Khi bị hăm tã, nếu mẹ không phát hiện sớm, bé sẽ bị đau rát kéo dài, hay khóc đêm. Mất ngủ, biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng là hệ quả của chứng bệnh này. Vì vậy, mẹ cần hiểu biết rõ ràng về hăm tã để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu. Cùng MarryBaby lắng nghe bác sĩ Nguyễn Thị Thanh – trưởng khoa dịch vụ I, bệnh viện Nhi đồng 2 – chia sẻ về hăm tã và cách phòng hiệu quả nhé.
1/ Thời điểm nào thích hợp để quan tâm đến bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ?
-Bệnh hăm tã thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thường khi trẻ đã bị hăm mẹ mới quan tâm đến. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần chú ý đừng để khi bé bị rồi mới chữa, quan trọng là “phòng hơn chữa”.
2/ Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ
-Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân,nước tiểu, độ ẩm cao, sự cọ xát của tã giấy….
3/ Hăm tã có gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bé?
-Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không quan tâm chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé. Khi bị hăm tã nặng, bé bị đau rát kéo dài, bé hay khóc đêm. Mất ngủ, bé biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tới lúc này thì chuyện tưởng nhỏ sẽ thành chuyện lớn, nên không thể lơ là được.
4/ Biện pháp giúp chống hăm hiệu quả nhất
-Vì làn da nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng nên biện pháp quan trọng nhất chính là tạo “lớp màng ngăn cách”, bảo vệ làn da bé. Mẹ có thể bôi thuốc chống hăm sau mỗi lần thay tã để tạo lớp màng bảo vệ này.
5/ Thuốc chống hăm lý tưởng
-Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống hăm: dạng bột, dạng dung dịch, dạng kem, dạng mỡ… Trong đó dạng mỡ đã được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây kích ứng. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.
[inline_article id=40074]
Để chọn ra loại thuốc chống hăm tốt nhất, mẹ nên chọn loại đáp ứng được tất cả các “tiêu chuẩn vàng” dưới đây:
-Phải là thuốc bôi dạng mỡ.
-Có thành phần hoàn toàn tự nhiên, chứa Lanolin chiết xuất từ mỡ cừu, tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả.
-Ngoài khả năng bảo vệ từ bên ngoài còn có khả năng chữa lành từ bên trong. Chất Dexpathenol (tiền vitamin B5) có trong thuốc mỡ sẽ giúp chữa lành các sang thương da nhanh chóng.
-Không ngăn cản quá trình ‘thở’ của da bé: thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu có cấu tạo gần gũi với chất bã nhờn của người nên không ngăn cản quá trình “thở” của da bé.
-Dễ sử dụng, dễ chùi rửa, không gây trầy xước da bé.
-Không chất tạo màu, tạo mùi, không gây kích ứng.