu ngày càng tăng trong bạn. Bạn cũng có thể sử dụng những gì bạn đã học được hoặc yêu cầu nhóm chăm sóc sức khỏe gợi ý cho bạn.

Trừ khi bạn cần ở một vị trí cụ thể để có thể theo dõi chặt chẽ bạn và em bé, hãy thử những cách sau để thúc đẩy sự thoải mái trong giai đoạn chuyển dạ tích cực:

  • Thay đổi vị trí.
  • Lăn trên một quả bóng cao su lớn (bóng sinh).
  • Tắm vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm.
  • Đi bộ, dừng lại để hít thở sâu.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng giữa các cơn co thắt.

quá trình sinh nở

Tổng kết những mẹo giúp sản phụ trong giai đoạn đầu của các giai đoạn chuyển dạ

Trong giai đoạn này, bạn không nên xem đồng hồ liên tục vì nó có thể làm cho bạn thêm căng thẳng, lo lắng. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để cảm nhận rõ hơn các cơn co thắt đang diễn ra bên trong. Trong hầu hết các trường hợp, khi các cơn co thắt diễn ra một cách rõ ràng và mạnh mẽ; đây chính là lúc bạn cần sẵn sàng sinh con.

Điều quan trọng cần làm khi các cơn co thắt đang diễn ra là bạn nên nghỉ ngơi; vì có thể sẽ còn một ngày hoặc đêm dài phía trước. Nếu bạn mệt mỏi, hãy cố gắng chợp mắt.

Bạn cũng nên uống nhiều nước vì cơ thể sẽ cần nạp nước cho quá trình sinh nở và nhớ đi tiểu thường xuyên; ngay cả khi bạn chưa thấy mắc tiểu. Bàng quang đầy nước có thể sẽ làm cho tử cung của bạn co bóp kém hiệu quả; cũng như chiếm bớt không gian trống gây khó khăn cho quá trình di chuyển xuống phía dưới của thai nhi.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, thử một số bài tập Stages of labouri vận động thư giãn hoặc làm điều gì đó bạn cảm thấy thoải mái để đánh lạc hướng bản thân một chút như xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách.