1/ Thời điểm bé đạp trong bụng mẹ?
Một số phụ nữ có thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào tháng thứ 4. Tuy nhiên, nếu không cảm nhận được, mẹ cũng đừng qúa lo lắng nhé! Đa số mọi người sẽ cảm thấy cú đạp của bé vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Sang tháng thứ sáu, bé sẽ thuờng xuyên “tung chưởng” vào bụng mẹ hơn nữa. Và đến những tháng cuối thai kỳ, bạn gần như cảm thấy sự chuyển động của bé mọi lúc mọi nơi, thậm chí trong lúc mẹ đang ngon giấc.
2/ Chuyển động khi bé đạp trong bụng mẹ như thế nào?
Chị Liên ( 27 tuổi, Đồng Nai) chia sẻ: “Mình cảm thấy tiếng con đạp như tiếng bắp rang nổ trong lò vậy đó. Thật thú vị!”. Trong khi đó, chị Hoài Thương (26 tuổi, TP.HCM) thì lại thấy bé đạp như một chú mèo con nhỏ. Một ông bố ở Bình Dương lại cảm thấy cú đạp của con mình như sự chuyển động của đàn bướm vậy.
Trong từng giai đoạn của thai kỳ, cú đạp của bé sẽ có độ mạnh, nhẹ và nhịp điệu khác nhau. Cảm nhận của từng người mẹ cũng sẽ khác nhau.
– Tam cá nguyệt thứ hai: Đa số các bé sẽ đạp lần đầu tiên trong giai đoạn này. Cú đạp của bé lúc này thường rất nhẹ, mẹ phải chú ý lắm mới không bỏ lỡ.
[inline_article id=34662]
– Tháng thứ 7: Lúc này, bé không chỉ đạp mà còn lộn nhào trong bụng bạn nữa. Mẹ có thể cảm thấy bé mỗi ngày, thậm chí có bé đạp đến 10 lần mỗi giờ.
– Tháng thứ 8: Đến tháng thứ 8, đôi khi những chuyển động của bé sẽ làm mẹ khó chịu. Nếu để ý kỹ, mẹ có thể thấy những chuyển động của con tuân theo một quy luật nhất định: lúc bé ngủ và lúc thức dậy. Cú đá của bé từ giờ sẽ không sắc nét nữa mà gần như là bé đang lăn qua lăn lại trong bụng.
– Tháng thứ 9: Tại thời điểm này, bé di chuyển nhiều hơn hẳn. Thật khó để kiếm một vị trí thoải mái mà bạn không cảm thấy con “lên gối” trong bụng mình. Chú ý đến hoạt động của con và báo cho bác sĩ nếu có gì bất thường.
3/ Bé có thường xuyên “tung chưởng”?
Nhiều mẹ cảm thấy có lúc con di chuyển đến 30 lần một ngày, trong khi lúc ngủ thì ít hơn hẳn. Thời gian chuyển động nhiều nhất trong ngày của bé chủ yếu vào ban đêm, ngay khi bạn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Thai nhi có phản ứng với âm thanh và những vuốt ve. Be sẽ trở nên năng động hơn nếu bạn nói chuyện, vận động hay cho bé nghe nhạc.
[inline_article id=4669]
4/ Tại sao phải chú ý đến những chuyển động của bé?
Những chuyển động của thai nhi là một dấu hiệu thông báo rằng mọi chuyện bên trong đang diễn ra rất tốt đẹp. Mẹ sẽ yên tâm hơn nếu biết con yêu đang khỏe mạnh đúng không nào? Dựa trên những lần đạp của con, mẹ cũng có thể lập ra một biểu đồ theo dõi lúc nào bé ngủ và thức. Và nếu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, mẹ có thể điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình cho phù hợp.
5/ Làm gì khi không thấy bé đạp?
Trung bình, bé thường đạp 10 lần trong mỗi giờ. Trong lúc ngủ, bé có thể ít chuyển động hơn một chút. Mẹ có thể đánh thức bé với một ít nước và cảm nhận sự chuyển động. Nếu không cảm thấy sự chuyển động của bé trong vòng 1 giờ sau khi thử, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tim thai và siêu âm để chắc chắc mọi chuyện vẫn ổn.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby